Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 10: Gà Trống và Cáo

(trang 50 -51)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa được các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu xa như Cáo.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.

- Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách nhân vật.

3. Thái độ:

- HS phải biết cảnh giác trước kẻ xấu.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 2410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 23: Luyện tập
(trang 28)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng; giải bài toán về tìm số trung bình cộng. 
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở BT .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Củng cố cách tìm số trung bình cộng
MT: giúp HS làm được các bài tập
PP: động não, đàm thoại, thực hành
Bài tập 1:
+ GV cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
+ GV yêu cầu HS nêu cách tính số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài.
+ Gọi 2 HS lên bảng sửa bài
 (96 + 21 + 43) : 3 = 120
 (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
* Củng cố cách giải toán trung bình cộng
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề
+ Hỏi đáp tìm hiểu bài
+ GV sửa bài 
Bài tập 3:
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Hướng dẫn HS về nhà làm tương tự bài tập 2
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Trung bình cộng của hai số là 456. Biết một trong hai số là 584. Tìm số kia.
- Tham gia chơi.
- 3 HS thực hiện (Hải Triều, Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp
- HS nhắc lại quy tắc
- HS làm bài 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tự làm bài
- Sửa bài
Giải
Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là : 96 + 82 + 71 = 249 (người)
Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là :
 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số : 83 người 
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 10: Gà Trống và Cáo
(trang 50 -51)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa được các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu xa như Cáo.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách nhân vật.
3. Thái độ: 
- HS phải biết cảnh giác trước kẻ xấu.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Những hạt thóc giống và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài thơ.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn 
+ Đoạn 1: 10 dòng thơ đầu
+ Đoạn 2: 6 dòng thơ tiếp theo
+ Đoạn 3: còn lại
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK) và giải nghĩa thêm: thiệt hơn, từ rày.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài. GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài thơ.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Đoạn 1:- Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?
- Cáo đã lam gì để dụ dỗ Gà Trống xuống đất?
- Tin tức ấy là sự thật hay bịa đặt?
Đoạn 2:- Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
- Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
Đoạn 3:- Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
- Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
- Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
- Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
GV chốt: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu xa như Cáo.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài thơ.
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc cả bài thơ.
+ GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc, đọc mẫu.
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài.Luyện đọc diễn cảm.
-4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Nhật Khang, Tường Vy, Thiên An, Bảo Ngọc)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
=> Khẳng định mưu gian, âm mưu dối trá rất xảo quyệt của của Cáo
=> Cách xử lý thông minh của Gà Trống 
=> Cáo mắc mưu của Gà Trống
=> Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
HT: cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai: người dẫn truyện, Gà Trống, Cáo.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 9: Viết thư
(Kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm vững cách viết một bức thư. 
2. Kĩ năng: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức.
3. Thái độ: Biết chia xẻ buồn vui với bạn bè, người thân.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy viết, phong bì, tem thư.
- Viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ ở tiết TLV cuối tuần 3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Gửi thư cho các chú bộ đội.
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS nắm yêu cầu đề bài
MT: giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV đọc và viết đề kiểm tra lên bản
+ GV yêu cầu một số học sinh đọc đề mình đã chọn và cho biết đề bài yêu cầu viết thư cho ai, nhằm mục đích gì. 
+ Lưu ý : 
- Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm 
- Viết xong thư, cho thư vào phong bì, ghi tên, địa chỉ người nhận ngoài phong bì.
* HS thực hành viết thư
MT: giúp HS viết hoàn chỉnh bức thư
PP: Thực hành.
- Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài.
- Theo dõi.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết thư chưa đạt về viết lại nộp vào tiết học tới.
- HS chơi.
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, lớp
- HS đọc đề bài
- 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư.
- Vài em nói đề bài và đối tượng mình chọn để viết thư.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS thực hành viết thư
- Cho thư vào phong bì: ghi tên, địa chỉ người gửi, người nhận; nộp cho GV (không dán kín).
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc