Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 18: Yến, tạ, tấn

(trang 23)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa chúng với ki-lô-gam.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng; thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 3(2 phép tính).

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, vở BT .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 7 trang xuanhoa 11/08/2022 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 18: Yến, tạ, tấn
(trang 23)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa chúng với ki-lô-gam.
2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng; thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2, 3(2 phép tính).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở BT .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các bài tập :
- Đọc và nêu giá trị chữ số 6 trong số 715638 ; 
576 138 , 863 571.
 + GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu: yến, tạ, tấn 
MT: Giúp HS nhận biết độ lớn của yến , tạ , tấn và mối quan hệ của chúng với kg
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
+ Giới thiệu yến: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg, người ta còn dùng đơn vị yến.
+ Ghi bảng: 1yến = 10kg.
 - Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
 - Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
+ Giới thiệu tạ (tương tự)
 1tạ = 10yến
 1tạ = 100kg
- 1 bao xi măng nặng 10yến, tức là nặng bằng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam?
- 1 con trâu nặng 200kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
+ Giới thiệu tấn (tương tự)
 1tấn = 10tạ
 1tấn = 1000kg
 - 1 con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
* Thực hành 
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
Bài 1: 
+ Sửa bài
+ Gợi ý HS hình dung vế 3 con vật xem con nào nặng nhất, con nào nhẹ nhất?
+ Cho HS đổi sang các đơn vị khác.
Bài 2: 
+ Hướng dẫn làm chung : 5yến = kg.
+ Đối với dạng bài: 5yến 3kg = kg, có thể hướng dẫn làm như sau:
 5 yến 3 kg = 50kg + 3kg = 53kg
+ Lưu ý: Không trình bày các bước trung gian trong vở.
Bài 3: 
+ Lưu ý: thực hiện như phép tính bình thường, kèm theo các đơn vị.
+ Sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Điền vào chỗ chấm:
5kg 6hg 5dag; 700g 56 hg
87hg 7 kg.
- 3 HS thực hiện (Hải Triều, Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, lớp.
- Nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học: ki-lô-gam, gam.
- Đọc: 1yến = 10kg 
 10kg = 1yến 
- 20kg gạo.
- 1yến khoai.
- HS đọc nhiều lần
- 1tạ , 100kg
- 2 tạ, 20yến.
- HS đọc nhiều lần
- 2tấn, 20tạ.
- 3000kg.
HT: cá nhân, lớp.
- Đọc đề bài rồi tự làm bài .
 + Con bò nặng 2 tạ
 + Con gà nặng 2 kg
 + Con voi nặng 2 tấn
+ Nêu : 1yến = 10kg
 5yến = 10kg x 5
 = 50kg
+ Vậy: 5yến = 50kg 
+ Làm lần lượt các phần a, b, c rồi chữa bài (làm theo từng cột) .
- Tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài .
- Làm bài vào vở nháp.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 8: Tre Việt Nam
(trang 41 - 42)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người VN. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
2. Kĩ năng: Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. Học thuộc những câu thơ em thích .3. Thái độ: Tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của con người VN.
* GDKNS: Tự nhận thức, đánh giá, xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. Tranh, ảnh về cây tre.
- Máy chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Một người chính trực và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc.
MT: giúp HS đọc đúng bài thơ.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn .
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK) và giải nghĩa thêm: tự, áo cộc.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc cả bài
+ GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài.
MT: Giúp HS cảm thụ bài thơ.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Hình ảnh cây tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp nào của người VN?
- Những hình ảnh nào tượng trưng cho tính cần cù?
- Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết?
- Những hình ảnh nào tượng trưng cho tính ngay thẳng?
- Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó 
- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
+ Giới thiệu vài nét về các biện pháp tu từ trong bài: nhân hòa, điệp từ, điệp ngữ ..
GV nêu ý nghĩa: Qua hình ảnh cây tre nhằm ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người VN: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP: Làm mẫu, thực hành.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “Tôi chẳng biết chia buồn với bạn ”
+ GV đọc mẫu 
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
+ Ý nghĩa giáo dục: Sự cảm thông giữa người với người làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài.Luyện đọc diễn cảm.
-3 HS đọc nối tiếp và trả lời (Nhật Khang, Tường Vy, Thiên An)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
+ Đoạn 1: Từ đầu tre ơi?
+ Đoạn 2: Tiếp theo lá cành.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho măng.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
-HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.
- Ở đâu cũng xanh tươi, không ngại đất nghèo.
- Tay ôm , tay níu , gần nhau thêm , thương nhau , chẳng ở riêng 
- Đâu chịu mọc cong, mang dáng thẳng 
- VD: Mai sau 
- Dùng điệp từ, điệp ngữ mai sau, xanh thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ .
HT: cá nhân,lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 7: Cốt truyện
( trang 42 - 43) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được thế nào là một cốt truyện và 3 phần cơ bản của nó (mở đầu, diễn biến, kết thúc)
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện .
3. Thái độ: Yêu thích việc xây dựng cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn các BT 1 phần Nhận xét.
- Bảng phụ viết 6 sư việc chính truyện Cây khế phần Luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Gửi thư cho các chú bộ đội.
* Kiểm tra bài cũ:
- Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- 2 em đọc bức thư mình viết gửi một bạn ở trường khác.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Phần nhận xét
MT: Giúp HS nắm thế nào là cốt truyện và cấu tạo cơ bản của nó.
PP: Giảng giải, đàm thoại, thực hành 
Bài 1, 2: + Phát phiếu cho HS trao đổi theo nhóm.
+ Hướng dẫn: ghi ngắn gọn, mỗi sự việc chính chỉ ghi bằng 1 câu.
+ Trả lời miệng BT2 	
GV chốt: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
 Bài 3: 
- Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần?
GV chốt: Cốt truyện thường gồm 3 phần :
+ Mở đầu: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác.
+ Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
+ Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính.
Phần ghi nhớ .
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ 
PP: Giảng giải, đàm thoại.
- Yêu cầu HS lấy VD về dẫn lời nói gián tiếp, lời nói trực tiếp.
Phần luyện tập .
MT: Giúp HS làm đúng các bài tập 
PP: Động não, đàm thoại, thực hành 
Bài 1: + GV giải thích: Truyện Cây khế gồm 6 sự việc chính; thứ tự các sự việc được sắp xếp không đúng => cần sắp xếp lại sao cho đúng thứ tự một cốt truyện. Khi sắp xếp, chỉ cần ghi số thứ tự đúng của sự việc 
+ GV NX, chốt lại thứ tự đúng: b, d, a, c, e, g.
Bài 2: 
+ Cho HS thảo luận nhóm 6, mỗi HS kể lại 1 đoạn.
 + Hướng dẫn HS có thể kể theo 2 cách: 
- Cách 1: kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, giữ nguyên câu văn ở BT1
- Cách 2: làm phong phú thêm các sự việc
=> Theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết lại cốt truyện Người ăn xin.
- HS chơi.
-2 HS lên bảng (Ngọc Bảo, Lan Hương)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Từng nhóm xem lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, tìm những sự việc chính trong truyện để ghi lại vào phiếu.
- Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu BT3, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
HT: cá nhân, lớp
- 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm.
HT: cá nhân, lớp, nhóm.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm 2, đọc thầm các sự việc, trao đổi, sắp xếp lại các sự việc cho đúng thứ tự 
- 2 em lên bảng làm.
- 1 HS đọc lại truyện Cây khế theo thứ tự.
- Viết bài vào vở.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Kể trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc