Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 39: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

(trang 49)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

2. Kĩ năng: Dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập

II. Đồ dùng dạy học

 - Ê – ke (cho GV & HS), SGK

 - Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.

- Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 39: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
(trang 49)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Kĩ năng: Dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
 - Ê – ke (cho GV & HS), SGK
 - Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.
- Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
MT: HS biết và kiểm tra được góc nhọn. góc tù, góc bẹt
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải
a) Giới thiệu góc nhọn:
+ Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK.
+ YC HS đọc tên góc tên đỉnh và các cạnh của góc.
 => Giới thiệu góc này là góc nhọn.
+ YC HS dùng Êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông.
GV kết luận: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
+ YC HS thực hành vẽ góc nhọn vào nháp
b) Giới thiệu góc tù:
+ Thực hiện tưong tự góc nhọn
GV kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông.
c) Giới thiệu góc bẹt.
+ Vẽ lên bảng góc tù COD như SGK.
+ YC HS đọc tên góc tên đỉnh và các cạnh của góc
+ GV giới thiệu: tăng dần độ lớn của góc COD đến khi 2 cạnh OC và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Đến lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- Các điểm C, O, D của góc bẹt như thế nào với nhau 
+ YC HS sử dụng Êke kiểm tra độ lớn góc bẹt so với góc vuông.
GV kết luận: Góc bẹt bằng hai lần góc vuông.
+ Vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
- Củng cố biểu tượng và cách đọc tên về góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt và quan hệ các góc đó với góc vuông.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nêu đúng hình tam giác, dùng ê ke để kiểm tra.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm các vật dụng trong nhà có góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Long Hưng, Thanh Bình), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, lớp
- HS quan sát hình.
- Góc AOB có đỉnh là O, cạnh OA và OB.
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK.
-1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Góc COD có đỉnh là O cạnh OC và OD.
- 3 điểm C, O, D của góc bẹt thẳng hàng với nhau.
- 1 HS lên bảng, lớp vẽ vào giấy nháp.
HT: cá nhân, lớp
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa bài
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 16: Dấu ngoặc kép
(trang 82 - 84)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng những hiểu biết trên để nhận diện vị trí của dấu ngoặc kép, biết dùng dấu này trong khi viết.
3. Thái độ: HS thích học và vận dụng vào văn viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý Việt Nam
- Bảng phụ, bảng nhóm, Vở BT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Tìm từ
* Kiểm tra bài cũ.
+ Viết 1 ví dụ về tên người, 1 ví dụ về tên địa lí nước ngoài.
+ Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: giúp HS biết tác dụng và cách sử dụng dấu ngoặc kép
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS gạch chân những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép.
- Đó là lời nói của ai?
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
+ GV chốt
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng với dấu 2 chấm?
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
Bài tập 3:
+ GV giới thiệu con tắc kè.
+ Hỏi - đáp giúp HS xác định từ “ lầu ” được dùng trong câu với ý nghĩa đặc biệt: dùng để đề cao giá trị, ca ngợi tổ con tắc kè hoa.
GV chốt: Dấu ngoặc kép đánh dấu giữa những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.
* Ghi nhớ
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
* Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS tìm lời nói trực tiếp và gạch dưới bằng bút chì.
+ GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS giải thích lý do
+ Viết bảng cách dùng dấu gạch ngang đầu dòng
Bài tập 3:
+ Thảo luận nhóm tìm từ có ý nghĩa đặc biệt
+ GV chốt lời giải đúng, giải thích ý nghĩa đặc biệt của từ.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn trong bài văn kể chuyện về lòng tự trọng trong đó sử dụng dấu ngoặc kép.
- Nối tiếp nhau tìm từ.
- Làm bảng con.
- Lắng nghe.
HT: nhóm, lớp.
- HS nêu các từ tìm được
- Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- HS trả lời
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nêu nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm, lấy ví dụ.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS làm bài cá nhân 
- Sửa bài.
- HS làm bài cá nhân 
- Sửa bài.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc