Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

4 ĐẠO ĐỨC

 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)

 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu bài tập , thẻ màu học sinh .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’

Biết bày tỏ ý kiến

2. Bài mới : 28-30’

HĐ1: Tìm hiểu các thông tin ở SGK .

- Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?

 

doc 30 trang xuanhoa 05/08/2022 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
SÁNG Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1 CHÀO CỜ
__________________________________
TIẾT 3 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, và biết cách thử lại phép cộng và phép trừ; biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 3-4’
- Yêu cầu thực hiện một số phép tính trừ.
- Nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 1-2’
3.2. Hướng dẫn: 28-30’
Bài 1: Thử lại phép cộng sau.
- Gv đưa ra phép cộng:
2 416 + 5 164 =?
- Yêu cầu hs đặt tính rồi tính.
- Gv hướng dẫn cách thử lại: Lấy tổng trừ đi một trong hai số hạng, kết quả là số hạng kia.
- Yêu cầu hs làm bảng lớp, bảng con
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Thử lại phép trừ.
- Gv đưa ra phép trừ.
- Yêu cầu đặt tính rồi tính.
- Gv hướng dẫn cách thử lại.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Tìm x.
- Yêu cầu xác định thành phần chưa biết của phép tính.
- Yêu cầu h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Hướng dẫn hs xác định được yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Hs nêu lại nội dung bài.
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc học bài, chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ.
- Hát
- Hs làm bảng con, bảng lớp:
 987864 – 783251 = 204613
 969696 – 656565 = 313131
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs thực hiện phép cộng. 
- Hs chú ý cách thử lại phép cộng.
- Hs làm bài.
- Hs thực hiện phép trừ.
- Hs chú ý cách thử lại phép trừ.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs xác định thành phần chưa biết.
- Hs nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ.
- Hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Hs đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Ta có: 3143 > 2428.
 Vậy núi Phan xi păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn số mét là:
 3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715 m.
- HS nêu
- HS nghe
__________________________________________
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1) 
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Phiếu bài tập , thẻ màu học sinh ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
Biết bày tỏ ý kiến
2. Bài mới : 28-30’
HĐ1: Tìm hiểu các thông tin ở SGK .
- Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
Gv kết luận từng thông tin
-Theo em có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không?Vì sao?
Gv kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh . Tiết kiệm còn giúp việc sử dụng năng lượng hiệu quả và không lãng phí.
HĐ2: HS thực hành qua các bài tập .
Bài tập 1/tr12: Gv lần lượt đưa ra từng ý kiến để HS bày tỏ thái độ.
GV kết luận: ý c,d là đúng; a,b là sai
Bài tập 2/tr12 .(phiếu bài tập )
Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm .
GV theo dõi nhận xét, kết luận 
3. Hoạt động tiếp nối : 1-2’
- Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của cho bản thân và gia đình ?
- Dặn HS sưu tầm các chuyện,tấm gương về tiết kiệm tiền của. Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
- Nhận xét tiết học.
Kiểm tra 2 HS
Kiểm tra vở BT 4 HS
HS hoạt động nhóm
Đọc kỹ các thông tin và quan sát tranh vẽ ở SGK .
Nêu suy nghĩ về từng thông tin và hình vẽ .
Đại diện các nhóm trình bày
HS trả lời theo suy nghĩ của mình
2 HS đọc ghi nhớ.
1 Hs đọc đề - nêu yêu cầu
Hs dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ và giải thích lý do lựa chọn của mình.
Hs đọc đề,nêu yêu cầu
HS hoạt động nhóm: thảo luận nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm tiền của
Đại diện các nhóm trình bày
Lớp nhận xét
- HS nêu
- HS nghe
_______________________________
CHIỀU
TIẾT 1 TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung; hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài; hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc thông thạo, rành mạch bài.
*GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
- Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 4-5’
- Đọc bài: Chị em tôi. 
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1-2’
3.2. Hướng dẫn: 28-30’
a, Luyện đọc:
- Gv hd nêu cách đọc
- Bài chia làm mấy đoạn? 
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn
- Gv sửa phát âm, ngắt giọng cho hs 
- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
Gv: Trung thu là Tết của thiếu nhi, 
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Sáng vằng vặc là sáng như thế nào?
+ Đoạn 1 ý nói gì?
* Đoạn 2:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Gv: Kể từ ngày đất nước giành được độc lập tháng 8/ 1945, ta đã chiến thắng hai đế quốc lớn (Pháp và Mĩ). Từ năm 1975, ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên đến nay đã hơn 60 năm trôi qua.
+ Theo em cuộc sống hiện nay, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Đoạn 2 ý nói gì?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
* GDQPAN: Qua bài cho ta biết điều gì ?- GV liên hệ, giáo dục.
c, Đọc diễn cảm:
- Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gv đọc mẫu và yêu cầu hs tìm từ nhấn giọng
- Tổ chức cho hs thi đọc đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Em có ước mơ làm gì cho mai sau khi lớn lên?
- Chuẩn bị bài sau, đọc trước vở kịch Ở vương quốc Tương Lai.
- Hát
- 2 Hs đọc bài Chị em tôi và trả lời câu hỏi cuối bài.
- 1 Hs đọc toàn bài.
- Hs chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1: Năm dòng đầu.
+ Đ2: Tiếp theo ... đến to lớn.
+ Đ3: Phần còn lại.
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp lần 1
- Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp lần 2
- Hs đọc trong nhóm 2.
- 1hs đọc toàn bài.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Hs đọc đoạn 1.
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng trung thu đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: trăng ngàn, gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
+ Sáng trong, không một chút gợn.
+ Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Hs đọc thầm đoạn 2.
+ Anh tưởng tượng: dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi. 
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có nhà máy thuỷ điện, có những con tàu lớn, các nhà máy công nghiệp.
+ Nhiều điều đã vượt quá cả mơ ước của anh: các giàn khoan dầu khí, những xa lộ lớn nối liền các nước, những khu phố hiện đại mọc lên, nhiều thành tựu khoa học của thế giới áp dụng vào VN: vô tuyến truyền hình, máy vi tính, cầu truyền hình; anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.
+ Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- Vd: - Em mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới 
- Em mơ ước nước ta không con hộ nghèo và trẻ em lang thang.
- Học sinh trả lời
- 3 hs đọc tiếp nối 3 đoạn
- 2-3 hs đọc cá nhân.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs tham gia thi đọc diễn cảm.
- HS trả lời
- HS nêu
- HS nghe
_______________________________________
TIẾT 2 KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 Nêu cách phòng bệnh béo phì : 
 - Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm nhai kĩ.
 - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao,
 - Có ý thức phòng bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Hình SGK trang 28, 29.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra đầu giờ: 3-4’
- Các biện pháp phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng mà em biết?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới: 30-32’
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Tìm hiểu về bệnh béo phì.
*) MT: Nhận dạng dấu hiệu của bệnh béo phì ở trẻ em, nêu được tác hại của bệnh béo phì.
- Gv phát phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV tổng kết ý đúng:
+ Câu 1: b
+ Câu 2: 2.1, d
 2.2, d
 2.3, e
- Gv kết luận: 
+ Một em bé được xem là béo phì khi: Cân năng hơn mức TB so với chiều và tuổi là 20%. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. Bị hụt hơi khi gắng sức.
+ Tác hại của bệnh béo phì: Mất sự thoải mái trong cuộc sống, giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt, có nguy cơ bị tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật, 
2.3, Nguyên nhân và cách phòng bệnh:
*) MT: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
+ Nguyên nhân gây béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi bé hoặc bản thân bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
3. Củng cố, dặn dò: 2-3’
+ Nêu cách phòng bệnh béo phì.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
- 2 Hs trả lời.
- Hs thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS nghe
+ Ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món.
+ Tỉ lệ mỡ và thức ăn béo cao.
+ Hoạt động thể lực ít.
+ Không ăn quá nhiều chất béo; đủ chất đạm, chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng.
+ Không uống rượu, không uống quá nhiều bia.
+ Thường xuyên luyện tập, lao động thể lực.
+ Cần thay đổi khẩu phần ăn trong tuần.
+ Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng.
+ Đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân gây bệnh để điều trị.
+ Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình năng vận động, luyện tập TDTT
- HS nêu
- HS nghe
______________________________________
TIẾT 3	 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được một số truyền thống tốt đẹp của trường mình từ ngày thành lập trường đến giờ. 
- HS thấy yêu bạn bè, thầy cô giáo, yêu trường, lớp hơn.
- HS cảm thấy tự hào về ngôi trường của mình và có mong muốn được đóng góp công sức của mình để tiếp nối các thế hệ anh chị đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang của nhà trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:( 1-2’)
2. Bài mới: (28-29’)
* HĐ1: Ôn những truyền thống tốt đẹp của trường:
GV đưa ra những câu hỏi để HS trao đổi:
- Trường mình được thành lập từ năm nào ? 
- Những thành tựu trường mình đã gặt hái được từ ngày đó đến giờ ?
- Những truyền thống tốt đẹp của trường là gì? 
* HĐ2: Nêu những tấm gương người tốt - việc tốt của những anh chị những khóa trước. 
- YC HS nêu (HS đã sưu tầm, tìm hiểu).
- Những đóng góp đó có ý nghĩa như thế nào ?
* HĐ3: Phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Để kế tục truyền thống ham học, kính trên nhường dưới của các lớp anh chị đi trước thì các em cần phải làm gì ?
- Các em có mong muốn gì ?
- GV nhận xét rút ra kết luận chung + nhắc nhở HS cần phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
* HĐ4: Hát ca ngợi trường lớp
- YC HS hát những bài hát ca ngợi trường lớp, thầy cô.
.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS xung phong kể về những thành tích mà những anh chị những khóa trước đã đạt được (mà em biết). 
- HS liên hệ bản thân.
- Hs nêu suy nghĩ của mình.
- HS hát vui.
3. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết hoạt động. 
- Dặn HS thực hiện theo bài học, noi gương các lớp anh chị đi trước, phát huy tốt truyền thống của nhà trường.
__________________________________________________________________
CHIỀU Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1 TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ; biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết ví dụ sgk.
- Sgk, vbt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức: 1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 3-4’
- Kiểm tra bài tập làm ở nhà của hs.
3. Bài mới: 28-30’
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ:
- Gv đưa ra ví dụ như sgk ở bảng phụ.
- Gv giải thích đề bài: mỗi chỗ “...” chỉ số cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em) câu được.
- Gv vừa nêu mẫu vừa viết vào bảng phụ:
Vd: Anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá. Cả hai anh em câu được mấy con cá?
- Lần lượt gv hướng dẫn hs tự nêu và viết vào bảng các dòng tiếp theo. Dòng cuối cùng sẽ có: anh câu được a con cá, em câu được b con cá, cả hai anh em câu được a + b con cá.
- Gv giới thiệu: a + b là biểu thức có chứa 2 chữ.
b. Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
- Gv nêu biểu thức: a + b
- Hướng dẫn hs nêu: “nếu a = 3 và 
b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. 5 là giá trị của biểu thức a + b”.
- Thực hiện tương tự với a = 4 và 
b = 0
a = 0 và b = 1
- Hướng dẫn Hs nhận xét: “mỗi lần thay chữ bằng số ta được một giá trị của biểu thức a + b”. 
3.3. Luyện tập:
Bài 1: Tính giá trị của c + d nếu:
a, c = 10; d = 25.
b, c = 15; d = 45.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: a - b là biểu thức có chứa hai chữ. tính giá trị của a - b nếu: 
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Hoàn thành bảng theo mẫu:
- Gv kẻ bảng như SGK.
- Hướng dẫn Hs thực hiện.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 2-3’
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhắc Hs chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép cộng
- Hát
- Hs quan sát ví dụ.
- Hs lắng nghe.
+ Cả hai anh em câu được 3 + 2 = 5 con cá.
- Hs hoàn thành bảng:
Số cá của anh
Số cá của
em
Số cá của hai anh em
3
4
0
a
2
0
1
b
3 + 2
4 + 0
0 + 1
...
a + b
- 2 - 3 Hs nhắc lại.
- Học sinh chú ý quan sát mẫu.
- Hs thực hiện tương tự.
- Nhiều Hs nhắc lại.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bảng con, 1 Hs lên bảng:
a, Nếu c = 10 và d = 25 
 thì c + d = 10 + 25 = 35
b, Nếu c = 15cm và d = 45cm 
 thì c + d = 15+ 45 = 60cm
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
a, Nếu a = 32 và b = 20 
 thì a - b = 32 - 20 = 12
b, Nếu a = 45 và b= 36 
 thì a - b = 45 – 36 = 9
c, Nếu a = 18m và b=10m 
 thì a - b =18 - 10= 8m
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs hoàn thành bảng theo mẫu.
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
ab
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
- HS nêu
- HS nghe
______________________________________
TIẾT 2 LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 : 
 + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
 + Nguyên nhân trận Bạch Đằng : Kiều Công Tiễn giết Dương Đinh Nghệvà cầu cứu quân Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. 
 + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quan ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diêth địch.
 - Ý Nghĩa trận Bạch Đằng : Chiến thắng Bach Đằng kết thúc thời kì nướcta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì đọc lập lâu dài cho dân tộc.
 - HS có ý thức tìm hiếu lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng.
 - Phiếu học tập của h.s.
Nội dung ô chữ:
1
2
3
4
5
6
7
8
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Kiểm tra đầu giờ: 4-5’
+ Trình bày diễn biến và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Nhận xét
2, Dạy học bài mới: 18-20’
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Tìm hiểu về con người Ngô Quyền. (Làm việc cá nhân)
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ông là người như thế nào?
+ Ông là con rể của ai?
2.3, Trận Bạch Đằng. (HĐ nhóm)
+ Vì sao có trận Bạch Đằng?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Quân Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.4, Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. (Làm việc cả lớp)
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
 + Theo em chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
 2 hs trả lời
- Hs đọc thầm phần chữ nhỏ trang 21.
+ Ngô Quyền là người Đường Lâm - Hà Tây.
+ Ông là người có tài, yêu nước.
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
- HS đọc từ đầu ... đến thất bại. Trả lời câu hỏi.
+ Kiều Công Tiễn giết bố vợ của Ngô Quyền nên Ngô Quyền đem quân báo thù. Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin đó NQ bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân xâm lược.
+ Cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
+ ... Ông cho chôn cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước dâng cao che lấp các cọc gỗ. NQ cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui nhử cho địch vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng ngàn cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc cái thì thủng, cái vướng cọc nên không tiến, không lùi được.
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận, cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- Các nhóm báo cáo và bổ sung.
- 2 - 3 Hs thi tường thuật lại trận Bạch Đằng.
+ Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
+ Đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm nhân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
3, Củng cố, dặn dò: 10-12’
*) Trò chơi “Ô chữ”
- GV nêu cách chơi và luật chơi:
+ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc.
+ Cả lớp chia làm 4 đội chơi.
+ Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, GV sẽ đọc gợi ý về từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán.
+ Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm.
+ Trò chơi kết thúc khi có đội chơi tìm ra từ hàng dọc.
+ Đội nào có điểm cao hơn là thắng cuộc.
- Nội dung câu hỏi gợi ý trả lời tìm từ để điền:
1, Hậu quả mà quân Nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta năm 938? (Thất bại)
2, Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô? (Cổ Loa)
3, Vũ khí làm thủng thuyền giặc? (Cọc gỗ)
4, Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc? (Thuỷ triều)
5, Quê của Ngô Quyền? (Đường Lâm)
6, Quân Nam Hán đến từ phương này? (Bắc)
7, Người lãnh đạo trận Bạch Đằng? (Ngô Quyền)
8, Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng? (Hoằng Tháo)
 + Từ hàng dọc: Bạch Đằng
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị cho bài : Ôn tập.
_________________________________
TIẾT 3 KỂ CHUYỆN
 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ. Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng; hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
- Kể thành thạo được câu chuyện Lời ước dưới trăng.
- Giáo dục học sinh có ý thức học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ chuyện; bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho trong đoạn.
- Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 4-5’
- Kể câu chuyện về lòng tự trọng.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 28-30’
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn
- Gv treo tranh minh hoạ câu chuyện.
- Gv kể lần 1.
- Gv kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Gv kể lần 3.
3.3. Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Kể theo nhóm.
* Thi kể chuyện trước lớp.
- Gv cùng cả lớp bình chọn cá nhân kc hay nhất, dự đoán kết cục của câu chuyện hợp lí, thú vị.
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
+ Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
 - Gv nx giờ học nhắc chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- 2 Hs kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
- Hs quan sát tranh, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể.
- Hs chú ý nghe gv kể.
- HS chú ý nghe.
- Hs tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
- Hs thảo luận, kể chuyện theo nhóm 4: kể từng đoạn theo từng tranh, kể toàn bộ câu chuyện. Trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3. 
- Một vài nhóm kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Một vài hs tham gia thi kể chuyện trước lớp, trả lời câu hỏi trong yêu cầu 3:
a, Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm được khỏi bệnh.
b, Hành động của cô cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
c, Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm trăng rằm tháng giêng, cô đã ước cho đôi mắt chị Ngàn sáng lại. Điều ước đó thật thiêng liêng. Năm ấy chị Ngàn đã sáng mắt trở lại sau một ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có gia đình: một người chồng tốt bụng và một cô con gái hai tuổi xinh xắn, bụ bẫm.
- Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người.
+ Hi vọng một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, hi vọng con người sẽ qua khỏi được bệnh tật...
- HS nêu
- HS nghe
_______________________________________________________________________
SÁNG Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1 TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết tính chất giao hoán của phép cộng; bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học, thực hiện thành thạo các phép tính.
II. DỒ DUNG DẠY - HỌC
- Kẻ bảng như sgk, phiếu học tập.
- Sgk, vbt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức:1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 2-3’
- Gv kiểm tra bài tập về nhà
- Gv nhận xét
3. Bài mới: 30-32’
3.1. Giới thiệu bài: 1-2’
3.2. Hướng dẫn
- Gv kẻ bảng như SGK (cột 2, 3, 4 chưa viết số).
- Yêu cầu hs tính giá trị của 
a + b và b + a rồi so sánh 2 tổng này.
- Các giá trị khác làm tương tự.
+ Giá trị biểu thức a + b và 
b + a luôn luôn như thế nào?
- Gv viết: a + b = b + a.
3.3. Luyện tập:
Bài 1: Nêu kết quả tính.
- Yêu cầu hs nêu miệng kết quả tính.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Điền dấu: , = ?
- Chữa bài, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:2-3’
- Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Gv nhận xét giờ học nhắc chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa ba chữ.
- Hát
- 1 Hs chữa bài 4 và nêu nhận xét giá trị biểu thức a + b và b + a.
- HS tính giá trị của a + b và của b + a rồi so sánh hai tổng này. 
Vd: nếu a = 20, b = 30 thì a + b = 20 +30 = 50 và b + a = 30 + 20 = 50
Ta thấy: a + b = 50, b + a = 50 
 nên a + b = b + a.
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20+30 = 50
350+250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30+20 = 50
250+350 = 600
2764 + 1208 = 3972
- Hs hoàn thành bảng.
+ Chúng luôn luôn bằng nhau.
- Hs phát biểu: khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs nêu kết quả phép tính, và giải thích.
 a, 847
 b, 9385	
 c, 4344.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để làm bài vào vở.
a, 48 + 12 = 12 + 48 
 65 + 297 = 297 + 65
 177 + 89 = 89 + 177
b, m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 + a = a
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng.
2957 + 4017 = 4017 + 2957 
- HS nêu
- HS nghe
_________________________________
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
- Đọc rành mạch một đoạn kịch, bước đầu biết đọc lời nhân vật vơí giọng hồn nhiên; hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh, ; hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
- Đọc thông thạo, rành mạch toàn bài.
- Gd học sinh yêu cuộc sống tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
- Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: 
- Đọc bài Trung thu độc lập.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn
a, Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc bài.
- Màn kịch 1 chia làm mấy đoạn?
- Gv hướng dẫn hs cách đọc đúng câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật, lời nói nhân vật. Giúp hs hiểu từ được chú thích.
b, Tìm hiểu nội dung màn kịch.
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương Lai?
+ Các bạn nhỏ đó đã sáng chế ra những gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
+ Màn 1 nói lên điều gì?
c, Đọc diễn cảm:
- Tổ chức cho hs đọc phân vai: Gv đọc mẫu 5 dòng đầu.
- Gv hướng dẫn.
3.3. Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: Trong khu vườn kì diệu.
a, Luyện đọc.
- Gv đọc mẫu.
- Mạn kịch 2 chia làm mấy đoạn?
- Gv hướng dẫn hs đọc đúng những câu hỏi, câu cảm
b, Tìm hiểu nội dung màn kịch.
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+ Em thích gì ở Vương quốc tương lai? Vì sao?
+ Màn kịch 2 cho biết điều gì?
+ Nội dung của cả hai màn kịch này là gì?
- Gv nói thêm: Các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương lai cũng giống như mỗi chúng ta đều mơ ước có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Ngày nay, con người đã chinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng, tạo ra được nhiều điều kì diệu, cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn thời xưa.
c, Đọc diễn cảm:
- Tổ chức cho hs luyện đọc phân vai.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hs nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về luyện đọc theo lối phân vai và chuẩn bị bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Hát
- 2 Hs đọc bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi 3, 4 - Sgk.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu, quan sát tranh minh hoạ nhận biết 2 nhân vật: Tin-tin và Mi-tin, 5 em bé.
- Hs chia đoan: 3 đoạn
+ Đ1: 5 dòng đầu.
+ Đ2: 8 dòng tiếp.
+ Đ3: 7 dòng còn lại.
- Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt.
- Hs luyện đọc theo cặp – nhận xét
- 1 hs đọc cả màn kịch.
+ Diễn ra trong công xưởng xanh.
+ Đến Vương quốc Tương Lai gặp và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
+ Vì ở đây các bạn chưa ra đời - đang sống trong vương quốc Tương Lai - ôm hoài bão, ước mơ khi nào ra đời, các bạn sẽ làm những điều kì lạ chưa từng có trên trái đất.
+ Các bạn sáng chế ra nhiều thứ: vật làm cho con người hạnh phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì lạ, một cái máy biết bay trên không như một con chim, một cái máy biết dò tìm những kho báu còn dấu kín trên mặt trăng.
+ Ước mơ được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ.
+ Ý 1: Những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
- Một tốp 8 em đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai.
- 2 tốp hs thi đọc.
- Hs quan sát tranh.
- Hs chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1: 6 dòng đầu.
+ Đ2: 6 dòng tiếp.
+ Đ3: 5 dòng còn lại.
- Hs tiếp nối đọc từng đoạn.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả màn kịch.
+ Diễn ra trong khu vườn kì diệu.
+ Những trái cây to và rất lạ: chùm nho quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là chùm quả lê; những quả táo đỏ to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ; những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng nhầm đó là những quả bí đỏ.
- Hs nêu. Vd: + Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn.
+ Em thích các bạn nhỏ ở đây vì bạn nào cũng thông minh và nhân ái. Các bạn đều sáng chế ra những thứ kì lạ để phục vụ con người.
- Ý 2: Giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc Tương lai.
* Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
- 6 hs đọc phân vai.
- Hs thi đọc diễn cảm.
- HS nêu
- HS nghe
__________________________________________
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Học sinh vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam trong bài tập 1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu bài tập 2.
- Rèn kỹ năng viết chữ hoa đúng tên riêng của người, tên địa lí Việt Nam.
- Giáo dục hs có ý thức trong khi học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi bài tập 1.
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1-2’
2. Kiểm tra đầu giờ: 4-5’
- Quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam?
- Ví dụ về tên người, tên địa lí Việt Nam ?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1-2’
3.2. Hướng dẫn: 28-29’
Bài 1: Đọc bài ca dao, viết lại các tên riêng có trong bài cho đúng.
- Giải nghĩa từ: Long Thành.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: Du lịch trên bản đồ.
- Yêu cầu:
+ Tìm nhanh và ghi tên đúng chính tả các tỉnh, thành phố của nước ta.
+ Tìm và ghi nhanh tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta.
- Nhận xét phần chơi của hs.
3, Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Nhắc lại quy tắc viết tên riêng, tên địa lí Việt Nam.
- Gv nhận xét giờ học nhắc chuẩn bị bài: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- Hát
- Hs nêu.
- Hs lấy ví dụ.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs viết lại bài ca dao cho đúng.
- 3 hs làm bài vào ba phiếu, dán lên bảng.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs chú ý cách chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- HS nêu
- HS nghe
___________________________________
TIẾT 4 KĨ THUẬT
 LẮP Ô TÔ TẢI ( tiết 2 )
I .MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết đế lắp ô tô tải
- Lắp được ô ô tải theo mẫu , ô tô chuyển động được.
- Liên hệ giáo dục HS sử dụng tiết kiệm xăng dầu khi lái xe.
II. ĐỒ DÙNG :
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 - Mẫu ô tô tải đã lắp sẳn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức:1-2’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ: 2-3’
- Gọi 2 học sinh nhắc lại ghi nhớ lắp ô tô tải
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 28-30’
3.1. Giới thiệu bài: Ghi bảng: 1-2’
3.2. Hướng dẫn: 27-28’
Hoạt động 3: HS thực hành lắp ôtô tải. 
a) HS chọn chi tiết 
- GV kiểm tra Hs chọn các chi tiết. 
b) Lắp từng bộ phận. 
- GV gọi 1 em đọc phần ghi nhớ 
GV nhắc các em lưu ý: 
+ Khi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_ban_2_cot.doc