Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được một số biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày hơp lý cho bản thân.

- Lập được thời gian biểu và áp dụng thường xuyên: học tập và sinh hoạt đúng thời gian biểu.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng học tập sinh hoạt đúng giờ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh hoạ, phiếu thảo luận nhóm, 8 bông hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp: (1')

- Sĩ số: 37 ; vắng: 0.

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

B. Kiểm tra bài cũ: (3')

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh

- Nhận xét.

C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Nội dung:

a. Hoạt động 1: (8') Bày tỏ ý kiến

Mục tiêu: Giúp học sinh có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động.

Cách tiến hành.

- Chia nhóm (2 bàn 1 nhóm), yêu cầu các nhóm trao đổi và trình bày ý kiến về việc làm của các bạn trong từng tình huống. - Các nhóm thảo luận - đại diện trình bày nhận xét.

Tình huống 1: Trong giờ học toán, cô đang hướng dẫn lớp làm bài, Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, Tùng vẽ máy bay trên nháp. - Giờ học Toán, Lan và Tùng làm việc khác, không chú ý nghe cô giảng sẽ không hiểu bài. Do đó học tập sẽ không tiến bộ, ảnh hưởng đến quyền học tập của các em.

Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm riêng bạn Dương vừa ăn vừa xem truyện. Tình huống 2:

 Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với gia đình như vậy mới thực hiện tốt quyền được bảo đảm sức khoẻ.

+ Việc nào đúng, việc nào sai? Vì sao?

 - Việc làm của các bạn là sai vì làm 2 việc cùng một lúc.

=>Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.

b. Hoạt động 2: (10') Xử lí tình huống

 Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn các ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.

Cách tiến hành:

- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm thảo luận trao đổi nội dung, sau đó trình bày ý kiến của nhóm mình bằng cách đóng vai - nhận xét.

Tình huống 1: Ngọc đang xem 1 chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.

+ Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó? Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp?

Tình huống 2: Đầu giờ học sinh xếp hàng vào lớp, Nam và Hùng đi học muộn, đeo cặp đứng ở cổng trường. Nam rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi chơi đi".

+ Hãy lựa chọn giúp Hùng cách ứng xử phù hợp và giải thích lí do.

- Tình huống 1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ sớm để đảm bảo sức khoẻ không làm mẹ lo lắng.

- Tình huống 2: Bạn Hùng nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.

- Hùng không nên bỏ học, cần phải đi học đúng giờ.

=>Mỗi tình huống có thể có rất nhiều cách ứng xử, ta nên chọn cách ứng xử phù hợp nhất.

c. Hoạt động 3: (7'): Liên hệ bản thân

Mục tiêu: Giúp học sinh biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.

Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm bàn các nội dung có trong phiếu:

- Thảo luận nhóm đôi.

+ Buổi sáng em làm những việc gì?

+ Buổi trưa em làm những việc gì?

+ Buổi chiều em làm những việc gì?

+ Buổi tối em làm những việc gì? - Học sinh trao đổi, trình bày các ý kiến.

- Chốt các ý, công việc của từng buổi theo ý kiến của học sinh.

=>Cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà phụ giúp bố mẹ và nghỉ ngơi.

4. Củng cố - dặn dò: (5')

Trò chơi : Gió thổi

 - GV nêu luật chơi: Mỗi nhóm cử 4 học sinh, mỗi bạn cầm 1 bông hoa (khác màu) có ghi chữ, gió thổi bạn nào cầm bông hoa màu gì thì đưa cao hoặc đọc cho các bạn nghe nội dung ghi trong bông hoa đó.

+ Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì cho sức khoẻ?

=>Sắp xếp thời gian hợp lí sẽ giúp ta học tập và sinh hoạt được tốt hơn.

- GV nhắc HS lập thời gian biểu hợp lí.

- Nhận xét giờ học.

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học tập tiến bộ.

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta biết công việc cần làm.

 

doc 182 trang cuckoo782 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 9/9/2020
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 10/ 9/2020 
Toán
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố lại cách đếm, đọc, viết các số có 1 chữ số, các số có hai chữ số; Số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số; Số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số;
số liền trước, số liền sau.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, đếm, viết các số đến 100.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài 2.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 37; vắng: 0.........................................................................................
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh 
- Nhận xét. 
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (8’) Số?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
a, Nêu tiếp các số có 1 chữ số.
b, Viết số bé nhất có 1 chữ số.
c, Viết số lớn nhất có 1 chữ số.
- Yêu cầu học sinh làm bài - 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài - đổi chéo vở kiểm tra.
+ Hãy nêu các số từ 0 đến 9 và ngược lại?
- Học sinh đếm từ 1 đến 9; từ 9 về 1.
+ Có tất cả bao nhiêu số có một chữ số? 
- Có 10 số.
+ Số bé nhất là số nào? 
- Số 0.
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào? 
- Số 9 
+ Số liền sau ngay số 9 là số nào?
- Số 10.	
Bài 2: (14') Số ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
a, Nêu tiếp các số có 2 chữ số.
- Trò chơi: Cùng nhau lập bảng số.
Cách chơi: Cắt bảng số của bài 2 thành 5 băng giấy (mỗi băng 2 hàng). Chia lớp thành 5 đội, các đội điền nhanh và đúng các số còn thiếu trên băng giấy. Đội nào xong trước thì dán lên bảng. Đội nào xong trước, điền đúng, dán đúng đội đó thắng cuộc.
- Sau khi cho học sinh chơi xong, cho từng đội đếm các số của đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
2 453
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
9 90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
+ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào? 
- Số 10
+ Số lớn nhất có 2 chữ số? 
- Số 99
+ Số liền sau số 99 là số nào? Số đó có mấy chữ số? 
- Liền sau số 99 là số 100, số đó có 3 chữ số.
+ Có bao nhêu số tròn chục có 2 chữ số? Đó là số nào?
- Có 9 số: 10; 20; 30; 40 ;50; 60; 70; 80; 90.
Bài 3: (10') Viết số liền trước, liền sau của một số.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
- Viết số liền trước, số liền sau của 1 số đã cho.
- Vẽ lên bảng:
39
+ Số liền trước của số 39 là số nào? 
- Số 38
+ Làm cách nào để tìm được số 38? 
- Lấy 39 trừ 1 được 38.
+ Số liền sau của 39 là số nào? 
- Số 40.
+ Nêu cách tìm? 
- Lấy 39 + 1 = 40 
+ Muốn tìm số liền trước của 1 số đã cho ta làm thế nào?
- Lấy số đã cho trừ 1 đơn vị.
+ Muốn tìm số liền sau của 1 số đã cho ta làm thế nào?
- Lấy số đã cho cộng 1 đơn vị.
+ Có tất cả bao nhiêu số có 2 chữ số?
- Có 90 số.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
 + Muốn tìm số liền trước, số liền sau của 1 số ta làm thế nào?
+ Số lớn nhất có 1 chữ số, số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
- Nhận xét giờ học.
- Số liền trước: Lấy số đã cho - 1 đơn vị.
- Số liền sau: Lấy số đã cho + 1 đơn vị.
- Số 9
- Số 99
 RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
	..................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được một số biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày hơp lý cho bản thân.
- Lập được thời gian biểu và áp dụng thường xuyên: học tập và sinh hoạt đúng thời gian biểu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng học tập sinh hoạt đúng giờ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ, phiếu thảo luận nhóm, 8 bông hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 37 ; vắng: 0.......................................................................
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh
- Nhận xét.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Nội dung: 
a. Hoạt động 1: (8') Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu: Giúp học sinh có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hành động.
Cách tiến hành.
- Chia nhóm (2 bàn 1 nhóm), yêu cầu các nhóm trao đổi và trình bày ý kiến về việc làm của các bạn trong từng tình huống.
- Các nhóm thảo luận - đại diện trình bày nhận xét.
Tình huống 1: Trong giờ học toán, cô đang hướng dẫn lớp làm bài, Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, Tùng vẽ máy bay trên nháp.
- Giờ học Toán, Lan và Tùng làm việc khác, không chú ý nghe cô giảng sẽ không hiểu bài. Do đó học tập sẽ không tiến bộ, ảnh hưởng đến quyền học tập của các em.
Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm riêng bạn Dương vừa ăn vừa xem truyện. 
Tình huống 2: 
 Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với gia đình như vậy mới thực hiện tốt quyền được bảo đảm sức khoẻ.
+ Việc nào đúng, việc nào sai? Vì sao? 
- Việc làm của các bạn là sai vì làm 2 việc cùng một lúc.
=>Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b. Hoạt động 2: (10') Xử lí tình huống
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn các ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm thảo luận trao đổi nội dung, sau đó trình bày ý kiến của nhóm mình bằng cách đóng vai - nhận xét.
Tình huống 1: Ngọc đang xem 1 chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. 
+ Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó? Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? 
Tình huống 2: Đầu giờ học sinh xếp hàng vào lớp, Nam và Hùng đi học muộn, đeo cặp đứng ở cổng trường. Nam rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi chơi đi". 
+ Hãy lựa chọn giúp Hùng cách ứng xử phù hợp và giải thích lí do.
- Tình huống 1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ sớm để đảm bảo sức khoẻ không làm mẹ lo lắng...
- Tình huống 2: Bạn Hùng nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.
- Hùng không nên bỏ học, cần phải đi học đúng giờ.
=>Mỗi tình huống có thể có rất nhiều cách ứng xử, ta nên chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
c. Hoạt động 3: (7'): Liên hệ bản thân
Mục tiêu: Giúp học sinh biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm bàn các nội dung có trong phiếu: 
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Buổi sáng em làm những việc gì? 
+ Buổi trưa em làm những việc gì?
+ Buổi chiều em làm những việc gì?
+ Buổi tối em làm những việc gì?
- Học sinh trao đổi, trình bày các ý kiến.
- Chốt các ý, công việc của từng buổi theo ý kiến của học sinh. 
=>Cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà phụ giúp bố mẹ và nghỉ ngơi.
4. Củng cố - dặn dò: (5')
Trò chơi : Gió thổi 
 - GV nêu luật chơi: Mỗi nhóm cử 4 học sinh, mỗi bạn cầm 1 bông hoa (khác màu) có ghi chữ, gió thổi bạn nào cầm bông hoa màu gì thì đưa cao hoặc đọc cho các bạn nghe nội dung ghi trong bông hoa đó.
+ Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì cho sức khoẻ?
=>Sắp xếp thời gian hợp lí sẽ giúp ta học tập và sinh hoạt được tốt hơn.
- GV nhắc HS lập thời gian biểu hợp lí.
- Nhận xét giờ học.
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học tập tiến bộ.
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta biết công việc cần làm.
 RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 1, 2: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài.
- Biết nghỉ hơi sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính nhẫn nại, kiên trì trong học tập cũng như trong lao động 
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
- Tự nhận thức về bản thân (hiểu mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).
- Lắng nghe tích cực.
- Kiên định.
- Đặt mục tiêu.
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu văn dài và đoạn cần luyện đọc. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 37 ; vắng: 0........................................................................
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở của học sinh
- Nhận xét.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm: (1’)
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng việt lớp 2 tập 1. 
- Giới thiệu bài học.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa SGK:
+ Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
- Tranh vẽ 1 bà cụ và 1 cậu bé. Bà cụ đang mài 1 vật gì đó, bà vừa mài vừa trò chuyện với cậu bé.
2.Luyện đọc: (30’)
a. GV đọc mẫu. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- Hướng dẫn cách đọc:
+ Lời dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.
+ Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu.
b. Luyện đọc câu: 
- Đọc nối tiếp câu lần 1 kết hợp sửa sai trực tiếp cho học sinh.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu đến hết bài. 
- Đọc nối tiếp câu lần 2 kết hợp ghi bảng sửa lỗi sai phổ biến: nguệch ngoạc, nắn nón, mải miết.
- Đọc nối tiếp câu lần 3. Sửa phát âm.
c. Luyện đọc đoạn: 
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn đến hết bài.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài.
 Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng/đã ngáp ngắn/ ngáp dài.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ:
+ Con hiểu ngáp ngắn, ngáp dài là như thế nào?
+ Viết cẩn thận, tỉ mỉ hay còn gọi là gì? 
+ Đặt câu với từ nắn nót?
+ Viết nguệch ngoạc là viết như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là thành tài?
+ Đặt câu với từ thành tài?
- Ngáp nhiều vì buồn ngủ.
- Viết nắn nót.
- Bạn Tú viết nắn nót từng chữ một.
- Viết (vẽ) không cẩn thận.
- Trở thành người giỏi.
- Em chăm chỉ học để sau này sẽ thành tài.
- Gọi HS đọc đoạn lần 3.
- 4 HS đọc.
d. Luyện đọc đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm bàn.
- Học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện nhóm đọc đoạn 2, 3
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2 
3.Tìm hiểu bài: (22’)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1: 
1. Cậu bé chưa chăm học.
+ Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? 
- Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán và bỏ đi chơi. Khi tập viết, cậu chỉ nắn nót được vài chữ rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
+ Đoạn 1 cho con biết điều gì về cậu bé? 
- Cậu bé chưa chăm chỉ học tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2:
2. Thắc mắc của cậu bé.
+ Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một cái kim khâu.
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to có thể mài được thành chiếc kim khâu nhỏ bé không? 
- Cậu bé không tin.
+ Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? 
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Cậu ngạc nhiên hỏi: Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại: 
3. Lời khuyên của bà cụ.
+ Bà cụ giảng giải thế nào về việc làm của bà?
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi 1 tí sẽ có ngày cháu thành tài.
+ Bà cụ muốn nói gì với cậu bé?
- Muốn khuyên cậu bé chăm học.
+ Khi nghe bà cụ khuyên, cậu bé đã làm gì?
- Cậu đã hiểu ra quay về nhà học bài.
+ Theo con, đoạn này muốn nói điều gì?
-Lời khuyên của bà cụ thật bổ ích cho cậu bé.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
- Khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
4.Luyện đọc lại: (15’)
- GV đọc lại toàn bài và hướng dẫn lại giọng đọc:
+ Lời dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.
+ Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn 1, đọc mẫu 
+ Nên nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
 Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở.
- Gọi 2 học sinh thể hiện lại.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc lại đoạn đó theo nhóm bàn.
- Gọi 1 vài nhóm đọc - nhận xét.
- Luyện đọc phân vai:
+ Bài có mấy nhân vật nào? Là những nhân vật nào?
- Gọi học sinh đọc phân vai - nhận xét.
- Bài có 3 nhân vật: cậu bé, bà cụ, người dẫn chuyện.
- Học sinh đọc - nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò: (3’)
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
+ Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
+ Em cần làm gì để có kết quả cao trong học tập?
- Nhận xét giờ học.
- Muốn thành tài thì cần chăm chỉ, chịu khó, 
- Thích bà cụ vì bà cụ đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì,...
- Chăm chỉ, kiên trì,...
RÚT KINH NGHIỆM: .................
: .....................................................
 ..............................................................
: ..............................................................
--------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 9/9/2020
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11/9/2020
Chính tả
Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: 
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Trình bày đúng 2 câu văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập: 2, 3, 4. 
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 37; vắng: 0................................................................................
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh
- Nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Hưíng dÉn tập chép: (7')
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn viết:
 Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày cháu thành tài. 
- GV đọc đoạn văn:
+ Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào?
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Đoạn chép là lời của ai nói với ai?
- Lời của bà cụ nói với cậu bé.
+ Bà cụ nói gì với cậu bé?
- Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.
+ Đoạn chép có mấy câu?
- Có 2 câu.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Có dấu chấm.
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn.
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi vào 1 ô.
- Viết từ khó: giống, mài, thỏi sắt
- HS viết bảng con
3. Học sinh chép bài vào vở: (15')
- Hướng dẫn cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng.
- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn học sinh.
- GV thu 1 số bài chấm, nhận xét.
4. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: (3’)Điền vào chỗ trống c hay k?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì? 
- Gọi 1 học sinh làm mẫu từ đầu tiên.
- Điền vào chỗ trống c hay k.
- kim khâu: điền chữ k .
- Yêu cầu học sinh làm bài - 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài - đổi chéo vở kiểm tra.
- cậu bé: điền chữ c
- kiên trì: điền chữ k
- bà cụ: điền chữ c
+ Khi nào ta viết là k?
+ Khi nào ta viết là c?
- Viết k khi đứng sau nó là các nguyên âm e, ê, i.
- Viết là c trước các nguyên âm còn lại.
Bài 2: (8’) Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 - Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau:
- Trò chơi: Ô chữ 
- Luật chơi: Mỗi dãy cử 4 bạn lên tham gia thi đua theo tiếp sức - điền các chữ cái ứng với tên chữ cái.
STT
Chữ cái
Tên chữ cái
1
a
a
2
ă
á
3
â
ớ
4
b
bê
5
c
xê
6
d
dê
7
đ
đê
8
e
e
9
ê
ê
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ.
- Học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
4. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Đọc tên 9 chữ cái đã học?
- Nhận xét giờ học.
- Chữ a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
 RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------- 
 Toán
Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết viết, đọc các số có hai chữ số, thứ tự của các số.
- Viết các số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: Rèn óc tư duy, sáng tạo cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số: 37; vắng: 0:....................................................................................................
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trò chơi: Phản xạ nhanh.
GV hỏi nhanh - HS trả lời nhanh câu hỏi: 
+ Số liền trước của 72? 
+ Số liền sau của 83? 	 
+ Nêu các số có 1 chữ số?
+ Có bao nhiêu số tròn chục có 2 chữ số? Là những số nào? 
+ Nêu nối tiếp các số có 2 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Nhận xét.
- Số 71.
- Số 84
- Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Có 9 số tròn chục có 2 chữ số là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
- Học sinh đọc nối tiếp từ 10 đến 99.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (5') Viết (theo mẫu)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: 
+ Bài yêu cầu gì?
- Viết (theo mẫu):
+ Đọc tên các cột trong bảng?
- Gọi 1 học sinh đọc hàng 1 trong bảng 
- Chục , Đơn vị , Viết số , Đọc số .
- Hướng dẫn phần mẫu:
+ 8 chục, 5 đơn vị, viết số 85, đọc tám mươi lăm.
+ 85 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- Gồm 8 chục và 5 đơn vị.
- Thiết lập thành tổng.
 8 chục, 5 đơn vị => 85 = 80 + 5 
- Yêu cầu học sinh làm tương tự với các phần còn lại - 1 học sinh làm bảng phụ.
Chôc
Đơn vị
Viết số
§äc sè
8
5
85
tám mươi lăm
3
6
36
ba mươi sáu
7
1
71
bảy mươi mốt
9
4
94
chín mươi tư
+ Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số? 
- Viết chữ số chỉ hàng chục trước, sau đó viết chữ số chỉ hàng đơn vị vào bên phải số đó. 
+ Nêu cách đọc số có 2 chữ số? 
- Đọc chữ số chỉ chục trước, sau đó đọc từ "mươi" rồi đọc tiếp đến chữ số chỉ hàng đơn vị (đọc từ trái sang phải).
Bài 2: (5’) Viết các số 57; 98; 61; 88; 74; 47 theo mẫu
- Gọi 1 HS làm mẫu.
M: 57 = 50 + 7
+ Số 57 là số có mấy chữ số?
+ Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số có hai chữ số
- Gồm 5 chục và 7 đơn vị
+ 5 chục còn được gọi là bao nhiêu?
- 5 chục hay còn gọi là năm mươi
+ Vậy số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị ta viết thế nào ?
57 = 50 + 7
- Tương tự yêu cầu HS làm các số còn lại
98 = 90 + 8 61 = 60 + 1
88 = 80 + 8 74 = 70 + 4
47 = 40 + 7
- Gọi HS đọc bài, nhận xét
Bài 3: (5') > ; < = ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Điền dấu ; = 
+ Muốn điền dấu đúng con phải làm gì?
- Phải so sánh 2 số với nhau.
+ Ở cột 3 con làm thế nào? 
- Tính kết quả rồi so sánh. 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Học sinh làm bài - đọc - nhận xét. 
34 < 38 27 < 72 
72 > 70 68 = 68 
80 + 6 > 85
40 + 4 = 44
- So sánh cột chục với cột chục (3=3), ta so sánh tiếp đến cột đơn vị với cột đơn vị (4 < 8). Nên 34 < 38.
+ Nêu cách làm: 34 < 38?
- Nhận xét
Bài 4: (8’) Viết các số 33; 54; 45 ; 28 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Viết các số 33, 54 ,45 ,28.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn. 
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ Để viết đúng theo thứ tự của từng phần ta cần phải làm gì? 
- So sánh các số. 
- Yêu cầu học sinh làm bài - 2 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài - đọc - nhận xét.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 28; 33; 45; 54.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 54; 45; 33; 28.
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm?
- So sánh chữ số ở từng cột,...
Bài 5: (8’) Viết số thích hợp vào ô trống, biết các số đó là: 98; 76; 67; 93; 84.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì? 
- Viết số thích hợp vào ô trống:
+ Dựa vào hình vẽ và các số đã biết theo con các số được sắp xếp như thế nào?
- Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Cách chơi: Mỗi đội cử 2 bạn lên tham gia chọn số đúng để điền vào ô trống.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Thứ tự điền là: 67; 70; 76; 80; 84; 90; 93; 98; 100.
+ Trong các số đó số nào là số lớn nhất? Số nào bé nhất? Số nào là số tròn chục?
- Số lớn nhất là : 100
- Số bé nhất là : 67
- Số tròn chục là : 70 ; 80 ; 90
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò: (3’) 
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- Cách chơi: 4 nhóm, mỗi nhóm 2 bạn tham gia. Viết thật nhanh “số có 2 chữ số giống nhau theo thứ tự từ bé đến lớn”. Theo hình thức tiếp sức. Đội nào làm nhanh, đúng đội đó thắng.
- Nhận xét và tuyên dương đội có tinh thần chơi tốt.
- Nhận xét giờ học.
RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được xương và các cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hiểu được: Nhờ có hoạt động của cơ và xương mà cơ thể cử động được.
2. Kĩ năng: Biết quan sát, chỉ và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể.
3. Thái độ: Tự giác bảo vệ tốt các bộ phận của cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ cơ quan vận động hoặc máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Sĩ số: 37; vắng: 0.......................................... 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở của học sinh
- Nhận xét.
C. Bµi míi: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Yêu cầu học sinh hát bài “5 ngón tay ngoan" có động tác phụ hoạ.
- Học sinh hát có động tác phụ họa.
+ Khi hát và múa những bộ phận nào của cơ thể cử động?
- GV giới thiệu chủ điểm: Con người và sức khỏe.
- GV giới thiệu bài -> Ghi bảng.
- Tay, miệng, đầu,... 
2. Hoạt động 1: (10') Thực hành:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi vận động.
Cách tiến hành:
- Treo tranh, yêu cầu học sinh thực hiện thao tác nghỉ, nghiêm theo tranh.
- cá nhân thực hiện theo nhóm.
- gọi HS thực hiện từng động tác.
- cá nhân và cả lớp
3. Hoạt động 2(8'): Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:
+ Trong các động tác em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
- Tay, đầu, mình, chân,... (Học sinh vừa nêu vừa chỉ vào các bộ phận của cơ thể).
=>Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, tay, chân đều phải cử động.
4, Hoạt động 3( 8’): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. Nêu được vai trò của xương và cơ.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh tự nắn bàn tay của mình.
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. 
- Học sinh thao tác. 
+ Dưới lớp da của cơ thể có gì?
- Có xương và thịt. 
- Cho HS cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ tay.
- Học sinh cử động.
+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động đựơc? 
- Nhờ xương, thịt.
=>Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ (các bắp thịt dưới da) và xương mà cơ thể cử động được. 
- Cho học sinh quan sát hình 5, 6 theo nhóm đôi:
- HS quan sát, trao đổi, trình bày.
+ Chỉ và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?
- Xương và cơ là cơ quan vận động.
- Đính tranh lên bảng, yêu cầu học sinh chỉ trên tranh và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- Học sinh chỉ trên tranh và nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
=>Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- nhiều HS nhắc lại.
5. Hoạt động 4( 7'): Trò chơi “Vật tay” 
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hoạt động vui chơi bổ ích sẽ giúp cơ quan vận động phát triển tốt. 
Cách tiến hành:
Cách chơi: 2 em ngồi đối diện nhau, tì khuỷu tay lên bàn, 2 tay của 2 bạn đan chéo nhau. Khi GV nói “chuẩn bị” 2 cánh tay để sẵn trên bàn. Khi hô “bắt đầu” cả 2 dùng sức ở tay kéo tay của đối phương ngả về phía mình là bạn đó thắng. Mỗi nhóm 3 bạn: 2 bạn chơi, 1 bạn làm trọng tài.
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- 2 học sinh lên làm mẫu.
- Học sinh tham gia trò chơi. Lớp tuyên dương bạn thắng cuộc.
=>Qua trò chơi cho thấy tay ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ, chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và thường xuyên vận động.
5. Củng cố kiến thức: (2')
+ Kể tên các cơ quan vận động của cơ thể? 
+ Nhờ đâu mà cơ thể cử động được? 
+ Để xương và cơ phát triển tốt ta cần làm gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Xương và cơ.
- Nhờ hoạt động của cơ và xương.
- Cần năng vận động.
RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10/ 9/ 2020
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 12/ 9/ 2020 
Tập đọc
Tiết 3: TỰ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch). 
- Nắm được nghĩa và cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học. Các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, huyện, ).
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài.
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.
3. Thái độ:
- Hiểu ích lợi của bản tự thuật. Biết cách khai lí lịch. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
 - Sĩ số: 37 ; vắng: 0...............................................................................
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
B. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
 - Gọi 1 HS đọc đoạn 2:
+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
- Gọi HS đọc đoạn 3,4:
+ Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé đã làm gì?
- Nhận xét
- Mỗi ngày cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng cho xong chuyện.
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường.
- Cậu bé hiểu ra và quay về nhà học bài.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Luyện đọc: (15’)
a. GV đọc mẫu:	
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Giới thiệu cấu trúc 1 bài tự thuật: 
 Bài tự thuật gồm 2 phần được ngăn cách nhau bằng dấu 2 chấm. Phần yêu cầu nằm bên trái, phần trả lời nằm bên phải. Khi đọc cần nghỉ hơi rõ ở mỗi phần.
+ Tự thuật là gì?
- Là kể về mình.
b. Luyện đọc câu:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm trực tiếp.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng lần 2 kết hợp ghi bảng sửa lỗi sai phổ biến: quê quán, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm. 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng dòng.
- gọi HS đọc đoạn lần 3. 
c. Luyện đọc đoạn: GV chia đoạn: 2 đoạn
- Mỗi HS đọc một đoạn đến hết bài.
- Đoạn 1: 4 dòng đầu.
- Đoạn 2: còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ SGK.
+ Nơi gia đình sống đã nhiều đời được gọi là gì?
+ Đặt câu với từ "quê quán"?
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 3, nhận xét.
- Họ và tên: // Bùi Thanh Hà. // 
- Nam, / nữ: // Nữ. //
- Quê quán (quê).
- Quê em ở Quảng Ninh.
d. Luyện đọc nhóm. 
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm bàn.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
- Gọi 1 số nhóm đọc - nhận xét.
- Các nhóm trao đổi cử đại diện đọc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3.Tìm hiểu bài: (10’)
+ Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
- Biết tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,...
+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà? 
- Nhờ bản tự thuật.
- Chiếu mẫu bản tự thuật.
- HS quan sát.
+ Hãy dựa vào bản tự thuật tự kể về mình.
- 2, 3 học sinh trình bày.
+ Hãy cho biết tên, địa phương em ở?
- Nơi em đang ở thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Trò chơi: Em làm phóng viên.
- Các nhóm tham gia trò chơi. 
+ Cách chơi: Mỗi nhóm đại diện 1 học sinh làm phóng viên để phỏng vấn các bạn.
=>Để nói lời tự thuật, em phải nhớ ngày sinh, nơi sinh, chỗ ở hiện nay. Bản tự thuật còn được gọi là bản khai lí lịch, đây là bản khai mà mỗi khi đi đâu, tham gia vào công việc gì đều cần phải có. 
4. Luyện đọc lại: (5')
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- Hướng dẫn lại cách đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc 1 đoạn
Họ và tên: // Bùi Thanh Hà // 
- Yêu cầu HS đọc đúng theo sự ngắt, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_10_truong_tieu_hoc_kim_dong.doc