Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu:

- HS biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sau chữ số.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số.

- HS hứng thú trong học tập.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở trang 8SGK, phiếu BT1b, BT2.

2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Khởi động: ( 5' )

- GV tổ chức cho HS thi làm nhanh BT2 ( d, c ) của tiết trước.

- GV nhận xét, sửa sai.

- Giới thiệu trực tiếp vào bài.

II. Phát triển bài: ( 32' )

1. Số có sáu chữ số.

a. Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn

- Nêu mối quan hệ của các hàng liền kề?

b. Hàng trăm nghìn.

- GV giới thiệu:

10 chục nghìn = 1 trăm nghìn

+ Số 100000 có mấy chữ số ?

- Y/c hs viết số 1 trăm nghìn.

- GV chốt lại: 1 trăm nghìn viết là 100000

b. Giới thiệu số có sáu chữ số:

- Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số.

Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị

 1

 100 1

100000 100 1

100000 10000 100 1

100000 10000 1000 100 1

100000 10000 1000 100 10 1

4 3 2 5 1 6

* Giới thiệu số 432516

+ Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một nghìn.

- Cho hs phân tích số 432516.

+ Có mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?

* Giowis thiệu cách viết số 432516

- Yêu cầu hs dựa vào cách viết số có năm chữ số, viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.

+ Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu ?

- GV chốt lại: Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.

* GT cách đọc số 432516

- Hướng dẫnHS cách đọc số.

- Yêu cầu HS so sánh cách đọc hai số:

432 516 và 32516 ?

- Yêu cầu HS đọc một vài cặp số: 173934; 502386; 475289; .

2. Luyện tập, thực hành

Bài 1: Viết theo mẫu.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn HS làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.

- GV nx, sửa sai.

Bài 2: Viết theo mẫu

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV phát phiếu BT cho HS và yêu cầu HS thảo luận làm bài vào phiếu theo cặp.

- Quan sát, giúp đỡ các cặp.

- Mời đại diện các cặp báo cáo

- GV nhận xét, sửa sai.

Bài 3: Đọc các số.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV viết các số lên bảng và y/c HS đọc.

96 315; 796315; 106315; 106827

- GV nhận xét,sửa sai, khen ngợi.

Bài 4: Viết các số.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Đề bài yêu cầu em làm gì ?

- Yêu cầu 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

- GV nhận xét, sửa sai.

III. Kết thúc: ( 3' )

- Cho HS đọc các số sau: 987 265, 846 321; 671508; .

- Nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập

- Hát.

- 2HS lên bảng thi.

b, 168 – m x 5 với m = 9.

 Nếu m = 9 thì 168 - m x 5

 = 168 - 9 x 5 = 143

c, 37 x ( 18 : y ) với y = 9

 Nếu y = 9 thì 37 x ( 18 : y )

 = 37 x ( 18 : 9 ) = 74

- HS nhận xét.

- HS nêu:

 10 đơn vị = 1 chục.

 10 chục = 1 trăm.

 10 trăm = 1 nghìn

 10 nghìn = 1 chục nghìn

- 4 – 5 HS nhắc lại.

- Số 100000 có sáu chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1

- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.

- HS nêu nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS phân tích số.

+ Số 432516 có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị

- HS viết vào nháp, 1 HS viết vào bảng.

+ Viết từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp.

- HS đọc số.

- HS so sánh: cách đọc khác nhau ở phần nghìn.

- HS đọc nối tiếp.

- 2HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào nháp.

- 1 HS làm bảng lớp.

Trăm

nghìn Chục

nghìn Nghìn Trăm Chục ĐV

5

4

6

7

2

5

- Viết số : 546 725

- Đọc số: Năm trăm bốn mươi sáu nghìn bảy trăm hai mươi lăm.

- HS các cặp nx.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS nhận phiếu, thảo luận làm bài.

- Đại diện các cặp báo cáo kết quả:

Viết số Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục ĐV Đọc số

425671 4 2 5 6 7 1 .

369815 3 6 9 8 1 5 .

579623 5 7 9 6 2 3 .

786612 7 8 6 6 1 2 .

- HS các cặp nhận xét.

- 2HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS đọc nối tiếp

+ Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm

+ Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.

+ Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.

+ Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.

- HS nhận xét.

- 2HS đọc yêu cầu bài tập.

- Đề bài yêu cầu viết các số.

- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

a. 63115. b. 723936.

- HS nhận xét.

- HS lần lượt đọc.

- Lắng nghe.

 

doc 65 trang cuckoo782 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
( Từ ngày 10/9/2018 đến ngày 14/9/2018)
Ngày giảng: 10 - 9 - 2018 Thứ hai
TIẾT 1: CHÀO CỜ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TIẾP THEO )
A. Mục tiêu:
- Có giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Biết chọn danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
- GDHS có ý thức chăm chỉ trong giờ học và biết giúp đỡ người khác.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ viết sẵn nd bài, phiếu câu hỏi.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động: ( 5' )
- Tổ chức chơi trò chơi “ Chiếc hộp bí mật ”: Nêu nội dung bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ?
- GV nhận xét.
- Dùng tranh minh họa giới thiệu bài mới : Ở giờ trước các em đã tìm hiểu tiết 1 của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu tiết 2 của bài. 
II. Phát triển bài: ( 32' )
1. Luyện đọc.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn .
- GV sửa sai kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài.
- Tạo nhóm 4 “ Kết bạn ”
- Yêu cầu hs thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
+ Dế Mèn đã làm như thế nào để bọn nhện phải sợ ?
+ Dế Mèn đã nói như thế nào với bọn Nhện để chúng nhận ra lẽ phải ?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế, bọn nhện đã hành động như thế nào ?
+ Chúng ta có thể tặng cho Dế các danh hiệu nào ?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- GV nhận xét, chốt lại: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
3. Luyện đọc đúng giọng.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc đúng giọng .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc đúng giọng trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương hs đọc tốt.
III. Kết thúc: ( 3' )
+ Qua bài học này em học được gì ở Dế Mèn ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS vn học bài và chuẩn bị trước bài: Truyện cổ nước mình..
- HS chơi trò chơi, đọc bài và trả lời.
+ Câu chuyện nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của DM – giúp đỡ chị Nhà Trò.
- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1HS đọc
- Bài chia làm 3 đoạn 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS sửa lỗi phát âm và lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS nghe.
- HS chia nhóm.
- HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
+ Chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong khe đá với dáng vẻ rất hung dữ.
+ DM chủ động hỏi lời lẽ rất oai, giọng thách thức. Khi thấy chúa Nhện DM quay phắt lưng, phóng càng đập phanh phách.
+ Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện nhận ra hành động sai trái của chúng, ...
+ Chúng sợ hãi, cùng rạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
+ HS chọn, phong tặng danh hiệu cho Dế: Dũng sĩ, hiệp sĩ, ....
+ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối.
- HS các nhóm nx.
- 2 – 3 HS nhắc lại nội dung bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe
- HS luyện đọc đúng giọng.
- HS thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn.
+ Em học được ở Dế Mèn tính hào hiệp trượng nghĩa, sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu.
- Lắng nghe.
TIẾT 3: TIN HỌC
GV BỘ MÔN SOẠN - GIẢNG
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
A. Mục tiêu:
- HS biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sau chữ số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số.
- HS hứng thú trong học tập.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở trang 8SGK, phiếu BT1b, BT2. 
2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động: ( 5' )
- GV tổ chức cho HS thi làm nhanh BT2 ( d, c ) của tiết trước.
- GV nhận xét, sửa sai. 
- Giới thiệu trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32' )
1. Số có sáu chữ số. 
a. Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn
- Nêu mối quan hệ của các hàng liền kề?
b. Hàng trăm nghìn.
- GV giới thiệu: 
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
+ Số 100000 có mấy chữ số ?
- Y/c hs viết số 1 trăm nghìn.
- GV chốt lại: 1 trăm nghìn viết là 100000
b. Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số.
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1
100
1
100000
100
1
100000
10000
100
1
100000
10000
1000
100
1
100000
10000
1000
100
10
1
4
3
2
5
1
6
* Giới thiệu số 432516
+ Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một nghìn.
- Cho hs phân tích số 432516.
+ Có mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
* Giowis thiệu cách viết số 432516
- Yêu cầu hs dựa vào cách viết số có năm chữ số, viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
+ Khi viết số này ta bắt đầu từ đâu ? 
- GV chốt lại: Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
* GT cách đọc số 432516
- Hướng dẫnHS cách đọc số.
- Yêu cầu HS so sánh cách đọc hai số: 
432 516 và 32516 ?
- Yêu cầu HS đọc một vài cặp số: 173934; 502386; 475289; .....
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
- GV nx, sửa sai.
Bài 2: Viết theo mẫu
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV phát phiếu BT cho HS và yêu cầu HS thảo luận làm bài vào phiếu theo cặp.
- Quan sát, giúp đỡ các cặp.
- Mời đại diện các cặp báo cáo
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Đọc các số.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV viết các số lên bảng và y/c HS đọc.
96 315; 796315; 106315; 106827
- GV nhận xét,sửa sai, khen ngợi.
Bài 4: Viết các số.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đề bài yêu cầu em làm gì ?
- Yêu cầu 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
III. Kết thúc: ( 3' )
- Cho HS đọc các số sau: 987 265, 846 321; 671508; ....
- Nhận xét giờ học.
- Về học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát.
- 2HS lên bảng thi.
b, 168 – m x 5 với m = 9. 
 Nếu m = 9 thì 168 - m x 5 
 = 168 - 9 x 5 = 143
c, 37 x ( 18 : y ) với y = 9
 Nếu y = 9 thì 37 x ( 18 : y ) 
 = 37 x ( 18 : 9 ) = 74
- HS nhận xét.
- HS nêu: 
 10 đơn vị = 1 chục.
 10 chục = 1 trăm.
 10 trăm = 1 nghìn
 10 nghìn = 1 chục nghìn
- 4 – 5 HS nhắc lại.
- Số 100000 có sáu chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- HS nêu nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS phân tích số.
+ Số 432516 có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị
- HS viết vào nháp, 1 HS viết vào bảng.
+ Viết từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp.
- HS đọc số.
- HS so sánh: cách đọc khác nhau ở phần nghìn.
- HS đọc nối tiếp. 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào nháp.
- 1 HS làm bảng lớp.
Trăm
nghìn
Chục 
nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
ĐV
5
4
6
7
2
5
- Viết số : 546 725
- Đọc số: Năm trăm bốn mươi sáu nghìn bảy trăm hai mươi lăm.
- HS các cặp nx.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS nhận phiếu, thảo luận làm bài.
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả:
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
ĐV
Đọc số
425671
4
2
5
6
7
1
....
369815
3
6
9
8
1
5
....
579623
5
7
9
6
2
3
....
786612
7
8
6
6
1
2
....
- HS các cặp nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc nối tiếp
+ Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
+ Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.
- HS nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đề bài yêu cầu viết các số.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a. 63115. b. 723936. 
- HS nhận xét. 
- HS lần lượt đọc.
- Lắng nghe.
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: LỊCH SỬ
TIẾT 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( TIẾP THEO)
A. Mục tiêu:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọ tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịc sử hay địa lí trên bản đồ.
- Đọc được bản đồ ở mức độ đơn giản: Nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ, dựa vào kí hiệu màu phân bệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, biển.
- HS thích khám phá môn học.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính Việt Nam.
2. HS: SGK, vở, bút, 
C. Các hoạt động dạy và học: 
I. Khởi động: ( 5’ ) 
- Thế nào là bản đồ ? 
- Nhận xét, đánh giá.
- GT trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32’ )
1. Cách sử dụng bản đồ
- GV treo một số loại bản đồ lên bảng.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
- Đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí (H3 ở tiết trước -)
- Chỉ trên đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia ?
- Khi sử dụng bản đồ thực hiện theo mấy bước ? đó là những bước nào?
- GV chốt lại: Muốn sử dụng bản đồ, ta phải đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
2. Bài tập
a, Lược đồ trận BĐ năm 938.
- Yêu cầu hs quan sát hình,Hướng dẫn hs quan sát 
- Nêu tên của lược đồ ?
- Y/c hs trao đổi theo cặp, hoàn thiện bảng trong phiếu bài tập.
- GV nx, tuyên dương các cặp.
b, Bản đồ các sông chính VN.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- Cho hs nêu tên bản đồ.
- Hướng dẫn HS quan sát.
- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 4 yêu cầu trong sgk trang 10.
+ Kể tên các nước láng giềng, biển, đảo quần đảo của VN ?
+ Kể tên một số con sông thể hiện trên bản đồ ?
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương hs.
III. Kết thúc: (3’ )
- Em sống ở tỉnh nào ? Tìm vị trí tỉnh của em trên bản đồ ?
- Về nhà tập xem bản đồ và chuẩn bị bài sau: Nước Văn Lang – Tr 11.
- Hát.
+ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- HS quan sát.
- Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vặc và những thông tin chủ yếu của khu vực đó. 
- Một số HS đọc.
- HS xác định đường biên giới đất liền.
+ Đường biên giới được kí hiệu bằng các gạch nối: | | . | | . | |
- Thực hiện theo 3 bước:
+ Đọc tên bản đồ.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
+ Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
- HS quan sát lược đồ.
- Lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
- HS thực hiện, báo cáo kết quả.
Đối tượng LS
Kí hiệu thể hiện
Quân ta mai phục
Quân ta tấn công
Quân địch tháo chạy
 4
- Cặp khác nhận xét, bổ sung.
- Bản đồ các sông chính VN
- HS thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày
+ Tỉ lệ bản đồ là 1 : 9000000
+ 
Đối tượng LS
Kí hiệu thể hiện
Đường biên giới
Sông
Thủ đô
 | | . | | . | |
+ Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc.
+ Biển Đông, đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc, ... qđ Hoàng Sa, qđ Trường Sa.
+ Sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, ....
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS thực hiện.
TIẾT 2: KHOA HỌC
TIẾT 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
A. Mục tiêu:
- Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Biết được nếu 1 trong các cơ quan đó ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
- HS có kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện kĩ năng tư duy.
- HS có ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
B. Chuẩn bị: 
- Hình sgk – 10,11. Phiếu học tập.
- SGK, vở, .... 
C. Hoạt động dạy và học:
I. Khởi động: ( 5’ ) 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật ” : Trong QT sống con người lấy gì từ MT và thải ra MT những gì ?
- Nhận xét.
- GT trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32’ )
1. Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người. 
* Mục tiêu: xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người .
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể .
* Cách tiến hành: 
- Y/c hs quan sát hình trang 8.
Bước 1: Phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu hs hoàn thiện phiếu bài. 
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp.
- GV mời các nhóm trình bày. 
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu biểu hiện bên ngoài của qt trao đổi chất giữa cơ thể và MT?
+ Kể tên các cơ quan t/h quá trình trao đổi chất ?
+ Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong qt trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể ?
- Kết luận: Các cơ quan thực hiện qt TĐC là tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Mỗi cơ quan có một chức năng riêng.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất ở người 
* Mục tiêu: trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi ở bên trong cơ thể với môi trường và ngược lại 
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Ghép chữ vào chỗ ..... trong sơ đồ ”
Bước 1: Phát cho các nhóm 1 bộ đồ chơi.
- GV phổ biến luật chơi. 
Bước 2 : Trình bày sản phẩm. 
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét chung, TD các nhóm.
Kết luận chung : Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diến ra bên trong cơ thể được thực hiện . 
Nếu một trong các ccơ quan hô hấp , tuần hoàn , bài tiết , tiêu hóa ngừng hoạt động sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết. 
III. Kết thúc: ( 3’ )
- Cho hs đọc nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. VT của chất bột.
- HS chơi trò chơi, trả lời câu hỏi:
+ Trong QT sống con người lấy từ MT nước, không khí, thức ăn, ánh sáng, ... và thải ra MT những chất thừ, chất cặn bã.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát.
- HS nhận phiếu, thảo luận theo nhóm.
- ĐD các nhóm trình bày.
Lấy vào
Tên cq trực tiếp t/h qt TĐC
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hóa
Phân
Khí ô-xi
Hô hấp
Khí cac-bô-ních
Bài tiết nước tiểu
Nước tiểu
Da
Mồ hôi
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Trao đổi thức ăn, trao đổi khí, bài tiết,
- Hô hấp, tiêu hóa, bài tiết.
- Máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem thải ra các chất thải, chất độc hại
- Nhóm khác nhận xét, bs.
- HS chơi trò chơi.
- HS nhận bộ đồ chơi.
- ĐD nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc
TIẾT 3: THỂ DỤC
GV BỘ MÔN SOẠN - GIẢNG
Ngày giảng: 11 - 9 - 2018 Thứ ba
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
TIẾT 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
A. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc đúng giọng một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. Hiểu ND bài: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc đúng giọng.
- Tự hào về truyền thống của dân tộc, có ý thức tôn trọng và giữ gìn.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn nd bài.
2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động: ( 5' ) 
- Em hãy đọc Thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và cho biết nd bài nói lên điều gì ?
- GV nhận xét.
- GT trực tiếp vào bài. 
II. Phát triển bài: ( 32’ )
1. Luyện đọc 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Bài này được chia làm mấy đoạn ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp và thi đọc giữa các cặp
- GV nhận xét chung.
- GV đọc toàn bài.
2. Tìm hiểu bài 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi: 
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến những câu chuyện cổ nào ?
+ Em hiểu “ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào ?
+ Ngoài ra em còn biết câu chuyện nào nói về lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? 
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
+ ND bài thơ nói lên điều gì ?
- GV chốt lại nội dung bài: Bài thơ ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
3. Đọc đúng giọng và HTL bài thơ.
- Cho HS đọc bài thơ.
- HDHS luyện đọc đúng giọng 2 khổ thơ cuối bài.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp đôi
- Tổ chức cho HS thi đọc đúng giọng.
- GV nhận xét .
- Hướng dẫn hs đọc thuộc lòng.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài và toàn bài thơ.
- Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét.
III. Kết thúc: ( 3' )
- Bài thơ khuyên nhủ chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học TL bài thơ và chuẩn bị trước bài: Thư thăm bạn.
- Hát.
- 1 – 2 HS:
+ Bài thơ nói lên tình yêu thương sâu sắc và lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1HS khá đọc toàn bài
- Bài này được chia làm 5 đoạn.
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS sửa lỗi.
- HS luyện đọc theo cặp và thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Truyện cổ rất nhân hậu, có ý nghĩa sâu xa.
 Truyện cổ đề cao phẩm chất tốt đẹp của cha ông ta.
 Truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta.
+ Tấm Cám, Đẽo cầy giữa đường, ....
+ Ông cha ta trải qua bao nắng mưa, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu.
+ Bông cúc trắng, Nàng tiên ốc, Trầu cau, Sự tích bánh trưng bánh giầy, Sự tích hồ Ba Bể, ......
+ Hai dòng thơ cuối bài là lời ông cha ta căn dặn con cháu: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin.
+ Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- Các nhóm nx.
- 2HS nhắc lại nội dung bài.
- 1HS đọc.
- HS đọc bài theo cặp đôi.
- Các cặp cử đại diện thi đọc.
- Lớp nhận xét bình chọn người đọc hay nhất.
- 3HS thi đọc thuộc lũng trước lớp.
- HS học thuộc lòng.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Lớp theo dõi.
- Chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, .....
- Lắng nghe.
TIẾT 2: TOÁN
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- HS viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc viết các số có đến 6 chữ số cho HS.
- GDHS có ý thức chăm chỉ học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Thẻ số cho trò chơi, phiếu BT kẻ sẵn BT1, bảng nhóm.
2. HS: SGK, vở, bút, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động: ( 5' )
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Là ai?”
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV dẫn dắt vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32' )
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GVHD HS làm bài.
- GV phát phiếu BT cho HS và yêu cầu HS thảo luận làm bài theo cặp vào phiếu.
- Mời đại diện các cặp báo cáo
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc các số:
a. Đọc số : 2453 ; 65243 ; 762543 ; 53620.
b. Xác định giá trị của chữ số 5 trong các số trên.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết các số sau:
- Đề bài yêu cầu em làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm 4.
- GV nhận xét, tuyên dương , khuyến khích hs.
III. Kết thúc: ( 3' )
- GV yêu cầu HS lên bảng viết các số sau ( GV đọc ): 783 463, 988 671.
- Nhận xét gời học.
- VN ôn bài, chuẩn bị bài: Hàng và lớp
- HS chơi trò chơi: 1 HS đọc số, HS nào có thẻ số giống số bạn đọc giơ thẻ số ra.
- HS nx.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhận phiếu, thảo luận làm bài theo cặp vào phiếu.
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả:
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
653267
6
5
3
2
6
7
....
425301
4
2
5
3
0
1
....
728309
7
2
8
3
0
9
....
425736
4
2
5
7
3
6
....
- HS các cặp nhận xét
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt đọc các số: Hai nghìn bốn trăm năm ba; sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba, bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba; năm ba nghìn sáu trăm hai mươi.
+ Số 5 trong số 2453có GT là 50; Số 5 trong số 65243 có GT là 5000; Số 5 trong số 762543 có GT là 500; Số 5 trong số 53620 có GT là 50000.
- HS nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đề bài yêu cầu viết các số.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 4300; 24316; 24301
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng nhóm.
a. 300 000; 400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000
b. 350000; 360000; 37000 ; 380000; 390000; 400000.
- Các nhóm nhận xét, chọn nhóm làm đúng và nhanh nhất.
- 2HS lên bảng viết các số mà GV yêu cầu.
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
A. Mục tiêu:
- Biết thêm 1 số từ ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân; nắm được cách dùng mội số từ có tiếng " nhân " theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
- Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp của HS.
- GDHS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ, phiếu BT.
2. HS: SGK, vở, bút, ....
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động: ( 5' )
- Tìm tiếng có vần giống nhau trong câu: “ Cây gì mang dáng quê hương
 Thân chia từng đốt rợp đường em đi 
 Mần non dành tặng thiếu nhi
 Gắn vào huy hiệu, em ghi tạc lòng ”.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32' )
Bài 1: Tìm các từ ngữ 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu em làm gì ?
- HDHS làm bài
- Tổ chức cho HS làm bài vào phiếu bài tập theo nhóm 4.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- Hát. 
- 1 – 2 HS:
+ mang – dáng; hương – đường.
- HS nhận xét, bổ xung.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu tìm các từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống. 
- HS lắng nghe.
- HS nhận phiếu, thảo luận, làm bài, sau đó cử đại diện trình bày:
Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
M : lòng thương người, lòng nhân ái, nhân hậu, tình thương mến, tha thứ, độ lượng, ...
Độc ác, hung dữ, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, hung ác, ....
Cưu mang, chăm sóc, cứu giúp, bênh vực, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, hỗ trợ, ủng hộ.
ức hiếp, ăn hiếp, hắt hủi, bắ nạt, hành hạ, đánh đập, .....
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương các nhóm.
Bài 2: 
- Gọi 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài
- Tổ chức cho HS thảo luận, làm bài theo cặp đôi. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
a) Nhân dân, công nhân, nhân loại. nhân tài.
b) Nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân hậu.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu em làm gì ?
- HDHS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, sửa sai.
III. Kết thúc: ( 3' )
- Gọi HS đặt câu với các từ nhân hậu, nhân đức.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài : Dấu hai chấm.
- HS các nhóm nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
a. Tiếng Nhân có nghĩa là người : Nhân dân, công nhân, nhân loại. nhân tài.
b. Tiếng Nhân có nghĩa là lòng thương người : Nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân hậu.
- HS các cặp nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- BT yêu cầu đặt câu với một từ ở BT 2.
- Lắng nghe.
- HS làm vở. Sau đó nêu câu mình đặt trước lớp. 
+ Mẹ em rất nhân hậu.
+ Chú Hai là công nhân nhà máy dệt.
- HS nhận xét.
- 2HS đặt câu với các từ nhân hậu, nhân đức.
- Lắng nghe
TIẾT 4: ĐỊA LÍ
TIẾT 2: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Chỉ được dấy HLS trên bản đồ tự nhiên VN. Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức dộ đơn giản.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh dãy HLS.
2. HS: SGK, vở, ....
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động: ( 5’ )
- Nơi em sống thuộc tỉnh nào? Tìm vị trí nơi em sống trên bản đồ ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài.
II. Phát triển bài: ( 32’ )
1. Hoàng Liên Sơn – Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam:
- Giới thiệu trên bản đồ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn ở H1 sgk.
- Y/c hs trao đổi theo cặp các câu hỏi:
- Kể tên các dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta. Trong đó dãy núi nào là dài nhất?
- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
- Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Yêu cầu xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và mô tả dãy Hoàng Liên Sơn.
- Xác định vị trí đỉnh Phan - xi - păng và cho biết độ cao của nó ?
- Tại sao Phan - xi - păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
- GV chốt lại: HLS là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
2. Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn.
- Tạo nhóm 4 ( điểm số )
- Yêu cầu hs dựa vào hiểu biết và thông tin sgk, thảo luận các câu hỏi theo cặp.
- Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
- Xác định vị trí của Sa Pa trên bản đồ.
- So sánh nhiệt độ của SP vào T1 và T7?
- Kết luận: Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
III. Kết thúc: (2)
- Em có nhận xét gì về địa hình và khí hậu tại địa phương em ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Hát 
- Em sống ở tỉnh Lào Cai.
- HS chỉ vị trí Lào Cai trên bản đồ.
- Nhận xét.
- HS quan sát bản đồ.
- HS xác định.
- HS thảo luận, trả lời.
- Dãy HLS, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, Đông Triều. Dãy HLS là dãy núi dài nhất.
- Dãy HLS nằm ở giữa ngăn cách sông Hồng và sông Đà.
- Đỉnh cao, sườn dốc, thung lũng dài và hẹp.
- HS xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và mô tả dãy núi.
- HS xác định vị trí đỉnh Phan xi păng.
đỉnh Phan – xi – păng cao 1400m so với mực nước biển.
- Vì đây là đỉnh núi cao nhất nước ta.
- Các cặp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS tạo nhóm.
- HS thảo luận.
- ĐD cặp trả lời.
- Khí hậu lạnh quanh năm. 
- 4 – 5 HS xác định trên bản đồ.
- Tháng 1 nhiệt đó thấp- lạnh; T7 nhiệt độ ở mức trung bình – mát mẻ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Có nhiều núi cao, khí hậu trong lành, mát mẻ.
- Lắng nghe.
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: KHOA HỌC
TIẾT 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG.
A. Mục tiêu:
- Biết một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
- Kể tên được những thức ăn chứa chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn.
- HS hứng thú với môn học.
- THMT ( bộ phận ): Mối quan hệ giữa con người với MT, con người lấy thức ăn từ môt trường.
B. Chuẩn bị: 
- Hình sgk – 10,11. Phiếu học tập, bảng phụ.
- SGK, vở, các loại thực phẩm ( rau, đỗ, bí, ...) 
C. Hoạt động dạy và học:
I. Khởi động: ( 5' )
- Kể tên các co quan tham gia vào qt TĐC ở người ?
- Nhận xét.
- GĐ em thường sử dụng những loại thức ăn gì ?
- GV dẫn dắt vào bài.
II. Phát triển bài : ( 32' )
1. Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn 
* Mục tiêu: HS biết sắp xếp thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc đv hoặc tv.Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp.
+ Nói tên các thức ăn nước uống thường dùng hàng ngày.
+ Quan sát hình trong trang 10 hoàn thành bảng trong phiếu BT.
- GV nhận xét, kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn bằng cách:
+ Phân loại theo nguồn gốc đó là đv hay tv.
+ Phân loại theo lượng các chất DD có trong thức ăn,có thể chia thành 4 nhóm:
 Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột đường. 
 Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm 
 Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
 Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta - min . 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
* Mục tiêu : Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu quan sát H 11sgk, trao đổi theo nhóm 4.
- Nêu tên những loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình.
- Nêu vai trò của chất bột đường?
- GV nhận xét, kết luận: Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể .
3. Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thựcvật
* Cách tiến hành: 
- Tạo nhóm mới ( điểm số )
- GV phát phiếu cho các nhóm, hướng dẫn hs làm bài.
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- GV chốt lại: Các thức ăn chứa nhiều bột đường có nguồn gốc từ thực vật.
III. Kết thúc: ( 3’)
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ MT ?
- VN ôn bài, chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm, chất béo – Tr 12.
- Hát.
- Cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình TĐC ở người là: cq tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp.
- Cơm, rau, đậu, thịt, trứng, cá,..... 
- HS thảo luận, trả lời.
- Cơm, thịt, rau, sữa, .....
Tên thức ăn, đồ uống.
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
X
Đậu cô ve
X
Bí đao
X
Lạc
X
Thịt gà
X
Sữa
X
Cam
X
Cá
X
Cơm
X
- Các cặp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình vẽ sgk, thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình: Gạo, ngô, khoai lang, bánh mì, ... 
- Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Nhận xét, bổ sung
- 3 - 4 HS nhắc lại.
- HS tạo nhóm.
- HS trao đổi, hoàn thành phiếu học tập.
- ĐD nhóm trình bày.
Thứ tự
Tên thức ăn chứa chất bđ
Từ loại cây nào ?
1
Gạo
Cây lúa
2
Ngô
Cây ngô
3
 Báng quy
Cây lúa mì
4
Mì sợi
Cây lúa mì
....
......
......
- Nhận xét.
- Tích cực trông cây xanh, không sử dụng thuốc trừ sâu, ....
TIẾT 2: LUYỆN TẬP TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sau chữ số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số.
- HS hứng thú trong học tập.
B. Nội dung:
Bài 1:
a. Đọc số : 64582;2453 ; 65243 ; 762543 ; 53620.
b. Xác định giá trị của chữ số 2 trong các số trên.
Bài 2: 
a. Viết các số sau:
Hai mươi ba nghìn năm trăm bảy mươi mốt.
Tám mươi chin nghìn sáu trăm.
Năm mươi nghìn không trăm linh một.
Ba mươi nghìn ba trăm linh ba.
b. Phân tích thành phần cấu tạo các số trên theo mẫu:
 Mẫu: 23.571=20.000+3000+500+70+1
Bài 3: 
Một sợi dây dài 24600 mét, người ta cắt thành các đoạn dây bằng nhau, mỗi đoạn dài 2 mét. Hỏi người ta sẽ cắt được bao nhiêu đoạn dây? 
TIẾT 3: KĨ THUẬT 
TIẾT 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU.
A. Mục tiêu:
- HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu theo đường thẳng,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_4_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.doc