Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke

2. Năng lực chung và phẩm chất:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Phẩm chất:

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Phòng học thông minh

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Thước thẳng, ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 50 trang xuanhoa 05/08/2022 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Phẩm chất:
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Thước thẳng, ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Thời gian: 12 phút
* Cách tiến hành:
a. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: 
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD 
+ Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?)
- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. 
+ Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
+ Các góc này có chung đỉnh nào?
GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. 
 - GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. 
 - GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: 
 + Vẽ đường thẳng AB. 
 + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. 
 - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS vẽ vào nháp
+ Hình ABCD là hình chữ nhật. 
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
- Làm theo GV
+ Là góc vuông. 
+ Chung đỉnh C. 
- HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
3. Hoạt động thực hành: 
* Mục tiêu: Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
* Phương pháp: Phương pháp động não, thảo luận nhóm
* Thời gian: 16 phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK. 
- GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
+ Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. 
 Bài 3a: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài: dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau. 
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS đọc yêu cầu bài
Đ/a:
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. 
+Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì em thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- AB và AD, AD và DC, DC và CB, BC và AB. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
a. AE và ED, ED và DC
4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: Giúp HS biết kiểm tra các đường thẳng vuông góc trong thực tế bằng ê-ke
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
- HS tìm thêm bài tập có liên quan
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- Thực hành kiểm tra các đường thẳng vuông góc trong thực tế bằng ê-ke
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
---------------------------------------------------
Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 XỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
 - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đ/nước lập nên nhà Đinh
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* Phẩm chất:
-Yêu thích môn học, tự hào về lịch sử nước nhà 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu:
- Hiểu biết đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- So sánh được những đổi thay của đất nước sau khi dẹp loạn 12 sứ quân.
 (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học).
* Phương pháp: PP vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm; Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút.
* Thời gian: 23 phút
* Cách tiến hành:
*HĐ1: Tìm hiểu đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh
- Yêu cầu đọc phần thông tin SGK và trả lời
+ Đinh Bộ Lĩnh là người ở đâu?
+ Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
*GV: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn 
+ Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
*HĐ2: Đất nuớc thống nhất.
- GV: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình. 
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn. 
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu 
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt đáp án.
 Cá nhân – Lớp
+ Là người Hoa Lư – Gia Viễn – ninh Bình. 
+ Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn. 
+ Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn đất nước. 
- 1 đến 2 HS nhắc lại. 
+ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt
Nhóm 4 – Lớp
- HS thực hiện theo HD của GV.
Thời gian
Các mặt
Trước khi TN
Sau khi thống nhất
- Đất nước
- Triều đình
- Đời sống của nhân dân
- Bị chia thành 12 vùng. 
- Lục đục. 
- Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích. 
- Đất nước quy về một mối
- Được tổ chức lại quy củ
- Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS nêu được bài học sau khi học xong tiết học.
* Phương pháp: PP vấn đáp.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc
- Kể chuyện lịch sử về Đinh Bộ Lĩnh
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
- Lắng nghe tích cực.
- Giao tiếp.
- Thương lượng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Vở soạn bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh
- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời.
+ Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em
2. Hoạt động luyện đọc: 
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Phương pháp sử dụng chủ yếu: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Lắng nghe
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải đến phải kiếm sống. 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương đến đốt cây bông. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)
 - Luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 trả lời được câu hỏi theo yêu cầu). Qua đó GD kĩ năng sống cho học sinh.
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: PP thảo luận nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: HĐ nhóm 4
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)
- Gọi HS trả lời và bổ sung. 
* Liên hệ giáo dục: 
+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
- Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 
+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
- GV chọn đoạn 2 của bài. (Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt)
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: thực hành 
* Thời gian: 8 phút
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc phân vai
- GV nhận xét, đánh giá chung
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
5. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về những tấm gương nghĩa hiệp trong cuộc sống.
* Phương pháp, KT sử dụng chủ yếu: vấn đáp. 
* Thời gian: 3 phút
* Cách tiến hành:
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Đọc và tìm hiểu nội dung bài sau.
- HS nêu
- Nếu bố mẹ em phản đối ước mở của em, em sẽ thuyết phục họ như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
* Phẩm chất:
- Giúp HS kiên trì, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Vở ô li, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
2. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 7 chữ. 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 7 phút
* Cách tiến hành:
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS bài viết.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
* GV: Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động. 
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai. 
- HS nêu từ khó viết: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, 
3. Hướng dẫn viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 7 chữ (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh M1,2).
* Phương pháp: Phương pháp thực hành.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài.
- Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở.
- HS viết bài vào vở.
4. Đánh giá và nhận xét bài:
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai.
* Phương pháp: Phương pháp đánh giá.
* Thời gian: 3 phút
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n (Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu)
* Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, KT trình bày 1 phút.
* Thời gian: 8 phút
* Cách tiến hành:
Bài 2a: l/n?
Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
Đáp án : năm - le te - lập loè – lưng– làn – lóng lánh- loe
- 1 hs đọc to đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh.
6. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm thêm 5 tiếng, từ chứa l/n 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp.
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành:
 - Viết 5 tiếng, từ chứa l/n
- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có chứa âm l/n
- Dặn HS ghi nhớ cách viết tiếng, từ chứa l/n
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả viết với n/l, chuẩn bị bài sau.
- Viết 5 tiếng, từ chứa l/n
- Sưu tầm các câu đố về vật có chứa âm l/n
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5 a, c).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
* Phẩm chất:
- Bồi dưỡng HS những mơ ước của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đồ dùng học tập, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- GV chuyển ý vào bài mới.
- TBVN điều khiển cho lớp hát tập thể, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành: 
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Thời gian: (28 phút)
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- YC HS đọc thầm lại bài: Trung thu độc lập và tìm các từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”.
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV gọi trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
Cá nhân-Lớp
- HS đọc yêu cầu
- HS tìm cá nhân-Nối tiêp báo cáo 
- Mơ tưởng, mong ước.
Nhóm 4- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- TBHT điều hành các nhóm báo cáo-KL lời giải đúng
+ Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. 
+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. 
Nhóm 2- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. 
- Đại diện nhóm báo cáo đáp án-nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Đ/á:
a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
Cá nhân –Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tự suy nghĩ (làm việc cá nhân) và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. 
+ Ước mơ được: đánh giá cao: Ước mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chứng bệnh hiểm nghèo./ Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh/ Ước mơ chinh phục vũ trụ 
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả 
+ Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác 
Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước/ Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ước mơ tầm thường- ước được ăn dồi chó- Ba điều ước/ Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước được xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có,...
- Ghi nhớ các từ ngữ cùng chủ điểm
- Lập kế hoạch để thực hiện những ước mơ của em
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút) 
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được kiến thức để tìm thêm các câu thành ngữ và tục ngữ nói về ước mơ.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành:
- HS đặt câu để hiểu sâu hơn nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ nói về ước mơ.
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về ước mơ.
4. Củng cố, dặn dò (3-5'):
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, tìm thêm các từ, ca dao, tục ngữ nói về ước mơ
- Ghi nhớ các từ ngữ cùng chủ điểm
- Lập kế hoạch để thực hiện những ước mơ của em
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Kiểm tra được hai đường thẳng song song.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Phẩm chất:
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Thước thẳng, ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. HĐ hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, TLN; Kĩ thuật đặt câu hỏi.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
a. Giới thiệu hai đường thẳng song song: 
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. 
 A B
 C D
 - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. 
 A B
 C D
- GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không?
b.Tính chất của 2 đường thẳng song song 
 - GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. 
+ Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song
- Hình chữ nhật ABCD. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
- HS thao tác
+ Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. 
- HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, 
+ Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
3. Hoạt động thực hành: (15 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song. 
* Phương pháp: Nêu vấn đề.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
 Bài 1:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
 - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. 
- Gọi 1 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung, chữa bài. (nếu cần)
- GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). 
 Bài 3a: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
+ Trong hình DIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. 
- HS tự suy nghĩ, làm bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.	
a, Trong hình chữ nhật ABCD, có: 
Cạnh AB song song DC; cạnh AD song song BC. 
b, Trong hình vuông MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song QP, cạnh MQ song song NP. 
- Thực hiện theo YC của GV.
 Trong hình đã cho ta có: 
+ Các cạnh song song với BE là AG, CD. 
- Thực hiện theo YC của GV.
- Làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp
 a, Trong hình tứ giác MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song với cạnh QP. 
* Trong hình tứ giác DIHGE, có:
- Cạnh DI song song với cạnh HG. trong sách toán buổi 2
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
* Mục tiêu: HS biết vận dụng cách tìm số trung bình cộng.
* Phương pháp: Nêu vấn đề.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- Nắm lại kiến thức của tiết học
- YC HS làm bài
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Ghi nhớ kiến thức về 2 đt song song
* Bài tập: Hình bên có mấy cặp cạnh nào song song?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Năng lực đặc thù:
 - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
 - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
 - Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mq hệ giữa tự nhiên với HĐ sản xuất của con người
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* Phẩm chất:
- Có ý thức tôn trọng bảo vệ thành quả lao động của người dân
3. Nội dung tích hợp 
* BVMT:
- Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.
 + Trồng trọt trên đất dốc.
 + Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước.
 + Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
 - Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
 * TKNL: 
 - Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điên to lớn. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phòng học thông minh
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đồ dùng học tập, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_kie.docx