Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 12, Tiết 13, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - Phạm Thị Hoài

Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 12, Tiết 13, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - Phạm Thị Hoài

Lịch sử

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)

I. Mục tiêu: Sau bài này, Hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- Biết về công lao Lý Thường Kiệt

- Nắm được nội dung cuộc chiến đấu nước Đại Việt trên đất Tống.

- Biết nguyên nhân thắng lợi.

2. Kĩ năng:

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.

- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt

 

docx 9 trang xuanhoa 12/08/2022 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 12, Tiết 13, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - Phạm Thị Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU B
Giáo viên: Phạm Thị Hoài
Lớp: 4A
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Lịch sử 4
Tuần 12- Bài 11- Tiết 13
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
I. Mục tiêu: Sau bài này, Hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
- Biết về công lao Lý Thường Kiệt
- Nắm được nội dung cuộc chiến đấu nước Đại Việt trên đất Tống.
- Biết nguyên nhân thắng lợi.
2. Kĩ năng: 
- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt
3. Thái độ: 
- Giáo dục Hs tự hào về truyền thống yêu nước, chống nhặc ngoại xâm kiên cường bất khuất
II. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án điện tử
2. HS: SGK, vở ghi, Phiếu học tập
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- Yêu cầu hs khở động theo các động tác trong bài hát” Vũ điệu rửa tay”
- Gv liên hệ về công tác phòng chống dịch: Hiện nay, tình hình dịch bệnh Cô- vít đang diễn biến rất phức tạp nên các con sẽ thực hiện tốt 5K của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và toàn xã hội
I. Kiểm tra bài cũ
- GV cho hs tham gia trò chơi: Truy tìm kho báu
- Gv nêu luật chơi:
Bạn Mi-ni-on của chúng ta đã tìm được 3 kho báu trên hòn đảo và 3 chiếc chìa khóa nhưng bạn không biết chiếc chìa khóa nào sẽ mở được kho báu nào, các con sẽ giúp bạn Mi-ni-on tìm chiếc chìa khóa để mở kho báu bằng cách trả lời đúng các câu hỏi nhé! Các con có đồng ý không nào?
Chúng ta cùng giúp bạn Mi-ni-on thôi
- Yêu cầu hs tham gia chơi
Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra vào năm nào? (2: Năm 981)
Câu 2: Người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức: Thập đạo tướng quân là: (1. Lê Hoàn)
Câu 3: Năm 981 quân và dân ta đã đánh thắng quân Tống tại địa điểm nào? (3. Ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng)
- Gọi HS trả lời
- Gv nhận xét và tuyên dương
II. Bài mới.
a, Giới thiệu bài
- GV nêu: Các con ạ, Sau lần thất bại lần thứ nhất vào năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu muốn xâm chiến nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Tháh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt, liền xúc tiến chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào và kết quả ra sao, cô trò mình sẽ tìm hiểu qua bài ngày hôm nay: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2( 1075-1077)
- Gọi 2 hs đọc lại đề bài
b, Bài mới
- Gv nêu mục tiêu của bài: Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 3 nội dung kiến thức lớn. Đó là:
1. Nguyên nhân
2. Diễn biến
3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
* HĐ1: Nguyên nhân
- Gọi HS đọc bài từ “ Năm 1072...... rồi rút về nước.”
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân và TLCH: 
+ Theo em từ năm 1068 nhà Tống ráo riết chuẩn bị tinh thần gì?
+ Quân Tống xâm lược nước ta để làm gì? 
+ Theo con, từ “thanh thế” có nghĩa là gì?
- Gv gọi hs trả lời
- Gọi hs nhận xét
- Gv chốt ý:
1. Nguyên nhân
- Nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta
- Nhằm giải quyết khó khăn và gây thanh thế
Chuyển ý: Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, Lý Thường Kiệt sẽ có kế hoạch gì để chống lại quân Tống cô trò mình cùng chuyển sang nội dung lớn thứ 2. Đó là diễn biến
* HĐ2: Diễn biến
- Gọi 1 hs đọc thông tin SGK trang 34, 35 từ “ Lý Thường Kiệt......rất kiên cố”.
- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân và TLCH:
+ Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Gv chiếu ảnh và mở rộng về Lý Thường Kiệt:Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Ông sinh năm 1019, mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc địa phận của Hà Nội. Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải ba đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.
- Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta?
? Chủ trương của Lý Thường Kiệt trong trận chiến chống quân Tống là gì?
? Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
? Theo con, khu quân lương nghĩa là gì?
- Gọi hs trả lời
- Gọi hs nhận xét
- Gv chiếu hình ảnh minh họa “ Khu quân lương
- Gv chiếu lược đồ, vửa chỉ vừa trình bày lại chủ trương của Lý Thường Kiệt: Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước
- Gv hỏi: Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh quân Tống có tác dụng gì?
Để phá âm mưu xâm lược của nhà Tống
Để xâm lược nước Tống
Gây thanh thế với nhà Tống
- Gọi hs chát đáp án vào hộp chát a, b, c
- Gv gọi hs trả lời, các bạn khác nhận xét
- Gv nhận xét và chốt ý 1:
- Cuối năm 1075, chủ động đánh sang đất Tống
- Gv hỏi: Sau khi trở về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- Gọi hs trả lời, nhận xét
- Gv chiếu hình ảnh phòng tuyến sông Như Nguyệt và mở rộng thêm: Chiến tuyến cao như thành, cọc tre, chông tre tua tủa cắm suốt từ bãi vào chiến lũy. Trên mặt thành có tre đóng dày mấy tầng.
- Gv chiếu hình ảnh sông Như Nguyệt
- Yêu cầu Hs đọc thầm và TLCH:
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? Do ai chỉ huy?
+ Lực lượng của quân Tống như thế nào? 
- Gọi Hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét
- Gọi 1 Hs đọc thông tin SGK trang 35 từ “Quách Quỳ nóng lòng..... như sắp vỡ”.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 và trình bày diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- Gọi 1 nhóm trình bày, gv chiếu lược đồ, các nhóm khác nhận xét 
- Gv chốt lại và cho hs xem video thuật lại trận chiến trên sông Như Nguyệt:
- Gv mở rộng thêm: Các con ạ, tương truyền trong đêm tối, từ đền thờ bỗng vang lên tiếng ngâm của bài thơ, tiếng ngâm âm vang cùng với tiếng trống, tiếng hò reo ầm ầm như sấm động.
- Gv cho hs xem video đọc bài thơ
? Sau khi nghe bài thơ, con có cảm nhận gì?
- Gọi 2-3 hs trả lời
- Gv mở rộng thêm: Bài Nam Quốc Sơn Hà chính là tiếng nói của núi sông nước Việt vang lên để cỗ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước mãi mãi vẹn toàn bờ cõi nước Nam ta. Và bài thơ đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
- Gv chốt ý 2:
- Cuối năm 1076, nhà Tống xâm lược nước ta
- Trận chiến trên sông Như Nguyệt diễn ra ác liệt
Chuyển ý: Trận chiến trên sông Như Nguyệt diễn ra vô cùng ác liệt. Vậy keest quả như thế nào cô trò mình chuyển sang phần 3: Kết quả và ý nghĩa lịch sử
* HĐ3: Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Gọi 1 Hs đọc thông tin SGK trang 36 từ Lý Thường Kiệt ..... hết”
- Gv yêu cầu đọc thầm và TLCH:
? Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
? Dưới thời Lý, nhờ đâu nhân dân ta bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống?
- Gọi Hs trả lời, hs khác nhận xét
- Gv nhận xét và chốt ý:
- Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước.
- Nền độc lập được giữ vững.
- Gv chiếu hình ảnh: Khu di tích đền thờ Lý Thường Kiệt ở Bắc Ninh, Thanh Hóa và mở rộng thêm thông tin: + Được biết, hàng năm, tại ngôi đền cổ thờ Thái úy Lý Thường Kiệt này có 2 ngày lễ lớn là ngày giỗ của ông (21/6 âm lịch) và ngày lễ Khai đầu năm vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch.
+ Ngày 15/12/2004, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lý thường Kiệt (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) được xếp hạng di tích quốc gia. 
- Gv chiếu thêm hình ảnh các con đường, con phố, trường mang tên Lý Thường Kiệt
* Liên hệ: Lý Thường Kiệt đã có công lao rất lớn đối với dân tộc ta. Vậy các con còn là Hs đang ngồi trên ghế nhà trường các con cần làm gì để bày tỏ lòng biết ơn tới ông?
- Gọi 3-4 hs chia sẻ
- Gv chốt
- Gv nêu Bài học
- Gọi hs nhắc lại
Gv nói: Hôm nay các con học bài rất tích cực, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, trò chơi Quizzi
- Gv nêu cách chơi
- Yêu cầu Hs tham gia chơi
- Gv nhận xét và khen thưởng
III. Củng cố 
- Hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy và hỏi: Hôm nay các con học kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học
- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs lắng nghe
- Lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại
- Hs lắng nghe
- HS đọc 
- Hs trả lời
- Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm chiến nước ta
- Nhằm giải quyết khó khăn và gây thanh thế với các nước láng giềng
- Thanh thế: uy tín, thế lực và tiếng tăm (được nhiều người biết đến)
- Hs lắng nghe và tự ghi vở
- Hs đọc
- Hs trả lời
- Lý Thường Kiệt
- Gọi hs quan sát và đọc thông tin về ông
- Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. 
- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước
- Là nơi tập trung lương thực của quân đội
- Hs trả lời
- Hs nhận xét
- Hs quan sát và lắng nghe
- Hs thực hiện
- Hs trả lời, hs khác nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại và ghi vở
- Lý Thường Kiệt xây dưng phòng tuyến sông Như Nguyệt(Ngày nay là sông Cầu)
- Vào năm 1076 do Quách Quỳ chỉ huy
- Chúng kéo 10 vạn bộ binh,1 vạn ngựa,20 vạn dân phu,dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt kéo vào nước ta
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Trận chiến diễn ra trên phòng tuyến sông như Nguyệt.Quân giặc ở phía bắc cửa sông quân ta ở phía nam
- Khi đã đến bờ bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho đóng bè tổ chức tiến công ta.....
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs đọc lại và ghi vở
- Hs trả lời
- Số quân Tống chết quá nửa số còn lại tinh thần suy sụp nền độc lập của nước nhà được giữ vững
- Dưới thời Lý, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của nhà Tống.
- HS trả lời và nhận xét
- Hs nhắc lại và ghi vở
- Hs quan sát
- hs chia sẻ
- Hs nhắc lại
- Hs lắng nghe
- Hs tham gia chơi
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
IV. Định hướng học tập
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Nhà Trần thành lập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_4_tuan_12_tiet_13_bai_11_cuoc_khang_chien_ch.docx