Giáo án Kể chuyện 4 - Tuần 15 - Bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – MỤC TIÊU
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) và tính cách nhân vật.
2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4.
- Bảng lớp viết Đề bài.
- Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
TUẦN 15 Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2017 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I – MỤC TIÊU Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) và tính cách nhân vật. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II – CHUẨN BỊ Giáo viên: - Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4. - Bảng lớp viết Đề bài. - Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC. Học sinh: SGK, vở ghi bài. Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Mục tiêu: HS nhớ kiến thức bài cũ * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Búp bê của ai? bằng lời kể của búp bê và nêu ý nghĩa câu chuyện. - HS và GV nhận xét. * GV giới thiệu bài mới : GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài * Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu đề bài * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc bài tập 1. - Bài tập yêu cầu các em làm gì ? - GV gạch dưới yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và phát biểu : truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? (Chú lính chì dũng cảm [An-đéc-xen], Chú đất nung [Nguyễn kiên], Võ sĩ bọ ngựa [ Tô Hoài]) - Yêu cầu HS tìm đọc 2 truyện không có trong SGK. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. (VD: HS Giới thiệu tên câu chuyện “Chú mèo đi hia”, nhân vật chính là chú mèo) 3. Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện * Mục tiêu: HS kể được câu chuyện theo yêu cầu và hiểu ý nghĩa truyện kể * Cách tiến hành: - Cho HS kể theo nhóm và trao đổi về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS : + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). + Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn. - Cho HS thi kể trước lớp. - Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ke_chuyen_4_tuan_15_bai_ke_chuyen_da_nghe_da_doc.docx