Giáo án Lịch sử 4 - Bài 2: Nước Âu Lạc

Giáo án Lịch sử 4 - Bài 2: Nước Âu Lạc

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.

 - Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt.

 - Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa).

2. Kĩ năng:

 - So sánh được điểm giống và khác nhau trong đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt

 - Kĩ năng đọc và quan sát, kĩ năng kể chuyện

3. Thái độ:

 Giáo dục HS không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống

 

docx 4 trang xuanhoa 09/08/2022 3150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Bài 2: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
 - Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt.
 - Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa).
2. Kĩ năng:
 - So sánh được điểm giống và khác nhau trong đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt
 - Kĩ năng đọc và quan sát, kĩ năng kể chuyện
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, hình ảnh một số vũ khí bằng đồng thời Âu Lạc.
2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào?
 Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào?
 GV nhận xét – Đánh giá.
2.Bài mới:
a. Khám phá:
Giới thiệu bài: Nước Âu Lạc
b. Kết nối:
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Người Lạc Việt và người Âu Việt có điểm gì giống nhau?
- Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Ở đâu?
- Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt?
- Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
- GV kết luận: Nhà nước Âu Lạc ra đời vào năm 218 TCN ở vùng núi phía Bắc. Thục Phán – An Dương Vương là người lập ra nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội ngày nay)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu, hướng dẫn.
+ Công việc chính của người Âu Lạc là gì?
+ Những thành tựu nổi bật của người dân Âu Lạc là gì ?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm
- GV kết luận: Người Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, trong đó thành tựu rực rỡ nhất là về sự phát triển quân sự thể hiện ở việc bố trí thành Cổ Loa và chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần.
- GV cho HS quan sát sơ dồ Thành Cổ Loa và giới thiệu: Thành Cổ Loa là công trình lao động sáng tạo có qui mô lớn nhất của Âu Lạc.
Thành Cổ Loa vừa là kinh đô vừa là thành quân sự bảo vệ an ninh quốc gia .
(Dân số Âu Lạc chỉ có khoảng 1 triệu người, đắp được 3 vòng thành đó là một kì công )
- GV cho HS quan sát một số loại vũ khí bằng đồng của thời kì Âu Lạc. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 Chiếu đoạn video về “Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 
-Dựa vào SGK và đoạn video vừa xem, hãy kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà luôn bị thất bại ?
- Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
+ Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương?
+ Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
- GV cho HS xem ảnh Đền thờ An Dương Vương.
3. Củng cố:
- GV trình bày tổng quát về hoàn cảnh ra đời và những thành tựu tiêu biểu của nhà nước Âu Lạc.
- GV GDHS: Không được lơ là, chủ quan trong mọi tình huống, mọi trường hợp.
Nhận xét lớp học.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- Khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời.
 Vua, Lạc Hầu, Lạc Tướng, lạc dân, nô tì.
- HS lắng nghe.
HS theo dõi, nhắc lại tên bài.
HS đọc mục 1 và trả lời các câu hỏi:
- Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chăn nuôi, chế tạo đồ đồng và có những tục lệ giống người Lạc Việt.
- Nhà nước Âu Lạc ra đời vào năm 218 TCN. Ở vùng núi phía Bắc của nước Văn Lang. 
- Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất với nhau thành một đất nước để cùng chống giặc ngoại xâm (quân Tần - Trung Quốc ngày nay).
- Thục Phán – An Dương Vương .
- Tên nước là Âu Lạc
 Đóng đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội ngày nay)
- HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
Đại diện nhóm HS trình bày:
+ Trồng lúa, chăn nuôi.
+ Biết chế tạo và sử dụng các dụng cụ bằng đồng và sắt.
 Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
 Chế tạo được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên (gọi là nỏ thần). 
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS chú ý quan sát.
- HS chú ý theo dõi video.
- HS kể lại theo ý hiểu
- Do người dân Âu Lạc đoàn kết, có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
+ Do chủ quan nên mắc mưu kẻ thù. 
 Nội bộ bị chia rẽ, nhân dân không ủng hộ.
+ Phải luôn cảnh giác với kẻ thù.
 Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc.
- HS quan sát ảnh.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe.
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO:
 Chuẩn bị bài sau: Nước ta dưới ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
 ....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_4_bai_2_nuoc_au_lac.docx