Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 14

Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 14

Chính tả: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 15, 16) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà - Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn:“Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm” trong bài Cánh diều tuổi thơ.

- Viết đúng chính tả, phân biệt được những tiếng có dấu thanh hỏi, ngã; Tìm và viết các từ ngữ:Chứa tiếng có vần âc/ât có nghĩa (trang 156)

- Giáo dục các em viết đúng và trình bày sạch đẹp, yêu chữ viết.

- Giúp HS phát triển NL thẩm mỹ, NL tự học.

- Nội dung tích hợp về GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

docx 10 trang xuanhoa 10/08/2022 3310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
Chính tả: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
*Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 15, 16) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà - Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn:“Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm” trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- Viết đúng chính tả, phân biệt được những tiếng có dấu thanh hỏi, ngã; Tìm và viết các từ ngữ:Chứa tiếng có vần âc/ât có nghĩa (trang 156)
- Giáo dục các em viết đúng và trình bày sạch đẹp, yêu chữ viết.
- Giúp HS phát triển NL thẩm mỹ, NL tự học.
- Nội dung tích hợp về GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng bìa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Tìm hiểu bài viết:
- Nghe GV đọc đoạn chính tả (Kết hợp GV BVMT: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ)
- Cá nhân tự đọc thầm bài; Trao đổi với bạn về các chữ khó viết
=>nội dung đoạn chính tả: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
- HD hoàn thành bài viết chính tả ở nhà :“Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm”.
3.Làm BT:
Bài tập 2a: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr hoặc ch?
 - Em tự đọc đề bài
- Em tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch rồi viết vào giấy nháp
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả bằng trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
+ Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr hoặc ch
ch: chong chóng , chó bông, que chuyền, chọi dế, chọi gà, thả chim, chơi chuyền, 
tr: trống ếch, trống cơm, cầu trượt, đánh trống, trốn tìm, trồng hoa trồng nụ, cắm trại, cầu trượt, 
Bài tập 2b: (trang 156): Tìm và viết các từ ngữ: Chứa tiếng có vần âc/ât có nghĩa:
 + Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
+ Nâng cao lên một chút
 + Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy
- Em tự đọc đề bài, Em tìm tiếng theo y/cBT
Tìm đúng và nhanh những từ chứa tiếng có có vần ất/âc
b) vật, nhấc, lật đật. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Hoàn thành bài viết chính tả.
 ---------------------------------------------------------------- 
Luyện từ và câu: MRVT: ĐỒ CHƠI -TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết tên thêm một số trò chơi, đồ chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại ( BT3); 
- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi ở (BT4).
- Giáo dục hs ý thức giữ gìn đồ chơi để dùng được lâu dài.
- Giúp HS phát triển NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL ngôn ngữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh về đồ chơi, trò chơi. Bảng phụ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức:
Bài tập 1: Nói tên đồ chơi, trò chơi được tả trong các bức tranh
- Đọc y/c BT, quan sát tranh và tự làm vào vở BT 
- Huy động kết quả bằng cách tổ chức cho HS chỉ vào tranh và nêu tên các đồ chơi, trò chơi: nói đúng tên đồ chơi, trò chơi được tả trong các bức tranh đó là: thả diều, rước đèn Trung thu, nhảy dây, xếp hình, bịt mắt bắt dê, bắn chim, kéo co
Bài tập 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.
- Em trao đổi với bạn để tìm từ. ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác 
 - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
Bài tập 3:
- Cá nhân tự đọc nội dung BT
- Trao đổi với bạn về các trò chơi các bạn nam ưa thích, trò chơi các bạn gái ưa thích. Trò chơi cả bạn trai, bạn gái cùng ưa thích.
- Những trò chơi có lợi, những trò chơi có hại .
- Đại diện trình bày, HS khác bổ sung..
+ HS trả lời được trò chơi các bạn nam ưa thích đó là bắn chim, ..; trò chơi các bạn gái ưa thích đó là chơi búp bê, chơi bán hàng, ..; Trò chơi cả bạn trai, bạn gái cùng ưa thích đó là xếp hình, bịt mắt bắt đê, kéo co..
Bài tập 4: Hs đọc y/c BT, suy nghĩ và trình bày trước lớp.
tìm được các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi đó là say mê, hứng thú, yêu thích, sảng khoái 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Em cùng người thân trao đổi về các đồ chơi, trò chơi dân gian mà em chưa được biết. 
 ---------------------------------------------------------------- 
Tập đọc : TUỔI NGỰA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết đọc giọng vui nhẹ nhàng, đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Nội dungchính: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (trả lời được câu hỏi 1,2,3,4.Thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
- Giáo dục các em yêu quý gia đình, yêu cha mẹ.
- Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL hợp tác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh họa bài học ở sgk
 - Bảng phụ viết hướng dẫn luyện đọc 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Trưởng ban HT KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài: Cánh diều tuổi thơ. 
- HS Quan sát tranh minh họa, GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học 
2. Khám phá:
a.Luyện đọc:
 - 1 HS đọc tốt đọc bài.
 - GV nêu giọng đọc bài
 - Đọc nối tiếp đoạn trong bài; ( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
 - Đọc và hiểu ngĩa từ chú giải, nghe Gv giải thích thêm một số từ khó
 - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài 
- Mỗi bạn tự đọc thầm từng khổ thơ và trả lời lần lượt các câu hỏi. 
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. Nghe cô giáo chốt lại các câu trả lời đúng.
Nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
 3. Thực hành: Luyện đọc diễn cảm và HT lòng bài thơ
- 4 HS đọc 4 khổ thơ trong bài. Nghe HD luyện đọc, tìm đúng giọng đọc và nhịp thơ.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Ban học tập tổ chức thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc, đọc hay. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Về nhà đọc lại bài thơ và nêu ý nghĩa bài đọc cho người thân nghe.
 ---------------------------------------------------------------- 
Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả và lời kể (BT1) .
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp hôm nay.
- Giáo dục hs có thói quen nói viết phải thành câu.
- Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành LT:
BT1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
- Em đọc lại bài Chiếc xe đạp của chú Tư
- Em trả lời các câu hỏi a, b, c, d trong SGK
- Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả câu trả lời 
- Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp và thống nhất:
a) MB: “Trong làng chú” 
 TB: “Ở xóm vườn Nó đá đó”
 KB: “Đám con nít của mình”
b) Phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự: Tả bao quát chiếc xe (đẹp nhất, không chiếc nào sánh bằng) => tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật (màu vàng, vành láng cóong, tay cầm, ) => tình cảm của chú Tư với chiếc xe (rút giẻ lau phủi sạch sẽ, âu yếm gọi xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào )
c) Quan sát bằng: mắt, tai
d) Lời kể xen lẫn miêu tả: Chú gắn hai con bướm Bao giờ dừng xe . Chú âu yếm Chú dặn 
BT 2. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
- Em đọc đề bài, viết ra các đặc điểm của chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay 
- Em lập dàn ý, 1 HS viết vào bảng phụ 
- Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả với nhau 
- Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một HS lên bảng gắn bảng phụ: các bạn khác góp ý, nhận xét
- Một số HS đọc phần mở bài và kết bài của mình
+ HS lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp theo đúng trình tự, bố cục hợp lí, viết ra được các đặc điểm riêng của chiếc áo em mặc.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Chia sẻ với người thân bài lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp.
 ---------------------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
Luyện từ và câu: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi xưng hô phù với quan hệ giữa mình và người đựơc hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. (ND ghi nhớ)
- Nhận biết quan hệ giữa các nhân vật qua lời đối đáp, (BT1, BT2 mục III). 
- Các em có ý thức giữ phép lịch sự khi hỏi người khác.
- Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ, NL giao tiếp hợp tác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ 	
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động:
- Trưởng ban HT tổ chức trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức ở bài trước.
- Nghe GV giới thiệu bài và mục tiêu bài học
2. Khám phá:
 Bài 1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của con người
- Em tự đọc khổ thơ và ghi lại các câu hỏi trong bài. 
- Trao đổi với bạn về ý kiến của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả
+HS trả lời đúng: Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
 => Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Mẹ ơi
Bài 2. Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp:
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em
b) Với bạn em
Em suy nghĩ và đặt câu hỏi phù hợp.
Các nhóm thảo luận, trao đổi kết quả cho nhau nghe
 Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả
Bài 3: Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả
*Ghi nhớ: 
- Em cùng bạn thảo luận cách giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác
- Em đọc ghi nhớ ở sgk
3. Thực hành-luyện tập:
 Bài 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn hội thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
- Em tự đọc thầm các đoạn văn và trả lời câu hỏi trên
- Em cùng bạn trao đổi về câu trả lời
- Đại diện HS trình bày trước lớp nội dung các câu hỏi vừa nêu
+ HS trả lời đúng: a)quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò; Thầy Rơ – nê hỏi Lu –I rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò. Lu- I –pa- x tơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước
Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày; cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
Bài 2: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
 Em đọc bài và tự làm bài
 Trưởng ban HT cho các bạn trình bày trước lớp
 +Câu hỏi các bạn hỏi cụ già phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. Chia sẻ những KT em vừa học.
 ---------------------------------------------------------------- 
Tập làm văn: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Học sinh biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này (ND ghi nhớ) 
- Dựa theo kết quả quan sát biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III ) 
- Giáo dục hs có ý thức nói viết phải thành câu.
- Giúp HS phát triển NL ngôn ngữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Chuẩn bị dàn ý chi tiết dưới dạng câu hỏi. Bảng phụ
- HS : Chuẩn bị đồ chơi mình thích
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi. 
 - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Khám phá:
- Cá nhân quan sát các đồ vật trong SGK
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK theo các gợi ý
- Chia sẻ kết quả quan sát cho các bạn trong nhóm nghe
- Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp
1. HS trình bày các đặc điểm của đồ chơi mà mình quan sát, chẳng hạn: 
	Chiếc ô tô của em rất đẹp
	Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su.
	Nó rất nhẹ, em có thể mang theo bên mình.
	Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. 
2. Khi quan sát đồ vật, cần lưu ý:
	+ Quan sát theo một trình tự hợp lí
	+ Quan sát bằng các giác quan khác nhau
	+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác
+ Hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin trao đổi trong nhóm.
+Trả lời to rõ ràng..
* Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các lưu ý khi quan sát đồ vật
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
3. Luyện tập, thực hành:
* Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn
- Em đọc đề bài và xem lại các đặc điểm của đồ chơi mà mình quan sát được ở BT nhận xét
- Em lập dàn ý, 1 HS viết vào bảng phụ 
- Em cùng bạn bên cạnh trao đổi kết quả với nhau 
- Trưởng ban HT cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp: đại diện một HS lên bảng gắn bảng phụ: các bạn khác góp ý, nhận xét
- Một số HS đọc phần mở bài và kết bài của mình
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Chia sẻ với người thân nghe dàn bài về đồ chơi của mình
----------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021
Tập đọc: KÉO CO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu nội dung chính: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta, cần được giữ gìn, phát huy. 
- Giáo dục các em tìm hiểu về các phong tục, tập quán ở địa phương.
- Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi
- GV giới thiệu tranh minh họa, gt bài.
2. Khám phá:
HĐ 1. Luyện đọc
- Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm bài
- GV giới thiệu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc: + Lần 1- phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.
 + Lần 2: Đọc câu dài.
- Nghe GV đọc mẫu lại toàn bài. 
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
- Em tự đọc thầm từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK 
- Ban HT tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung các câu trả lời trước lớp
Câu 1: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng.
Câu 2: Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.
Nội dung: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
3. Thực hành: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp nghe và tìm đúng giọng đọc phù hợp.
- Nghe GV hướng dẫn đọc đoạn cần luyện: Hội làng Hữu Trấp......xem hội
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 
- Ban HT tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
 ---------------------------------------------------------------- 
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021
Luyện từ và câu : MRVT: ĐỒ CHƠI -TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phận loại một số trò chơi quen thuộc (BT1) tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ, có ý nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2) , bước đầu biết sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể ( BT3 ).
- HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ.
- Giáo dục hs ý thức lựa chọn những trò chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế
 II. CHUẨN BỊ : Bảng nhóm kẻ sẵn BT1 và BT 2
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp nêu tên một số đồ chơi và trò chơi
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Luyện tập:
Bài tập 1: Viết vào bảng phân loại: Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng:
 Nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, dá cầu.
- Đọc y/c BT, suy nghĩ và thảo luận cùng bạn
- BHT Huy động kết quả.
 Trò chơi rèn luyện sức mạnh: Kéo co, vật
 Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu
 Trò chơi rèn luyện trí tuệ: cờ tướng, ô ăn quan, xếp hình
 Bài tập 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa trong bảng
- Đọc yêu cầu BT, tự làm vào vở BT 1 Hs làm trên bảng nhóm
- Em trao đổi với bạn bài làm của mình.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả 
 + Học sinh hiểu được nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ đó.
Nghĩa
Chơi với lửa
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có này đứt tay
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp họa
+
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống
+
Bài tập 3: Chọn thành ngữ, tục ngữ ở BT 2 để khuyên bạn: (BT3)
 + GV nhắc HS: Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
 Có tình huống dùng 1-2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn. 
- Cá nhân tự đọc nội dung BT
- Trao đổi với bạn trong nhóm..
- Huy động kết quả: HS nối tiếp trình bày trước lớp.Nghe cô giáo nhận xét
-> Em sẽ khuyên bạn: ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Bạn cũng phải chọn bạn mà chơi chứ!
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ
-» Em sẽ nói với bạn: Bạn xuống đi, đừng chơi với lửa đó.
- Chơi dao có ngày đứt tay đó. Xuống ngay đi bạn!
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Em cùng người thân trao đổi về ý nghĩa các thành ngữ, tục ngữ em đã học. 
 .......................................................................................
Ôn luyện Tiếng Việt: TUẦN 14
I. Yêu câu cần đạt:
 - Đọc và hiểu bài Câu chuyện của giọt sương. Hiểu được ước mơ của giọt sương,tình bạn của giọt sương và bông sen (BT2). Viết đúng tên các trò chơi tương ứng với các tranh (BT4).
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi(BT5) 
- Giúp HS phát triển NL:Tự học và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV và HS: Sách ôn luyện Toán 4	
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
-Trưởng BVN cho lớp hát bài: Trái đất này.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành: Làm các bài tập 2; 4; 5.
Việc 1: Làm việc các nhân
Việc 2: Hoạt động N2: Chia sẻ bài trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ bài trước lớp, nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Đọc và trả lời câu hỏi a,b,c,d,e.
Dự kiến kết quả:
a) Giọt sương ao ước được xuống trần gian.
b)Giọt sương không nghỉ chân ở bên những đóa hoa rực rỡ bên đường vì chúng xua đuổi giọt sương . 
c) Vừa lăn ra khỏi cánh hoa,giọt sương bất ngờ thấy toàn thân mình bị bốc hơi.
d)Bị bốc hơi nhưng giọt sương vẫn cảm thấy hạnh phúc là vì cuối đời,nó vẫn có một người bạn tốt và đạt được ước mơ của mình .
e)HS tự viết
Bài 4:Viết tên các trò chơi dưới mỗi tranh
Việc 1: Làm việc các nhân
Việc 2: Hoạt động N2: Chia sẻ bài trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ bài trước lớp, nhận xét, đánh giá.
Dự kiến kết quả:
1.Trò chơi đá cầu. 4. Trò đánh cờ vua
2.Trò chơi kéo co. 5. Chơi cầu trượt
3. Trò chơi đá bóng 6. Trò chơi cướp cờ
Bài 5: Em cần hỏi đường đến rạp chiếu phim,em sẽ hỏi thế nào nếu người hỏi là một bác lớn tuổi?
Dự kiến kết quả: HS tự viết 
3. Vận dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe câu chuyện Ông Trạng Nồi.
 ...........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_4_tuan_14.docx