Bài tập ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 môn Tiếng Việt

Bài tập ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 môn Tiếng Việt

Bài 11:Điền vào chỗ trống:

a. Điền chữ (r / d / gi):

Rùa con đi h ọc

 .ùa con đi chợ mùa xuân

Mới đến cổng chợ bước chân sang hè

Mua xong chợ đã vãn chiều

Heo heo .ó thổi cánh .iều mùa thu.

 Theo Mai Văn Hai b. Điền ch ữ ng hoặc chữ ngh

Cái trống trường em

Mùa hè cũng .ỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm .ẫm .ĩ

 

doc 97 trang xuanhoa 06/08/2022 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn tập hè lớp 1 lên lớp 2 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
BÀI TẬP
ĐÁP ÁN
PHẦN I: HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 1
1
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ
2
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT HIỆN HÀNH
12
A. CÁC PHÂN MÔN
12
B. NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN
12
C. CÁC DẠNG BÀI CHÍNH TẢ - ĐỌC HIỂU
12
D. QUI TẮC VIẾT DẤU THANH TRONG TIẾNG VIỆT
13
E. CÁCH PHÁT ÂM
14
G. MỘT SỐ THUẬT NGỮ
16
PHẦN II. CÁC ĐỀ ÔN TẬP: ĐỀ 1
18
84
ĐỀ 2
20
84
ĐỀ 3
22
85
ĐỀ 4
24
85
ĐỀ 5
26
86
ĐỀ 6
19
87
ĐỀ 7
31
88
ĐỀ 8
33
88
ĐỀ 9
35
89
ĐỀ 10
37
89
ĐỀ 11
40
90
ĐỀ 12
42
90
ĐỀ13
44
91
ĐỀ 14
36
91
ĐỀ 15
48
92
ĐỀ 16
51
92
ĐỀ 17
53
93
ĐỀ 18
55
94
ĐỀ 19
47
95
ĐỀ 20
59
95
ĐỀ 21
62
96
ĐỀ 22
64
96
ĐỀ 23
66
97
ĐỀ 34
68
97
ĐỀ 35
70
97
ĐỀ 26
73
98
ĐỀ 27
75
99
ĐỀ 28
77
100
ĐỀ 29
80
101
ĐỀ 30
82
101
PHẦN I: TỔNG HỢP KIẾN THỨC
TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ
1. ÂM VỊ
(37)
Nguyên âm
(14)
Phụ âm
(23)
b, c, ch, d, đ, g, kh, t, v, 
h, l, m, n, ng, nh, p, 
ph, s, th, tr, x, gi, r
Nguyên âm đơn
(11)
Nguyên âm đôi
(3)
a, ă, â, e, ê, i,
 o, ô, ơ, u, ư
/iê/, /uô/, /ươ/
2. ÂM TIẾT
Trong Tiếng Việt 
mỗi tiếng là một âm tiết
Sơ đồ âm tiết
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
4. LUẬT GHI ÂM ĐẦU
Luật e, ê, i
Luật ghi âm /c/ trước âm đệm
Luật ghi chữ “gì”
/ng/ ngh
/g/ gh
Âm /c/ đứng trước e, ê, i ghi bằng k
e, ê, i
k
gh
ngh
gi
ì
5. MẪU VẦN
VẦN CHỈ CÓ ÂM CHÍNH
Mẫu 1
/ba/
VẦN CÓ ĐỆM VÀ 
ÂM CHÍNH
Mẫu 2
/oa/
b
a
o
a
VẦN CÓ ÂM CHÍNH
VÀ ÂM CUỐI
Mẫu 3
/an/
 VẦN CÓ ĐỦ ÂM ĐỆM
 ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI
 Mẫu 4
 /oan/
a
n
o
a
n
VẦN CÓ NGUYÊN ÂM ĐÔI
Mẫu 5
/iê/
/uô/
/ươ/
iê
n
uô
n
ươ
n
(nguyên âm đôi đặt ở âm chính)
6. ĐÁNH VẦN
(theo 2 bước)
TIẾNG THANH NGANG
TIẾNG CÓ DẤU THANH
/ba/ /bờ/ - /a/ - /ba/
/bà/ /ba/- /huyền/ - /bà/
Một số trường hợp đặc biệt
7. LUẬT CHÍNHTẢ
Luật viết hoa
Luật ghi tiếng nước ngoài
Luật ghi một số âm chính
Luật ghi dấu thanh
Luật ghi một số âm đầu
Vần chứa nguyên âm đôi 
có âm cuối thì dấu thanh được ghi ở 
con chữ thứ hai của nguyên âm đôi
Ví dụ: miến; muốn; lượn; 
9. LUẬT GHI DẤU THANH
Viết dấu thanh ở
 âm chính của vần.
Vần chứa nguyên âm đôi không có âm cuối thì dấu thanh 
ghi ở con chữ thứ nhất 
của nguyên âm đôi
Ví dụ: mía; múa; lửa; 
Tên riêng Tiếng Việt
Tên riêng tiếng nước ngoài
8. LUẬT VIẾT HOA
Viết hoa để tỏ sự tôn trọng
Ví dụ: Người; Bà Trưng; Bà Triệu 
Tên riêng
Tiếng đầu câu
10. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐẶC BIỆT
c
ua
q
u
a
ˎ
gi
i
ˏ
gi
iê
ng
ˏ
c
uô
c
ˏ
q
u
ô
c
x
oo
ng
 cua 
 qua
 gì 
 giếng 
 cuốc
 quốc 
 xoong
11. MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 1:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng: nghề, chá, thủ, kha
Bài 2:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng: qua, quê, quỉ, quả
Bài 3:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng:làn, vần, nhất, xéo
Bài 4:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng : hoa, xòe, quỉ, quả
Bài 5:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng : khuyết, nguyễn, tuyết, nguyệt
Bài 6:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng: thụi, thúy, khoe, khoe
Bài 7:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng : bia, cua, mưa, đuối
Bài 8:Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng : cốc, cuốc, quốc, quả
Bài 9 :Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng : của, quả,dĩa, giã
Bài 10:Điền vào chỗ trống:
a hay ơ :
bài th...
cái c...
ph... trà 
quả m....
ng hay ngh
.........ỉ hè
cây ........ô
......ẫm nghĩ
con .....é
Bài 11:Điền vào chỗ trống:
a. Điền chữ (r / d / gi): 
Rùa con đi h ọc
 ....ùa con đi chợ mùa xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè
Mua xong chợ đã vãn chiều
Heo heo ...ó thổi cánh ...iều mùa thu.
 Theo Mai Văn Hai
b. Điền ch ữ ng hoặc chữ ngh
Cái trống trường em 
Mùa hè cũng .......ỉ 
Suốt ba tháng liền 
Trống nằm .....ẫm ....ĩ 
Bài 12:Ñieàn vaøo choã chaám: 
a. Điền tiếng có vần ao hoặc au
Đèn ông.....
con......
tờ....... Nhi Đồng
bó......cải
b. Điền nạ hoặc lạ, nơ hoặc lơ
Đeo mặt......
cài ......
người khách.......
........ đãng
c. Điềnng hay ngh:
lắng.......e
suy ..... ĩ
hoan..... ênh
xoay .....iêng
phi..... ựa
nghi ..... ờ
thơm......on
đàn.....an
Bài 13:Em hãy đọc các tiếng sau: xuân, chân , lê, quà, duyên
a. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần chỉ có âm chính:
b. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm đệm và âm chính:
c. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm chính và âm cuối:
d. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm đệm, âm chính và âm cuối:
e. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có nguyên âm đôi:
Bài 14 :Em hãy đọc các tiếng sau: bò, quỷ, khuya, trúc, ngoại
a. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần chỉ có âm chính:
b. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm đệm và âm chính:
c. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm chính và âm cuối:
d. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có âm đệm, âm chính và âm cuối:
e. Tìm và đưa vào mô hình một tiếng chứa vần có nguyên âm đôi:
TIẾNG VIỆT HIỆN HÀNH
A. CÁC PHÂN MÔN:
B. NỘI DUNG TỪNG PHÂN MÔN
C. CÁC DẠNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ - ĐỌC HIỂU
- Dạng bài điền các âm đầu có qui tắc:c/k/qu; ng/ngh, gh/g
- Dạng bài tìm tiếng chứa vần (trong bài hoặc ngoài bài), tìm từ
- Điền âm, vần bất kì để tạo thành từ/câu đúng.
- Dạng bài điền các âm đầu dễ lẫn nhưng không có qui tắc: x/s; r/d/gi; ch/tr.
- Dạng bài nối 2 vế cụm từ thành câu đúng.
- Nối 2 tiếng thành từ đúng.
- Dạng bài tìm từ theo chủ đề.
- Dạng bài tìm từ theo tranh.
- Giải câu đố.
- Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh.
- Viết tiếp tạo câu hoàn chỉnh.
- Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
D. QUI TẮC VIẾT DẤU THANH TRONG TIẾNG VIỆT
* Mô hình của tiếng:
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
Ví dụ: ẵm, im, yên, ai.
- Tiếng Việt gồm 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh (còn gọi là dấu).
- Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính.
Ví dụ: là, lạ, toà, tạo.
- Cách ĐẶT DẤU THANH trong nguyên âm đôi. Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi. Chúng đều có nhiều cách ghi:
- Nguyên âm đôi “ua” được ghi 2 cách:
+ Khi có âm cuối ghi là /uô/, VD: muốn
+ Khi không có âm cuối ghi là /ua/, VD: múa
-Nguyên âm đôi “ưa” được ghi 2 cách:
+ Khi có âm cuối ghi là /ươ/, VD: mượn
+ Khi không có âm cuối ghi là /ưa/,VD: cửa
- Nguyên âm đôi “ia” được ghi 4 cách:
+ Khi có âm cuối + không có âm đệm, ghi là/ iê/, VD: tiến
+ Khi có âm cuối + có âm đệm, ghi là /yê/, VD: tuyến
+ Khi không có âm cuối + không có âm đệm, ghi là /ia/, VD: mía
+ Khi không âm cuối + có âm đệm, ghi là /ya/, VD: khuya
 * Quy tắc đặt dấu thanh
- Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...
- Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp:
+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.
Ví dụ: muốn, miến, cường, muộn, tiện, vượng.
+ Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.
Ví dụ: múa, mía, cửa, lụa, lịa, vựa.
-Các tiếng có vần "oa" gồm âm đệm "o" và âm chính "a". Theo quy tắc: Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chínhà đặt dấu thanh ở âm “a” là đúng.
VD: hoạ mi, loà xoà
( Quy tắc này áp dụng với cả vần "oe" và "uy". Ví dụ: hoè, quý,...)
E. CÁCH PHÁT ÂM
Ví trị âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu
* Phụ âm môi :
- môi + môi : m – b ; (p) : bình minh
- môi + răng : v – ph (f) : vi phạm
* Phụ âm đầu lưỡi :
- đầu lưỡi + răng trên : t – th : tinh thần
- đầu lưỡi + hàm răng khít : x : xinh xắn
- đầu lưỡi + chân răng-vòm cứng: n – đ – l : nó đẹp lắm
- đầu lưỡi cong + vòm cứng : (l) – r – tr – s : rộn ràng, trong sáng
- đầu lưỡi rung + vòm cứng : r (r rung hơi khác với r mềm ở hàng trên) : run rẩy, rung rinh
- đầu lưỡi bẹt + vòm cứng : d – gi : dòng giống
* Phụ âm mặt lưỡi :
-mặt lưỡi + vòm miệng : ch – nh : chi nhánh
* Phụ âm cuống lưỡi :
- cuống lưỡi ngoài + vòm mềm : kh – g (gh) : khiêng gánh
- cuống lưỡi trong + vòm mềm : ng (ngh) – c (k,q) : ngông cuồng, nguy kịch quá
* Phụ âm thanh hầu :
- cuống lưỡi thụt về phía sau để thu hẹp thanh hầu : h : hầu hạ.
Lưu ý:
- âm l có thể cấu âm ở cả 2 vị trí. Đối với người thường đọc lộn l ra n, và n ra l thì nên dùng l cong lưỡi để tập luyện. Không nên cong lưỡi quá, sẽ không tự nhiên.
- âm r mềm ở hàng trên đọc gần giống như chữ j trong tiếng Pháp. Còn r rung thường gặp ở miền Trung, chỉ nên dùng để đọc các chữ diễn tả sự rung động như : rung rinh, run rẩy, run run và để đọc các chữ r của tiếng La-tinh như Ma-ri-a, Ro-sa 
* Có một số âm tiết không có phụ âm đầu như ăn, uống, an ủi còn đa số các âm tiết đều có phụ âm đầu. Muốn cho rõ tiếng, cần tập : “bật môi, đánh lưỡi” cho đúng cách. Vai trò của lưỡi quan trọng nên người ta khuyên nên “đánh lưỡi bảy lần trước khi nói” là vậy.
* Âm chính : Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm
- Nguyên âm : là những âm tự nó phát ra âm thanh mà không cần nhờ tới một âm nào khác : làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở-đóng tạo cao độ của âm thanh, còn hình thể các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt động của lưỡi và hàm dưới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau.
- Phân loại : có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i/y) và nguyên âm phức (ia (iê), ưa (ươ), ua (uô)).
* Dựa trên vị trí của lưỡi, người ta còn phân ra :
+ Nguyên âm hàng trước (lưỡi đưa ra trước, âm sắc sáng, bổng, môi bẹt) : e, ê, i/y, iê (ia).
+ Nguyên âm hàng giữa (lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hoà, môi không bẹt, không tròn) : a (ă), ơ (â), ư, ươ (ua).
+ Nguyên âm hàng sau (lưỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tròn) : o, ô, u, uô (ua).
 * Dựa trên độ mở của miệng, ta có 4 loại :
+ Nguyên âm rộng : e, a, o (âm lượng lớn)
+ Nguyên âm vừa : ê, ơ, ô (âm lượng vừa)
+ Nguyên âm hẹp : i, ư, u (âm lượng nhỏ)
+ Nguyên âm hẹp mở qua vừa : iê, ươ, uô (âm lượng nhỏ và lớn dần đến vừa)
Chú ý :
- ă là âm ngắn của a
- â là âm ngắn của ơ
- o và ô đôi lúc có dạng âm dài là : oo, ôô (xoong, bôông) ia, ua, ưa là âm phức không có âm cuối (VD: chia, chua, chưa )
- Ví dụ:
Âm o: miệng mở rộng, môi tròn.
Âm gh: gốc lưỡi nhích dần về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ.
Âm ngh: gốc lưỡi nhích về phía vòm miệng, hơi thoát ra qua cả đường mũi và miệng.
Âm Ph: môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.
G. MỘT SỐ THUẬT NGỮ:
- Âm (âm vị): là kí hiệu âm thanh nhỏ nhất trong ngôn ngữ.
1- Nguyên âm là những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở,(hiểu nôm na là các bộ phận như răng, lưỡi... môi không va chạm khi ta phát âm), ví dụ :âm a, i, u, o, e.
2- Phụ âm là âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc (lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm... nhau trong quá trình phát âm.), chỉ khi phối hợp với nguyên âm mới thành tiếng trong lời nói (các từ còn lại trong bảng chữ cái) : bạn thử phat âm chữ s, r, m, b, p, xem nào. 
- Vần: bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt, không có phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: ia.
- Tiếng: âm tiết trong tiếng Việt, về mặt là đơn vị thường có nghĩa, dùng trong chuỗi lời nói. Ví dụ: tỉa
- Từ: Đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ làcông cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
- Câu: là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó. 2) Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trong các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Thanh: tiếng, âm thanh.
- Đoạn văn: là một bộ phận của văn bản. Mỗi đoạn văn của một văn bản có tính độc lập tương đối. Nếu tách đoạn văn ra khỏi văn bản thì đoạn văn đó có tư cách như một văn bản nhỏ; còn đoạn văn nằm trong văn bản thì từng đoạn văn vẫn luôn luôn có sự liên kết với các đoạn văn khác.
- Khổ thơ: Trong thơ ca, khổ thơ là một tập hợp nhiều dòng thơ trong một bài thơ, được nhóm lại thành một khổ, ngăn cách với nhau bằng một dòng trống hoặc bằng cách canh thụt lề khác nhau. Các khổ thơ thường sắp xếp âm điệu và gieo vần theo quy tắc nhất định, mặc dù khổ thơ không nhất thiết phải tuân theo bất kì luật thơ nào.
PHẦN II: 30 ĐỀ LUYỆN TẬP
ĐỀ 1
Bài 1. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a.“ng” hay “ngh”: 	 . . .i ngờ . . .ẫm nghĩ
b.“” an hay “ang” : 	h .. động gi...` bầu 
Bài 2. Đọc thầm bài văn sau rồi trả lời câu hỏi 
Học trò của cô giáo Chim Khách
Cô giáo Chim Khách dạy cách làm tổ rất tỉ mỉ. Chích Chòe con chăm chú lắng nghe và ghi nhớ từng lời cô dạy. Sẻ con và Tu Hú con chỉ ham chơi, bay nhảy lung tung. Chúng nhìn ngược, ngó xuôi, nghiêng qua bên này, bên nọ, không chú ý nghe bài giảng của cô. Sau buổi học, cô giáo dặn các học trò phải về tập làm tổ. Sau mười ngày cô sẽ đến kiểm tra, ai làm tổ tốt và đẹp, cô sẽ thưởng.
 (Nguyễn Tiến Chiêm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng
1. Trong lớp cô giáo Chim Khách có mấy học trò đến lớp? Đó là ai?
A. Có hai học trò là Chích Chòe Con, Sẻ con
B. Có ba học trò là Tu Hú con, Chích Chòe Con, Sẻ con 
C. Có ba học trò là Chim Khách, Chích Chòe Con, Sẻ con 
2. Cô giáo Chim Khách dạy điều gì cho Chích Chòe con, Sẻ con và Tu Hú con?
A. Dạy cách bay chuyền
B. Dạy cách kiếm mồi 
C. Dạy cách làm tổ 
3. Chích Chòe con có tính tình thế nào?
A. Chăm chỉ
B. Ham chơi
C. Không tập trung
4. Sau buổi học cô giáo dặn học trò điều gì?
A. Phải ngoan ngoãn nghe lời cô giáo
B. Phải tập bay cho giỏi
C. Phải tập làm tổ cho tốt
5. Tìm các từ ngữ liên quan đến việc giảng dạy có trong bài.
Ví dụ: cô giáo
Bài 3. Tập chép lại bài thơ sau
Em yêu mùa hè
Em yêu mùa hè
Có hoa sim tím 
Mọc trên đồi quê
Rung rinh bướm lượn
Thong thả dắt trâu
Trong chiều nắng xế
Em hái sim ăn
Sao mà ngọt thế!
Bài 4. Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải cho phù hợp:
Chị ong vàng
vắt ngang lưng trời.
Dải mây trắng
căng lên trong gió.
Tiếng chim ca
ríu rít sân trường.
Cánh buồm trắng
chăm chỉ hút mật.
Bài 5. Sắp xếp các từ sau và viết thành câu cho phù hợp:
 bên/ chú ếch xanh/ bờ ao/ học bài
ĐỀ 2
Bài 1. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a. “ng” hay “ngh”: 
 .....ay .......ắn .....ắm .......ía
b.“r” hay “d”:
 .ét buốt dồi .ào 
c. “yên” hay “iên”: 
 cái . xe bờ b.. ˀ..
Bài 2. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Bình minh trong vườn
 Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc.Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao!
(Theo Trần Thu Hà)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Âm thanh gì trong vườn làm cho bạn nhỏ tỉnh giấc?
A. Tiếng đàn B. Tiếng chim C. Tiếng gió D. Tiếng cành cây
2. Cảnh vật trong vườn được tả vào buổi nào trong ngày?
A. Buổi chiều B. Tiếng chim C. Sớm mai D. Ban đêm
3. Bạn nhỏ chợt nhận ra điều gì đẹp?
A. Khoảnh vườn nhỏ C. Không khí trong lành 
B. Chim hót D. Tất cả các ý trên 
4. Sau khi bừng tỉnh giấc bạn nhỏ đã làm gì?
A. Chạy ra sân B. Bước ra vườn 
C. Hít thở không khí trong lành D. Tất cả các ý trên 
5. Em hãy viết một câu nói về vườn nhà em
Bài 3. Sắp xếp các từ sau và viết thành câu cho phù hợp:
 Thành/ chơi/ cùng/ bóng đá/ các bạn
Bài 4. Chép lại bài thơ sau
Bạn của bé
Bé học, bé chơi,
Bát,Thìa nằm đợi
Bữa ăn đến rồi
Cả hai cùng vội.
(Sưu tầm)
Bài 5. Nối từ ngữ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành câu:
Cột A
Cột B
Chúng em chơi trò
 suốt mùa hè.
Thời tiết hôm nay
đuổi bắt.
Chú ve ca hát
rất nóng.
ĐỀ 3
Bài 1.Điền “r”, “d” hoặc “gi”vào chỗ chấm cho đúng:
	cô ....áo	nhảy ....ây	.....a đình	....ừng cây
Bài 2. Em chọn tiếng trong ngoặc điền vào chỗ chấm cho đúng:
(sôi, xôi) .gấc, nước .
(lỗi, nỗi) ..buồn, mắc 
Bài 3. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Hai người bạn
Hai người bạn đang đi trong rừng, bỗng đâu, một con gấu chạy xộc tới.Một người bỏ chạy, vội trèo lên cây.Người kia ở lại một mình, chẳng biết làm thế nào, đành nằm yên, giả vờ chết.Gấu đến ghé sát mặt ngửi ngửi, cho là người chết, bỏ đi.
Khi gấu đi đã xa, người bạn tụt xuống, cười hỏi:
- Ban nãy, gấu thì thầm gì với cậu thế?
- À, nó bảo rằng kẻ bỏ bạn trong lúc hoạn nạn là người tồi.
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp chuyện gì xảy ra?
 A. Một con hổ chạy đến. B.Một con gấu xộc tới.
C. Thấy một con rắn. D. Thấy một con chim.
2. Hai người bạn đã làm gì?
A.Một người bỏ chạy, trèo lên cây. B. Một người nằm yên giả vờ chết.
C. Cả a và b. D. Chẳng làm gì cả.
3. Điều gì xảy ra đối với bạn ở dưới đất khi gấu đến?
Gấu ghé sát mặt bạn, ngửi và bỏ đi. B. Gấu cào mặt bạn.
Gấu ngửi. D. Gấu bỏ đi.
4. Người bạn đã trả lời gấu đã nói gì với mình?
Kẻ bỏ bạn lúc hoạn nạn là người tồi. B. Kẻ bỏ bạn là không tốt.
 C. Không được bỏ bạn D. Cần phải chạy trốn
Bài 4. Chép lại đoạn văn sau 
NGƯỜI ĂN XIN
 Ông già ăn xin đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi này đến túi nọ, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tơi chẳng biết làm thế nào.
Bài 5. Viết thêm vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau:
- Bạn Tuấn rất chăm chỉ - Cô giáo cho Hoa mượn cuốn sách ..
- Sân trường có những cây bàng ..
ĐỀ 4
Bài 1. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a. “tr” hay “ch”: 
 ......anh thêu cây ......anh
b. “àn” hay “àng”: 
 b......... tay cây b............ 
Bài 2. Viết lại các từ chứa vần giống nhau vào cùng một hàng:
loăng quăng
chuyển đi
quyết tâm
khuyết điểm
lời khuyên
duyên dáng
mở toang
khua khoắng
hoàng hôn
oang
 ..
 ..
 ..
 ..
oăng
 ..
 ..
 ..
 ..
uyên
 ..
 ..
 ..
 ..
 uyêt
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 3. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Cây bàng
Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng.
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
 (Theo Hữu Tưởng)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Đoạn văn tả cây bàng được trồng ở đâu? 
A. Ngay giữa sân trường	B. Trồng ở ngoài đường
C. Trồng ở trong vườn 	D. Trên cánh đồng
2. Xuân sang cây bàng thay đổi như thế nào?
A. Cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.
B. Cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.
C. Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
D. Lá vàng rụng đầy sân.
3.Tìm tiếng trong bài có vần “oang”? 
4.Tìm tiếng ngoài bài có vần “oang”?
...................................................................................................................................
5.Viết câu chứa tiếng có vần “oang”?
Bài 4. Chép lại bài thơ sau : Đi học
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay.
ĐỀ 5
Bài 1. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Dê con trồng củ cải
Cô giáo giao cho Dê Con một miếng đất nhỏ trong vườn trường để trồng rau cải củ.Dê con chăm chỉ, khéo tay nhưng lại hay sốt ruột. Làm đất xong, Dê Con đem hạt cải ra gieo. Chẳng bao lâu, hạt mọc thành cây, Dê Con sốt ruột, ngày nào cũng nhổ cải lên xem đã có củ chưa. Nhổ lên rồi lại trồng xuống. Cứ như thế, cây không sao lớn được.
(Theo Chuyện của mùa hạ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Dê Con trồng rau gì?
 A. rau đay B. rau cải củ C. rau cải bắp D. Rau cải xanh
2. Dê Con trồng rau cải ở đâu?
 A. trong sân trường B. trong vườn sau nhà
 C. trong thùng xốp D. trong vườn trường
3. Khi hạt cải mọc thành cây, ngày ngày Dê Con làm gì?
 A. Nhổ cải lên rồi lại trồng xuống. B. Tưới nước cho cây rau cải.
 C. Ra vườn ngắm rau cải. D. Bắt sâu cho cây rau cải.
4. Kết quả cây rau cải củ như thế nào?
 A. Cây cải không có lá. B. Cây cải không lớn được. 
 C. Cây cải không có củ. D. Cây cải lớn rất nhanh. 
Bài 2. Hoàn thành ô chữ, tìm từ xuất hiện ở hàng dọc tô đậm:
1. Loại bút có vỏ bằng gỗ, ruột là thỏi than?
2. Loài vật có mai cứng, có tám chân và hai càng?
3. Đồ vật dùng để quét nhà, làm bằng rơm?
4. Bộ phận trên cơ thể người dùng để nghe?
1
H
2
A
3
C
4
T
5
G
6
È
7
N
5. Loài vật có mào to trên đầu, thường gáy vào buổi sáng?
6. Tên một mùa trong năm, thời tiết nóng bức?
7. Đồ vật dùng để trang điểm, cài trên tóc hoặc áo?
 - Từ hàng dọc: 
Bài 3. Chép lại đoạn văn sau : Hoa mai vàng
 Nhà bác khải thật lắm hoa, có vài trăm thứ,rải rác khắp cả khu đất. Các cánh hoa dài ngắn, đủ sắc xanh đỏ trắng vàng, đủ hình đủ dạng.
Bài 4. Em chọn tiếng trong ngoặc điền vào chỗ trống cho đúng:
a. Lũy xanh mát. (che/tre) 
b. Hôm nay là ngày . nhật của bé. (sinh/xinh)
Bài 5. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a. “anh” hoặc “uanh”: q.......... co bức tr ..
b. “ng” hoặc “ngh”: bắp ......ô ............é con
HƯỚNG DƯƠNG
BAY LƯỢN
YÊU THƯƠNG
VƯƠN CAO
MƯA TUÔN
SUỐI NGUỒN
QUẢ CHUÔNG
CHUỒN CHUỒN
SƯỜN NÚI
HÌNH VUÔNG
RUỘNG RAU
PHẦN THƯỞNG: VỪA HỌC VỪA CHƠI
Các em tìm, đọc các từ trên tranh, rồi viết vào bảng cho thích hợp, sau đó tô màu tô màu cho bức tranh nhé!
 uôn
uông
ươn
ương
ĐỀ 6
Bài 1. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a. “ch” hay “tr”: buổi ....iều	thủy ....iều
b. “s” hay “x”: con ...âu	.....âu kim
Bài 2. Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho thành câu:
 A B
Vài lá non xanh
ầm ầm như thác đổ.
Những cơn gió
Mọc xòe trên mặt nước.
Tiếng mưa rơi
thổi vi vu.
Bài 3. Đọc bài thơ “ Cô giáo em” và trả lời câu hỏi (Khoanh vào câu trả lời đúng)
Cô giáo của em
Cô dạy em xếp hàng
Bạn sau nhường bạn trước
Cùng nhau đi đều bước
Ngay ngắn và nghiêm trang.
Rồi cô kể chuyện Thỏ
Chuyện bác Gấu, chuyện Voi
Chuyện nhổ cây cải củ
Cho cả lớp cùng chơi.
 (Theo Chu Huy)
1. Cô giáo dạy bạn nhỏ điều gì?
A. Đi đều bước B. Nhường bạn C. Xếp hàng
2. Bạn nhỏ đi đều bước như thế nào?
A. Ngay ngắn B. Ngay ngắn và nghiêm trang C. Nghiêm trang
3. Bài thơ nhắc đến tên loại cây nào?
A. Cây cải củ B. Cây bắp cải C. Cây cải xoong
4. Cô giáo đã kể bao nhiêu câu chuyện cho cả lớp?
A. 4 câu chuyện B. 3 câu chuyện C. 2 câu chuyện
5. a. Viết tên những con vật được nhắc đến trong bài thơ “Cô giáo em" : 
b. Tìm và gạch chân từ có tiếng chứa âm “x” trong bài thơ. Chép lại câu thơ có chứa tiếng vừa tìm được.
Bài 4. Ghép các tiếng ở ô bên trái với ô bên phải dưới đây thành từ mới. Viết lại từ ghép được:
cây
bảng
sân
giảng
nghe
trường
cái
ngoan
chăm
bàng
Bài 5. Sắp xếp các từ ngữ theo thứ tự thích hợp để tạo thành câu:
a. về vườn thú/ hươu Cao Cổ/ mới được chuyển
b. đều yêu quý/ mọi người/chú hươu thân thiện
c. chuồng/ các bạn nhỏ/ hươu Cao Cổ/ đến thăm
ĐỀ 7
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Khoanh vào câu trả lời đúng)
Bà tôi
Bà ơi! Cháu biết cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân. Bà nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời còn trẻ. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu về bà cho. Bà ơi, sấu bà muối hơi mặn một tí, nhưng ngon lắm bà ạ. Cháu ăn sấu bà cho, cháu cứ ứa nước mứt ra. Không phải tại sấu chua đâu, mà tại cháu yêu bà.
	Bà ơi! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu. Cháu cảm ơn bà nhiều lắm.
	Sau này lớn lên, cháu biết lấy gì đền đáp lại tấm lòng thương cháu của bà?
1. Bà ra sân vào lúc nào?
A. Sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió
B. Sau mỗi đêm mưa gió
C. Buổi sáng sớm
2. Bà ra sân để làm gì?
A. Quét lá rụng	B. Nhặt quả sấu rụng	C. Trồng cây
3. Cây sấu được bà trồng từ bao giờ?
A. Thời còn trẻ	B. Thời đi học	C. Ngày xưa
4. Câu nào trong bài đọc trên thể hiện tình yêu của cháu dành cho bà?
5. Tìm trong đoạn văn và viết lại:
a. Tiếng bắt đầu bằng “g”: .
b. Tiếng bắt đầu bằng “ch”: ..
Tiếng bắt đầu bằng“tr”: ..
c. Tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng có “ch”, “tr” vừa tìm được ở phần b để tạo từ ngữ mới: 
Ch: ..
Tr: 
Bài 2. Chép lại bài thơ sau : Tháng năm
Tháng năm về thương nhớ
Một khoảng trời tuổi thơ
Tháng năm nung nắng lửa 
Cháy đỏ tán phượng già.
Tháng năm dạo khúc ca
Con ve sầu rộn rã
Trong đầm sen xanh mát
Hương dịu dàng lan xa.
(Theo Ngọc Lan GV Thư viện tiểu học - Ươm mầm tương lai)
ĐỀ 8
Bài 1. Điền vào chỗ trống cho đúng:
a. “n” hay “ng”: 
con nga ..	 nga .. bướng 	nắ .. gắt 	 nắ .. nót
b. “ng” hay “ngh”: 
tình ..ĩa	 ..ắm cảnh	 ..ủ trưa	 ..iêm trang
Bài 2. Hoàn thành ô chữ, tìm từ xuất hiện ở hàng dọc tô ðậm:
1. Con gì ăn lá dâu và nhả tơ?
2. Loài cây có hoa màu đỏ, thường trồng ở sân trường, khi nở hoa thì báo hiệu mùa hè đến?
3. Loài vật ăn cỏ, kéo cày rất giỏi?
1
M
2
P
3
U
4
H
5
6
7
4. Ngày Tết của thiếu nhi diễn ra vào giữ tháng Tám âm lịch? 
5. Quả ớt thường có vị gì?
6. Con bò con được gọi là con gì?
7. Trong năm, mùa nào có thời tiết mát mẻ?
- Từ hàng dọc: 
Bài 3.	 Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 	
Chim sơn ca
Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên trên nền trời xanh thẳm. Chúng đâu biết mặt đất vẫn còn lưu luyến mãi với tiếng hót tuyệt vời của chim sơn ca.
 (Theo Phượng Vũ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Chim sơn ca nhảy nhót ở nơi nào trong buổi trưa hè?
 A. Trên đồng cỏ 	 B. Trên sườn đồi 	 C. Trên mặt đất 
2. Mặt đất lưu luyến mãi điều gì ở chim sơn ca?
 A. Bước chân nhảy nhót 	 B. Tiếng hót tuyệt vời C. Tài bay cao vút 
3. Tìm từ thích hợp trong bài tập đọc điền vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh:
- Tiếng hót lúc trầm,.........................,........................ vang mãi đi xa.
4. Chim sơn ca có điểm gì đáng yêu?
Bài 4. Chép lại bài thơ sau: Miu và cún
 Tinh mơ miu dậy
 Tót ra vườn nhà
 Cún con nối gót
 Ủng oẳng vọt theo
Nắng sớm vui reo
 Hoan hô chú mèo
 Chạy nhanh hơn cún.
(Phương Chi - Lớp 4 TH Quang Hanh)
ĐỀ 9
Bài 1. Điền vào chỗ chấm cho đúng:
a. “c” hay “k”: .....ái .....éo .....ua bể
b. “anh” hay “inh”: tinh nh...... m...... mẫn
Bài 2. Nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thành câu:
Bông râm bụt
trong xanh.
Bãi cỏ
đỏ chói.
Bầu trời
xanh non.
Bài 3. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 	
Chú gà trống ưa dậy sớm
Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. 
Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng gừ gừ kêu: “Rét! Rét!” 
Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. 
Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ cánh phành phạch, rồi gáy vang: ‘’Ò ó o o ’’.
 (Theo sách Tiếng Việt lớp 2 cũ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bác mèo mướp nằm ngủ ở đâu?
A. Bên đống tro ấm B. Trong bếp C. Trong sân D. Ngoài vườn 
2. Mới sớm tinh mơ, con gì đã chạy tót ra giữa sân? 
A. Mèo mướp B. Chú gà trống C. Chị gà mái D. Chó xù 
3. Chú gà trống chạy tót ra giữa sân để làm gì? 
 A. Tắm nắng B. Nhảy múa 
 C. Tìm thức ăn D. Gáy vang:Ò ó o... o ! 
4. Ý nào diễn tả đôi mắt của bác mèo mướp?
A. Tròn xoe như hai viên bi B. Lim dim đôi mắt
C. Đôi mắt sáng long lanh D. Đôi mắt sáng rực lên
5. Em hãy viết câu tả đôi cánh chú gà trống:
Bài 4. Chép lại bài thơ sau : Hoa gạo
Tháng ba hoa gạo nở
Rạo rực lúa làm đòng
Bờ đê xanh mươn mướt
Hoa đỏ bừng trên cao.
Rồi chào mào, sáo sậu
Ồn ào cành thấp cao
Rồi tiếng cười khúc khích
Xôn xao vạt cỏ hồng.
(Theo Ngọc Lan GV Thư viện tiểu học - Ươm mầm tương lai)
ĐỀ 10
Bài 1. Tìm các từ ngữ thích hợp chỗ chấm:
Trắng như .
Đỏ như . .
Đen như 
Bộ lông chú mèo mượt như ..
Hai mắt của chú thỏ hồng như ..
Đôi mắt của em bé đen láy như 
Đôi chân của chú chim sâu nhỏ như .
Bài 2. Hãy viết vào bảng sau tên các loài vật chứa âm “d”, “r” và “gi”:
(Mỗi âm viết tên hai loài vật)
d
R
gi
 .
 .
Bài 3. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 	
Con ngan nhỏ
	Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, trông chỉ to hơn cái trứng một tí. Nó có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ bằng nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm mại như thế, mọc ngay ngắn trước cái đầu xinh xinh vàng xuộm. Ở dưới bụng, lủn chủn hai chân bé tí màu đỏ hồng.
	(Theo Tô Hoài)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Đoạn văn tả về con gì? 
A. Con vịt 	B. Con gà	C. Con ngan
2. Con ngan to như thế nào?
A. To bằng nắm tay 	B. To bằng bàn tay 	C. To hơn quả trứng một tí
3. Đoạn văn trên cho em biết gì?
A. Vẻ đáng yêu của con tơ non .
B. Vẻ đáng yêu của bàn tay em bé. 
C. Vẻ đáng yêu của những con ngan mới nở.
4. Tìm từ trong bài điền vào chỗ chấm để được câu hoàn chỉnh :
a. Một màu vàng như màu những con tơ non mới guồng.
b. Ở dưới bụng, lủn chủn bé tí màu đỏ hồng. 
5. Viết một câu tả về đôi chân của chú ngan con:
Bài 4. Chép lại đoạn văn sau: 
 MẸ CON CÁ CHUỐI
 Đầu tiên cá chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết bọn kiến kéo đến đã đông, chuối mẹ lấy đà quẫy mạnh, rồi lặn tùm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Thế là đàn chuối con được một mẻ no nê.
hót
véo von
Sơn ca
tiếng chim
PHẦN THƯỞNG: VỪA HỌC VỪA CHƠI 
Các em cùng tìm, viết lại các từ trong tranh thành câu hoàn chỉnh rồi tô màu cho tranh nhé!
ĐỀ 11
Bài 1. Em điền “c” hoặc “q” vào chỗ trống cho đúng:
 vỏ ..uýt	 .ủa đào 	con ..ua	sách ủa tôi
Bài 2. Đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: 	 
Mẹ
Mỗi con đường tôi đã đi qua đều có hình bóng mẹ, dù vui, dù buồn. Tôi luôn tự hào với bạn bè của mình vì có người bạn thân là mẹ. T

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_he_lop_1_len_lop_2_mon_tieng_viet.doc