Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

Tiết 21: LUYỆN TẬP

(Trang 26)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Giải quyết vấn đề: Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .

- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.

- Giao tiếp: Biết nêu cách chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .

2. Năng lực chung, phẩm chất:

- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

* Bài tập cần làm: BT1; 2; 3

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Bảng phụ.

2. Học sinh:

- Vở bài tập Toán đã làm bài cũ ở nhà.

 

docx 54 trang xuanhoa 05/08/2022 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5: 
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020
Toán
Tiết 21: LUYỆN TẬP
(Trang 26)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Giải quyết vấn đề: Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .
- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn. 
- Giao tiếp: Biết nêu cách chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .
2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
* Bài tập cần làm: BT1; 2; 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở bài tập Toán đã làm bài cũ ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài.
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ.
2. Luyện tập:
* Mục tiêu:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. 
- Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, luyện tập, chia sẻ nhóm đôi, trò chơi học tập
* Thời gian: 28 phút 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: 
 - TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Những tháng nào có 30 ngày ? 
+ Những tháng nào có 31 ngày ? 
+ Những tháng có bao 28 / 29 ngày ?
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
+Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
 - GV nhắc lại quy tắc nắm tay để HS xác định số ngày trong tháng.
- GV: Những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện
- GV hỏi để chốt kiến thức:
+ Đổi ngày = ....giờ như thế nào?
GV: Cần nắm mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài
- Nhận xét
+ Nêu lại cách xác định năm sinh của Nguyễn Trãi ?
- GV: Cách xác định thế kỉ.
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Vận dụng cách xác định thế kỉ để xác định thời gian của một số phát minh lớn trên thế giới.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình một số phát minh nổi tiếng trên thế giới, có ghi rõ năm phát minh: bút bi, ô tô, máy tính, xe đạp...
- HS cho biết phát minh đó vào thế kỉ náo?
- GV nhận xét, chốt: cách xác định thế kỉ.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
- Nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tìm số trung bình cộng.
Nhóm 2-Lớp
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp 
+ Tháng 4; 6;9; 11. 
+ Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12. 
+Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
+ 366 ngày
+ 365 ngày
- HS nghe
- HS tham gia chơi. HS đọc yêu cầu và chỉ định bạn bất kì trả lời. Trò chơi kết thúc khi hết bài tập.
Đáp án:
3 ngày = 72 giờ phút = 30 giây
 4 giờ = 240 phút ; 3 giờ 10 phút = 190 phút
8 phút = 480 giây ; 2 phút 5 giây = 125 giây
ngày = 8 giờ ; 4 phút 20 giây= 260 giây
giờ = 15 phút 
+ 1 ngày = 24 giờ nênngày = 24x = 8 giờ
Bài 3. Trả lời câu hỏi
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV 
+ Lấy 1980 - 600 = 1380 
- HS quan sát, thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Thể dục
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
----------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
----------------------------------------------------------------
Lịch sử
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm hính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quí, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán).
- Kĩ năng so sánh, thống kê và lập bảng thống kê.
2. Phẩm chất:
- Hs có tinh thần học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
- HS có lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Tìm đọc thông tin về khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Ngô Quyền.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: (4p)
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Thành tựu lớn nhất của nước Âu Lạc là gì?
- GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới.
- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung.
+ Năm 218, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam 
+ Kỹ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.
2. Khám phá: 
a. HĐ1: 
* Mục tiêu:
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
 - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 
* Phương pháp: Chia sẻ nhóm đôi
* Thời gian: 20 phút
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà của người Hán”
+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào?
- GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
- GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá .
- Nhận xét, kết luận: Không chịu khuất phục nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc đồng thời liên tục nổi dậy khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ.
b. HĐ 2: 
* Mục tiêu:
- HS biết được các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta từ năm 179 TCN đến năm 938.
* Phương pháp: Nhóm
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập cho các nhóm 4, cho HS đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa.
- GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ), yêu cầu HS thảo luận, báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
+ Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
+ Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta?
+ Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
+ Qua giờ học, em hiểu ra điều gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV: Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta.
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc.
* Phương pháp: Giảng giải.
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- GV tổng kết và giáo dục lòng tự hào dân tộc.
- HS đọc các thông tin về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Để tưởng nhớ công lao chống giặc ngoại xâm của ông cha ta ngày nay chúng ta cần phải làm gì? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
1. Nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. 
- HS đọc và làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp:
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác .Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán 
- HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong phiếu bài tập . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
 Thời 
 gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận, huyện của PKPB
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hoá
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta: 
- HS thảo luận làm bài tập theo nhóm 4 dưới sư điều hành của nhóm trưởng và báo cáo trước lớp:
 Thời gian 
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 776
Năm 905 
Năm 931
Năm 938
Kn Hai Bà Trưng.
Kn Bà Triệu.
Kn Lý Bí.
Kn Triệu.Q.Phục.
Kn Mai.T.Loan.
Kn Phùng Hưng.
Kn Khúc Thừa Dụ
Kn Dương.Đ Nghệ
CT Bạch Đằng. 
+ Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có 9 cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 
+ Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
+ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
*Ghi nhớ: SGK
- Tìm đọc các thông tin về cuộc khởi nghĩa HBT và cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền
+ Chăm chỉ học tập, lớn lên xây dựng, bảo vệ đất nước
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
---------------------------------------------------------------
Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trơn toàn bộ bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
1.2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS biết kính trọng những người trung thực; có ý thức rèn đọc to và diễn cảm.
3. Nội dung tích hợp: 
* KNS: 
- Xác định giá trị.
- Tư duy nhận thức về bản thân.
- Tư duy phê phán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phòng học thông minh.
2. Học sinh: 
- Vở soạn bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
 - Yêu cầu HS đọc bài thơ Tre Việt Nam
+ Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
- GV dùng tranh minh họa giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- HS nêu những hình ảnh mình thích trong bài.
- HS lắng nghe
+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực, bất khuất, đoàn kết.
2. Khám phá:
2.1. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Phương pháp: Hoạt động cả lớp, hỏi đáp, chia sẻ nhóm đôi.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn.
- Bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1: Ngày xưa.....bị trừng phạt.
+Đoạn 1: Có chú bé......nảy mầm được.
+Đoạn 1: Moi người.....của ta.
+Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (gieo trồng, nảy mầm, luộc kĩ , dõng dạc, lo lắng, sững sờ)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu-> Cá nhân -> Lớp.
- Giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải)
- HS luyện đọc câu dài.
“Vua ra lệnh...gieo trồng/và giao hẹn:...nhất/sẽ được , thóc nộp/sẽ bị trừng phạt”
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài.
2.2. Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. Giáo dục Kĩ năng sống.
* Phương pháp: thảo luận nhóm.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi.
+ Nhà vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?
+ Nội dung của đoạn 1 là gì?
+ Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (KN Xác định giá trị)
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý? (KN Tư duy nhận thức về bản thân, Tư duy phê phán)
+ Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ.
- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi.
+Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
+Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.
1. Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước vua nhận tội.
 + Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
+ Cậu được vua nhường ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hại việc chung.
2. Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS nhắc lạinội dung.
3. Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài tập đọc.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm 
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung.
4. Hoạt động ứng dụng:
* Mục tiêu: Biết noi gương đức tính trung thực,tác dụng của lòng trung thực trong cuộc sống, liên hệ bản thân.
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Thời gian: 2 phút
* Cách tiến hành: 
+ Em học được đức tính gì qua bài học này?
+ Em đã dám nói thật khi mắc khuyết điểm bao giờ chưa?
* Trong cuộc sống trung thực sẽ mang lại cho em điều gì?
5. Củng cố, dặn dò: (4p)
- Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết.
 - Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Gà Trống và Cáo
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo lắng,...
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết"
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
+ Trung thực. Vì trung thực là phẩm chất đáng quý ; cần phải sống trung thực.
- HS tự liên hệ.
 + Được mọi người tin yêu, kính trọng 
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
Chính tả
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n và giải được câu đố về con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung đoạn viết.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết.
- Tính trung thực trong học tập qua bài tập chính tả 2a
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. 
2. Học sinh: Vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(2p)
* Cách tiến hành: Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Một sợi rơm vàng
- GV dẫn vào bài.
- HS cùng hát kết hợp với vận động.
2. Khám phá (hình thành kiến thức)
2.1. Chuẩn bị viết chính tả:
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày đoạn văn.
* Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận nhóm.
* Thời gian: 6 phút
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn cần viết
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi?
+Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Từ nào mà các em thường hay viết sai?
+ Khi trình bày đoạn văn cần lưu ý gì
- 1 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ Vì người trung thực dám nói lên sự thực...
+ đầy ắp, trung thực, truyền ngôi, ôn tồn.
+ Đầu đoạn viết hoa, lùi 1 ô.
- Hs viết nháp từ khó. 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần
2.2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs viết tốt đoạn chính tả do GV đọc. Trình bày sạch, đẹp, đúng hình thức đoạn văn
* Phương pháp: thực hành
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài.
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ. HS viết chưa tốt.
- Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở.
- HS viết bài vào vở.
2.3. Đánh giá và nhận xét bài: 
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai.
* Phương pháp: nhóm đôi
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được "l/n
* Phương pháp: nhóm đôi
* Thời gian: 8 phút
Bài 2a: Điền vào chỗ trống 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm
+ Các chữ nào được viết bắt đầu bằng l, n?
- Nhận xét , chốt bài làm đúng
Bài 3a
- GV nêu câu đố.
GV giải thích: 
- Ếch nhái đẻ trứng dưới nước, trứng nở thành nòng nọc có đuôi bơi lội dưới nước. 
 - Én là loài chim báo hiệu xuân sang.
* Nêu ích lợi của các con vật đó?
4. Hoạt động ứng dụng: 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và tìm tiếng có chứa âm l/n
* Phương pháp: trò chơi học tập
* Thời gian: 3 phút
* Cách tiến hành:
- Hai đội lên chơi Tiếp sức thi Viết các tiếng, từ chứa l/n
- Gv nhận xét kết quả.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS có bài viết tốt.
- Chuẩn bị bài sau: Người viết truyện thật thà.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
Bài 2. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn
- 2 HS đọc
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ.
- 2HS đọc
- HS nhận xét.
Thứ tự điền: 
a) lời, nộp, này, làm, lâu, lòng, làm .
- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Nhận xét về tính trung thực của nhân vật Hưng trong đoạn văn
- HS giải đố cá nhân- Chia sẻ trước lớp
Đáp án: nòng nọc.
- HS tham gia chơi
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – NHÂN HẬU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1. 1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
- Biết thêm các thành ngữ, tục ngữ về lòng tự trọng, trung thực
b. Năng lực văn học:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ ngữ nói trên để đặt câu.
1.2. Năng lực chung:
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu.
- Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm.
2. Phẩm chất:
- Tích cực hóa việc sử dụng các từ ngữ được học vào học tập và giao tiếp.
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
2. Học sinh:
- Từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động – KTBC: (4P)
+ Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Nêu ví dụ?
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV chuyển ý vào bài mới.
- TBVN điều khiển cho lớp hát tập thể, vận động tại chỗ.
+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Có 2 loại từ ghép là từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.
 Ví dụ:
Từ ghép có nghĩa phân loại: anh rể, chị dâu, anh cả, em út, bạn đời , bạn học, bạn đường.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: hoà thuận, thương yêu, vui buồn, ruột thịt.
2. Khám phá:
* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa...
* Phương pháp: nhóm, KT đặt câu hỏi, động não.
* Thời gian: 28 phút
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Em hiểu thế nào là Trung thực?
*Thế nào là từ cùng nghĩa với Trung thực?
*Thế nào là từ trái nghĩa với Trung thực?
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm bàn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng (đưa bảng phụ)
+Vì sao em xếp từ thật thà vào nhóm từ cùng nghĩa với từ trung thực ?
+Vì sao em xếp từ gian dối cho vào nhóm từ trái nghĩa với từ trung thực?
+ Các nhóm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực là những từ chỉ gì?
- GV: Các từ cùng nghĩa với trung thực là những từ chỉ phẩm chất tốt của người, cÇn häc tËp, những từ trái nghĩa với trung thực lµ nh÷ng từ chỉ tÝnh xÊu cần được loại bỏ.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Bài yêu cầu gì?
+Khi đặt câu, các em cần lưu ý điều gì?
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét.
- Nhận xét, chữa:
+ Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?
Bài 3 :
- Tổ chức cho hs tự tìm từ hoặc mở từ điển tìm nghĩa của từ theo yêu cầu .Nêu miệng kết quả.
+ Tìm các từ đúng với nghĩa của các ý a,b,d?
Bài 4 :
- Cho TBHT điều hành báo cáo.
+Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng trung thực?
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng tự trọng?
- HD hs giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ trên.
* GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm. VD: 
+ Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực. 
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ. 
3. Hoạt động ứng dụng:
* Mục tiêu: Học sinh được biết thêm các câu thành ngữ, tục ngữ khác thuộc chủ điểm.
 * Phương pháp: Chúng em biết 3
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Học sinh thảo luận nhóm, ghi vào giấy 3 câu thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm Trung thực-Tự trọng.
*Tìm thêm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực?
*Tìm thêm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng hoặc chê những người sống không tự trọng?
4. Củng cố, dặn dò (3P)
+ Bài học hôm nay các con học thuộc chủ điểm nào?
+ Qua chủ điểm này muốn nhắn nhủ các con điều gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ; Chuẩn bị bài sau: Danh từ.
Bài 1.Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực.
+ Trung thực là luôn nói sự thật, sống theo lẽ phải (sống thật thà và ngay thẳng, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc khuyết điểm)
+ Từ có nghĩa giống với Trung thực, nhưng âm đọc khác nhau.
+ Từ có nghĩa trái ngược với Trung thực.
- HS thảo luận nhóm bàn làm vào VBT
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Cùng nghĩa với trung thực
Trái nghĩa với trung thực
Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tình, thật tâm, bộc trực, chính trực
dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian xảo, gian giảo, gian trá, lừa bịp, bịp bợm, lừa lọc, 
+ Thật thà là tự bộc lộ mình 1 cách tự nhiên, không giả dối.
+ Gian dối : Không thật thà ngay thẳng, có ‎ lừa lọc.
+ Chỉ phẩm chất, tính cách của con người.
Bài 2. Đặt câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực
- 2 HS đọc
+ §Æt c©u víi 1 tõ cïng nghÜa vµ tr¸i nghÜa víi tõ trung thùc.
+ Đầu câu viết hoa, cuối câu dùng dấu chấm, câu diễn đạt ý trọn vẹn, trong c©u cã tõ ë bµi 1.
- HS làm bài vào VBT.
- 1HS làm trên bảng phụ
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn đã đặt.
VD:
- Bạn Thương rất thật thà.
- Thầy Quý nổi tiếng là người chính trực, thẳng thắn.
- Mẹ thường nhắc em không được gian dối.
Bài 3: Tìm nghĩa của từ : tự trọng
- Hs mở từ điển làm bài cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình (ý c)
+ a. tự tin b. tự quyết c. tự kiêu
Bài 4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng
- HS làm nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng trung thực: a, c, d
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : b, e.
- HS lắng nghe.
+ Thật thà là cha quỷ quái; Ăn ngay ở thẳng; Ăn ngay nói thật, Mọi tật mọi lành; Thật thà ma vật không chết; Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ; 
...
+ Danh dự quý hơn tiền bạc; Áo rách cốt cách người thương; Người chết nết còn; Đói miếng hơn tiếng đời; Khom lưng uốn gối; Vào luồn ra cúi; 
+ Măng mọc thẳng.
+ Sống ngay thẳng và thật thà sẽ được mọi người yêu quý , kính trọng
- HS lắng nghe, thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
-------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
(Trang 26)
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Mô hình hóa Toán học: Vận dụng cách tìm số trung bình cộng để giải các bài toán liên quan.
- Giải quyết vấn đề: Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số. Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
- Tư duy và lập luận: 
+ Biết rút ra cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
+ Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn. 
- Giao tiếp: Trình bày được cách giải bài toán.
1.2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Phòng học thông minh.
2. Giáo viên:
- Học thuộc Bảng đơn vị đo khối lượng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Tổ chức trò chơi củng cố cách chuyển đổi các số đo thời gian.
- TK trò chơi- Dẫn vào bài.
- Chơi trò chơi Truyền điện. 
2. Khám phá:
* Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số. Biết rút ra cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, luyện tập, chia sẻ nhóm đôi.
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
a.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: 
* Bài toán 1:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Em hiểu rót đều vào hai can nghĩa là như thế nào?
 + Để tìm được số dầu rót đều vào mỗi can ta phải biết gì?
+ Sau khi biết tổng số dầu ở hai can, làm thế nào để tìm được số dầu rót đều vào mỗi can?
- Gọi HS trình bày lên bảng giải bài toán 
- Nhận xét.
- GV: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ 2 có 4 lít. Nếu rót đều vào 2 can ta được mỗi can 5 lít. Vậy 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. 
+ Trung bình cộng của 6 và 4 là mấy?
+ Làm thế nào có thể tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4?
+ Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít, trung bình mỗi can có mấy lít?
- GV: Như vậy để tìm số dầu trung bình trong mỗi can ta lấy tổng số lít dầu chia cho số can.
+ Muốn tìm số trung bình cộng của hai số ta làm như thế nào?
* Bài toán 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ta phải biết gì?
- Gọi HS trình bày lên bảng giải bài toán
- Nhận xét.
+ Số 28 là số trung bình cộng của những số nào?
+ Muốn tìm số trung bình cộng của ba số ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của 4 số: 34, 43, 52 và 32 ?
+ Muốn tìm số trung bình cộng của bốn số ta làm thế nào?
+ Khi tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm qua mấy 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_kie.docx