Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 30

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 30

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP LẠI BÀI: CON GÁI

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc thành tiếng.

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó

+ Đọc trôi chảy , diễn cảm toàn bài.

- Đọc - hiểu:

+ Nhớ nghĩa các từ ngữ khó trong bài

+ Nhớ nội dung bài: Phê phán quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ "; khen gợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp và hợp tác.

3. Phẩm chất: giáo dục học sinh sự bình đẳng giữa nam và nữ.

 

doc 75 trang xuanhoa 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP LẠI BÀI: CON GÁI
I. MỤC TIÊU	
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó
+ Đọc trôi chảy , diễn cảm toàn bài.
- Đọc - hiểu:
+ Nhớ nghĩa các từ ngữ khó trong bài
+ Nhớ nội dung bài: Phê phán quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ "; khen gợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: giáo dục học sinh sự bình đẳng giữa nam và nữ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ trang 113 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
Học sinh hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết.
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết ôn tập- ghi bảng.
- HS hát
- Ghi bài vào vở.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn văn; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn.
*Phương pháp: Thực hành, cá nhân, nhóm
*Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp
Gọi 1 HS đọc cả bài. 
Bài chia mấy đoạn.
5 HS nối tiếp đọc theo đoạn.( 2 lần)
HS luyện đọc theo cặp. (2 phút)
1 HS đọc toàn bài.
- Em hãy nêu giọng đọc toàn bài?
* Thảo luận nhóm
HS trao đổi, thảo luận nhóm bàn, nêu lại cho bạn nghe về nội dung từng đoạn, nội dung toàn bài. (3-5 phút)
- Gọi học sinh nêu lại các ý.
+ Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?
Kết luận: Qua câu chuyện của cô bé Mơ, chúng ta đều thấy rằng quan niệm " trọng nam khinh nữ" là sai lầm, lạc hậu. Con trai hay con gái đều đáng quý. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng cha mẹ. Nam và nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi việc
a. Luyện đọc
+ Đ1: Mẹ sắp sinh .... vẻ buồn buồn.
+ Đ2: Đêm, Mơ trằn trọc ... tức ghê!
+ Đ3: Mẹ phải nghỉ ở nhà ... trào nước mắt.
+ Đ4: Chiều này ... thật hú vía.
+ Đ5: Tối đó ... cũng không bằng.
b. Tìm hiểu bài
- HS trao đổi theo cặp. 
- Học sinh nêu lại các ý.
+ Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.
3. Vận dụng
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc và đoạn cần luyện đọc. Thể hiện đc dienx cảm đoạn văn
*Phương pháp: Thực hành, cá nhân, nhóm
*Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp 
Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối.
Yêu cầu HS chọn đoạn muốn luyện đọc. 
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét, khen ngợi HS.
c) Đọc diễn cảm
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc theo cặp.
3. Củng cố - Dặn dò
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực đặc thù: 
- Giúp học sinh củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành . 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, cá nhân. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
* Thời gian: 33 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động tập thể
Gọi Hs đọc yêu cầu bài. GV treo bảng phụ
Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS chữa bài lên bảng
Chữa bài: 
+ Yêu cầu HS trình bày bài làm 
+ nhận xét Đ/S
+ 1 ha = .....m2?
Trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau bao nhiêu lần?
Chốt: bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng.
* Hoạt động cá nhân
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS làm bài, chữa bài lên bảng
Chữa bài: 
+ Gọi HS trình bày bài làm 
+ Yêu cầu hs giải thích cách làm
+ Gọi hs nhận xét Đ/S.
+ Yêu cầu hs dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra.
gv:Để làm tốt bài tập, em đã dựa vào đâu?
Đổi đơn vị đo diện tích bé hơn sang đơn vị lớn hơn em làm như thế nào? Ngược lại?
Chốt: Cách đổi đơn vị đo diện tích.
* Hoạt động cá nhân
Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài.
Chữa bài:
+ HS đọc kết quả bài làm của mình.
+ Vì sao em có thể đổi 846 000m2= 8,46ha; 9,2 km2= 920ha?
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
Gọi HS dưới lớp đọc kết quả của mình và đối chiếu KQ.
GV: Qua bài tập, em được ôn luyện lại kiến thức nào?
Nêu mối quan hệ giữa m2 , km 2, hm 2?
Chốt: 3 đơn vị km2,ha,m2 thường được dùng trong thực tế để đo diện tích
Bài 1
a. Viết số thích hợp vào chỗ trống
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
=100hm2
1 hm2
=100dam2
=1/100
km2
1dam2
=100m2
=1/100
hm2
1m2
=100dm2
=1/100
dam2
1dm2
=100cm2
=1/100
m2
1cm2
=100mm2
=1/100
dm2
1mm2
=1/100
cm2
b. Trong bảng đơn vị đo diện tích:
Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
Đơn vị bé bằng 1/100 đơn vị lớn hơn tiếp liền
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a. 1m2 = 100 dm2
 1m2 = 10000 cm2
 1m2 = 1000000 mm2
 1ha = 10000m2
1km2 =100hm2
 =1000000m2
b. 1m2= 0,01dam2
 1m2= 0,000001km2
 1ha= 0, 01km2
 4ha= 0,04km2
 1m2 = 0,0001hm2
 = 0,0001ha
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là hec-ta.
65 000m2= 6,5ha
846 000m2= 8,46ha
5 000 m2= 0,5 ha
6 km2= 600ha 
9,2 km2= 920ha 0,3km2= 30ha
3, Củng cố, dặn dò:
HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
Trong bảng đơn vị đo diện tích, hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau bao nhiêu lần?
GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu kinh tế - xã hội và điều chỉnh hành vi: Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người như (đất, nước, không khí, ) tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Có hành vi sử dụng tiết kiệm, phù hợp với tài nguyên thiên nhiên.
-NL tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Khuyến khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác 
3. Phẩm chất:
- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên.
- Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
4. Nội dung tích hợp:
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục HS có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm các tài nguyên rừng ,than, nước, dầu mỏ, khí đốt, gió, ánh nắng mặt trời.
* Giáo dục HS bảo vệ biển đảo.
* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
+ Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
+ Kĩ năng ra quyết định( biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh có:
+ Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
 + Th«ng tin tham khảo phục lục trang 71.
2. Học sinh: - SGK, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định lớp
B. Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 3-5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi:
+ Nêu những việc làm đúng, tốt của em để bảo vệ môi trường xung quanh?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá:
* Mục tiêu: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
* Thời gian: 8-10 phút
* Cách thức tiến hành:
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, Các nhóm đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
+ Ich lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
+ Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa? vì sao?
*Giáo dục SDNLTK&HQ:
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? 
- GV kết hợp GD BVMT:? Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Trong đó có tài nguyên môi trường biển và hải đảo)
-Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận:
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
* Gd HS kĩ năng biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
* GV kết luận : Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, giáo, ánh nắng mặt trời... là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người. Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm 4, Các nhóm đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên một số tài nguyên thiên nhiên: mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quý hiếm
+ Con người sự dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con ngời.
+ Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
+ Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nớc, không khí.
+ Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.
- Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- 2 , 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK 
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành.
* Thời gian: 8-10 phút
* Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập theo nhóm:
+ Phát cho các nhóm giấy, bút.
+ Thảo luận về bài tập số 1 trang 45 và hoàn thành thông tin như bảng sau:
Bài 1: Theo em các từ ngữ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên
Các từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên
Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó
Biện pháp bảo vệ
Rừng
Trồng trọt các cây trái, hoa màu.
Bảo vệ không làm đất ô nhiễm đất. Chăm bón thường xuyên.
Đất ven biển
Nơi sinh sống có nhiều động vật, thực vật.
Không có rừng làm nương rẫy, không chặt cây trong rừng không đốt rừng.
Cát
Sử dụng để xây nhà, các công trình xây dựng.
Khai thác hợp lý.
Mỏ than
Chất đốt, là nguyên liêu cho các nhà máy nhiệt điện.
Khai thác hợp lý.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người nên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiễm.
* Gd HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến về 3 tài nguyên. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ của em BT3.
* Mục tiêu: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành.
* Thời gian: 8-10 phút
* Cách thức tiến hành:
- Đưa bảng phụ có ghi các ý kiến.HS thảo luận biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước ý kiến sau:
- Các nhóm HS nhận bộ thẻ, giơ thẻ bày tỏ ý kiến cho các ý mà GV nêu. Theo quy ước : xanh -tán thành, đỏ - không tán thành; vàng - phân vân .
- HS phát biểu, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lý, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người.
* Gd HS kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài 2: Bày tỏ thái độ của em
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt.
Tài nguyên thiên nhiên là để phụ vụ con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái không cần tiết kiệm.
Nếu không bảo vệ tài nguyên nước con người không có nước sạch để sống.
Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người.
+ Tán thành : ý 3,5.	
+ Không tán thành ý 1,2,4.
- HS thảo luận cặp đôi làm việc theo yêu cầu của GV để đạt kết quả sau
 + Tán thành: ý 2,3.
+ Không tán thành: ý 1
- Nêu yêu cầu BT số 2
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
3. Liên hệ
* Mục tiêu: HS giới thiệu được một số tài nguyên ở địa phương và cách bảo vệ nguồn tài nguyên đó.
* Phương pháp: Thực hành
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
- Ở địa phương em có tài nguyên thiên nhiên gì ? Tài nguyên đó được khai thác và sử dụng ra sao ?
*SDNLTK&HQ: Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn.
- HS lắng nghe thực hiện:
- 1 vài HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên của địa phương: mỏ than. Đá vôi...., 
4. Củng cố dặn dò: 3 phút
- Viết một đoạn văn đêt tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
HĐGDNGLL
CHÚNG EM VIẾT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU
I. Mục tiêu:
- HS biết bày tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ qua những bài viết, những tư liệu sưu tầm được.	
- Thông qua đó giáo dục các em lòng kính yêu Bác và quyết tâm học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A0, giấy HS, bút, phần thưởng.
III. Các hoạt động: 
1. Phần mở đầu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- Hát tập thể:
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
 Nhạc và lời: Phong Nhã
- GV nêu nội dung của tiết học, mục đích của tiết học (hình thức thi).
- Cả lớp hát và vỗ tay.
- Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Chuẩn bị
- GV phổ biến yêu cầu viết báo tường.
 Qua tiết học tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ và những bài viết về tấm gương đạo đức của Bác, tình cảm của Bác với nhân dân, với thiếu nhi. Qua sự chuẩn bị bài viết ở nhà. Các nhóm hãy thu bài và trình bày lại thành tờ báo tường trên giấy A0.
GV hướng dẫn:
+ Lớp chia 3 nhóm- Mỗi tổ thành một nhóm. 
+ Nhóm trưởng thu bài viết của các bạn.
+ Thảo luận, chọn lựa những bài hay, trang trí đẹp, cắt, dán hoặc trình bày lại trên tờ báo của nhóm mình.
+ Sau khi xong dán lên bảng để bình chọn.
- Yêu cầu:
+ Bài báo trình bày đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, họa tiết trang trí đẹp.
- Thời gian làm bài 25 phút.
- HS quan sát.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
3. Hoạt động 3: Trưng bày báo tường và bình chọn, trao giải. 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày.
- Tổ chức cho HS đi thăm quan các bài báo.
- Ổn định lớp.
- Tiến hành bình chọn.
- GV nhận xét, công bố trao giải.
- Khen ngợi các nhóm tích cực.
4. Củng cố dặn dò:
- GVCN nhận xét tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh, về kết quả thu được qua buổi học.
- Cả lớp quan sát, thực hiện bình chọn.
+ Bài viết đúng chủ đề.
+ Bài viết hay.
+ Trình bày đẹp.
ĐỊA LÍ
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đăc thù: 
a. Năng lực nhận thức địa lí:
- Nhớ tên và tìm được vị trí của 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Mô tả được vị trí địa lý, độ sâu trung bình, diện tích của các địa dương dựa vào bản đồ (lực đồ) và bảng số liệu.
b. Năng lực vận dụng địa lí:
 - Chỉ được trên quả Địa cầu hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của 4 đại dương
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác
- Nhận thức địa lý, tìm hiểu địa lý, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu thế giới, khám phá những điều mới lạ.
4. Nội dung tích hợp.
* Giáo dục MT biển đảo:
- Bảo vệ và khai thác tài nguyên biển đảo có kế hoạch khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- TBTM có: 
 + Bản đồ thế giới.
 + Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
2. Học sinh: SGK, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định lớp.
B. Các hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 4-5 phút
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung:
+ Dân cư lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá :
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
* Mục tiêu: 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
* Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp
*Thời gian: 15 phút
* Cách thức tiến hành:
Hoạt động 1: HĐ cá nhân
- Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào ?
- GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê
- HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận.
1. Vị trí của các đại dương 
- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
- HS quan sát H 1, 2 thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau :
Tên đại dương
Giáp với châu lục
 Giáp với đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ dương,
Đại Tây Dương
- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương
- Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
*Hoạt động nhóm đôi:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp
+ Nêu diện tích của từng đại dương ?
+ Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ theo diện tích ?
+ Cho biết Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về Đại Dương nào ?
- GVKL:
2. Một số đặc điểm của Đại Dương
- HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp
+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, ......
+ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
+ Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về: Thái Bình Dương.
3. Liên hệ:
* Mục tiêu: Trình bày được hiểu biết của mình về đại dương mà mình biết.
* Phương pháp: Đàm thoại
*Thời gian: 5 phút
* Cách thức tiến hành:
Hoạt động 3 : Thi kể về các đại dương
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn.
- Biển Đông của nước ta thuộc đại dương nào ?
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được.
4. Củng cố dặn dò: 2 phút
- Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về đọc bài. Tìm hiểu thêm về đại dương mà em thích.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Năng lực đặc thù: 
- Giúp học sinh củng cô mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- Chuyển đổi giữa các số đo thể tích thông dụng, viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 nhóm HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
 -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích.
* Phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, cá nhân. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày.
* Thời gian: 33 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động tập thể
Gọi Hs đọc yêu cầu bài. GV treo bảng phụ
Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 1 HS chữa bài lên bảng
Chữa bài: 
+ Gọi HS trình bày bài làm 
+ Yêu cầu hs nhận xét Đ/S
Trong bảng đơn vị đo thể tích hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau bao nhiêu lần?
Gọi nhiều học sinh nhắc lại mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
* Hoạt động cá nhân
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS làm bài, chữa bài lên bảng
Chữa bài: + HS trình bày bài làm 
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét Đ/S
+ Đổi vở kiểm tra KQ.
Chốt: Cách đổi 2 đv đo diện tích thành 1 đv đo diện tích.
* Hoạt động cá nhân
 Tiến hành tương tự bài 2 
Chốt: Cách đổi 2 đơn vị đo diện tích thành 1 đơn vị đo diện tích.
Bài 1. a. Viết số thích hợp vào chỗ trống
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1m3 = 1000dm3
 =1000000cm3
Đề-xi-mét khối
dm3
1dm3 = 1000cm3
 = 0,001m3
Xăng-ti-mét khối
cm3
1cm3 = 0,001dm3
b. Hai đơn vị đo liền kề gấp kém nhau 1000 lần.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1m3= 1000 dm3
7,268m3= 7268dm3 0,5m3= 500dm3
3m3 2dm3 = 3002m3
1dm3 = 1000cm3
4,351dm3 = 4351cm3 0,2dm3 = 200cm3 
1dm3 9cm3= 1009cm3 
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
a. Có đơn vị đo là mét khối:
 6m mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3 272dm3 = 6,272m3 
 2105dm mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3 = 2,105m3
 3m mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3 82dm3=3,082m3 
b. Có đơn vị đo là đề-xi-mét khối
 8dm mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3 439cm3 = 8,439dm3 
 mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3670dm3= 3,67m3 
 5dm mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành 3 77cm3= 5,077 mc d0264mmột nhóm trình bày bà bình đẳng giữa nam và nữ.đền mười con gái vẫnng của từng đoạn.sợi lông bờm của con sư tử.lành dm3
3, Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Dặn hs chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ (Trang 120)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
1.1. Năng lực ngôn ngữ.
- Trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có. Hiểu các thành ngữ, tục ngữ về quan niệm bình đẳng giữa nam và nữ.
1.2. Năng lực văn học: 
- Mở rộng vốn từ về chủ điểm: Nam và Nữ
thực hành làm các bài tập: biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó.
2. Năng lực chung
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
3. Phẩm chất: 
- Luôn có thái độ đúng đắn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, không coi thường phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
2. Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Hoạt động Khởi động ( 5 phút) 
- Cho 2HS nhắc lại tác dụng của dấu chấm, chấm than, chấm hỏi.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
* Phương pháp: hoạt động cả lớp 
* Thời gian: 22 phút
*Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm đôi.
? Em có đồng ý như vậy không.
- HS trả lời theo ý thích
? Em thích phẩm chất nào nhất:
- Ở một bạn nữ?
- Ở một bạn nam?
? Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn:
- Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy.
- Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ.
- GV cho HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ ngữ đó.
- Kết luận: Chúng ta cần rèn luyện để có được những phẩm chất tốt đẹp đó.
* Hoạt động cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, trao đổi và trả lời câu hỏi 1 nhóm HS viết vào bảng nhóm.
? Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì?
? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính:
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
- Gọi nhóm làm trên bảng nhóm. đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Kết luận: Nam và nữ có những phẩm chất riêng tiêu biểu cho giới tính của mình.
Bài 1: Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh; còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
a. Em có đồng ý như vậy không.
ĐA: Đồng ý
b. Em thích phẩm chất nào nhất:
- Ở một bạn nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người.
- Ở một bạn nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh
c. Giải nghĩa từ: 
Dũng cảm: Gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ.
Cao thượng: Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ độg trong mọi công việc chung.
Dịu dàng: Êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu.
Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người dễ chịu.
Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi.
VD: Hoa là một bạn gái rất dịu dàng.
Bài 2: Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính
- Phẩm chất chung: giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
- Phẩm chất riêng: 
- Ma-ri-ô rất giàu nam tính:
+ kín đáo ( giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho bạn biết) 
+ quyết đoán , mạnh mẽ, cao thượng( ý nghĩ vụt đến - hét to - ôm ngang lưng bạn ném xuống nước-nhường cho bạn xuống xuồng mặc dù mọi người trên xuống muốn nhận cậu vì cậu nhỏ hơn.
- Giu-li-ét-ta: dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc, băng cho bạn.
3. HĐ Vận dụng - Mở rộng: 
* Mục tiêu:. HS đặt câu nói về phẩm chất của các bạn nam hoặc nữ.
* Phương pháp: trò chơi 	
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành:
- GV mời 3, 4 HS đặt câu nói về phẩm chất của các bạn nam hoặc nữ. ( sử dụng từ ngữ ở bài tập 1 )
- HS thực hiện
5. Củng cố, dặn dò (3 phút)
? Qua bài, em thấy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với cả nam và nữ?
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Chính tả
 CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI (Nghe- viết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe, viết, trình bày đúng đoạn văn: Cô gái của tương lai.
- Luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
-Trình bày đẹp đoạn văn: Cô gái của tương lai.
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.
- Học sinh: Vở viết.	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_30.doc