Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 88 + 89: GẶP GỠ LÚC – XĂM – BUA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lần lượt, tơ rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong truyện.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

 

docx 54 trang xuanhoa 03/08/2022 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 88 + 89: GẶP GỠ LÚC – XĂM – BUA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lần lượt, tơ rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong truyện.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
3.Thái độ: Yêu thích môn học.
* KNS:- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức bản than. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Trình bày 1 phút.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
15’
20’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
-Đọc từng câu
- Đọc đoạn
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài
MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
5.Kể chuyện 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
III.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và hỏi :
+ Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ ?
- GV nhận xét
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
- Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Ngôi nhà chung là chủ điểm nói về ngôi nhà chung thân yêu của toàn nhân loại là trái đất.
- Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” để biết về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. 
- Ghi bảng:
- GV đọc mẫu toàn bài giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam; sự bất ngờ của đoàn cán bộ trước lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiếu nhi Lúc-xăm-bua
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Khi HS đọc nếu sai từ GV kết hợp sửa cho HS: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Ghet-xi-ca, in-tơ-net, tơ-rưng, lưu luyến.
- Câu chuyện này gồm mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn 
- GV kết hợp giảng từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng, in-tơ-net, tuyết, hoa lệ.
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Đoạn 1 : Điều bất ngờ là/ tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt 
 Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam/ và nói được bằng tiếng Việt : ‘ Việt Nam, Hồ Chí Minh’.//
+ Đoạn 2 : Cô thích Việt Nam/ nên đã dạy các em tiếng Việt/ và kể cho các em nghe những điều tốt đẹp về đất nước/ và con người Việt Nam.
+ Đoạn 3 : Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đừng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.//
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm từng đoạn và hỏi :
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ?
+ Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
+ Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
+ Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong truyện này ?
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân 
- Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
- Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:
- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai? 
+ Kể bằng lời của em là như thế nào? 
- Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.
- Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Mời một hoặc hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS đọc và trả lời câu hỏi
-Học sinh quan sát và trả lời
+ Tranh vẽ các bạn thiếu nhi với nhiều màu da, trang phục khác nhau của các dân tộc khác nhau đang cầm tay nhau vui múa hát quanh trái đất. Chim bồ câu trắng đang tung bay 
- Học sinh quan sát và trả lời
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Câu chuyện được chia thành 3 đoạn
- HS đọc theo đoạn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
+ Tất cả học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, giới thiệu những vật rất đặt trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam: Việt Nam, Hồ Chí Minh.
+ Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét.
+ Các bạn muốn biết về Việt Nam trên in-tơ-nét.
+ Rất cám ơn các bạn đẽ yêu quý Việt Nam./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn./ Chúng ta tuy ở hai đất nước xa nhau nhưng quý mến nhau như anh em một nhà./ chúng ta đoàn kết, quý mến nhau vì cùng sống chung trong một ngôi nhà chung là trái đất.
- Học sinh các nhóm thi đọc.
-Bạn nhận xét 
+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
+ Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
- Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Hai em thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	Toán
Tiết 146: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). 
2. Kĩ năng: 
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 2, 3); Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
7’
9’
9’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Bài tập
Bài 1: 
MT: Giúp học sinh củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
Bài 2: 
MT: HS củng cố lại cách tính chu vi và diện tích hcn.
Bài 3:
MT: HS ôn lại cách làm bài toán giải toán bằng 2 phép tính và ôn lại cách cộng các số trong phạm vi 100000.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài
Đặt tính rồi tính:
27539 + 5148 
67203 + 3945 
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.
- Yêu cầu HS làm vào SGK
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Đặt câu hỏi:
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho học sinh nêu đề bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại.
- CHPT: Hãy tính bài tập 3 bằng cách khác.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS nhắc lại.
- Cả lớp làm bài vào SGK
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phát biểu
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm.
Chiều dài của HCN là:
 3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi của HCN đó là:
 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
Diện tích của HCN là:
 6 x 3 = 18 (cm2)
 Đáp số: Chu vi: 18cm
 Diện tích: 18cm2
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Hoạt động thư viện
ĐỌC SÁCH, BÁO THƯ VIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS khám phá sự tưởng tượng sáng tạo của tổ tiên mình.
2. Kỹ năng: Giúp HS hiểu ra những bài học đạo đức đằng sau những câu chuyện sự tích này.
3. Thái độ: Tạo niềm hứng khởi cho HS khi đọc những truyện thế này. Tạo cho các em sự say mê đọc sách để tìm hiểu và khám phá những điều thú vị xung quanh cuộc sống.
II.Chuẩn bị:
- GV: sách, báo
- HS: Vở viết, màu vẽ
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
10'
20’
4’
I.Kiểm tra bài cũ
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
*HĐ1: GV cho HS học nội quy thư viện
(HS nắm được nội quy thư viện)
*HĐ2: HS đọc sách 
MT: HS nắm vững nội dung câu chuyện. Rút ra được bài học đạo đức sau khi đọc truyện.
4.Củng cố, dặn dò: 
MT: HS sắp xếp lại sách, báo theo đúng yêu cầu 
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
- Nêu mục đích, yêu cầu.
- Viết tên bài lên bảng
- GV gọi 2 HS đọc nội quy thư viện
1. Giữ trật tự phòng đọc
2. Không gạch xóa, cắt tài liệu. Khi cần sao chép nhân bản phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu, mất phải bồi thường.
3. Sách tham khảo bạn đọc chỉ được mượn 1 lần 2 cuốn, trong thời gian 15 ngày. Qúa hạn trên phải đến gia hạn. Muốn mượn tiếp phải trả lại tài liệu đã mượn trước.
4. Khi nhận tài liệu phải kiểm tra lại, thấy hư hỏng phải báo ngay cho cán bộ thư viện, nếu không bạn đọc phải chịu trách nhiệm.
5.Đọc xong phải xếp sách vào đúng vị trí.
- GV cho HS đọc sách
+ Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm.
- Tham gia đọc cùng các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương.
- Nói thêm: Đây là những câu chuyện không có thực mà chỉ là sự tưởng tượng sáng tạo của ông cha ta thời xưa khi khoa học chưa phát triển và ý còn muốn để giáo dục con cháu.
- Qua tiết học hôm nay các em học đđược diều gì?
 GDHS: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác
- Giới thiệu thêm một số truyện cố tích thế giới để các em tìm đọc.
- Giới thiệu tiết học sau.
-Hát
-Lớp trưởng báo cáo.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- 2 HS nhắc lại nội quy thư viện
Bầu trời và mặt đất.
- 2 HS chọn một câu chuyện để đọc theo ý thích của mình. 
- Đọc câu hỏi ở bảng phụ.
+ Nêu tên truyện?
+ Nội dung câu chuyện?
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Đôi bạn đọc truyện mình đã chọn
- Suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm đứng lên chia sẻ những điều đã được đọc.
- Nêu cảm nghĩ của mình sau khi đọc truyện.
- Nêu những bài học đạo đức các em học được từ các câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân.
- Lắng nghe.
- Ghi vào sổ nhật kí đọc.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 59: LIÊN HỢP QUỐC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
2. Kĩ năng: 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Liên hợp quốc. Viết đúng các chữ số. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: tr/ch ; êt/êch. Đặt câu đúng với những từ ngữ mang âm, vần trên.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Bảng con, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
4’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chính tả.
MT: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
3.Bài tập:
Bài 2:
MT: Phân biệt tr/ch; êt/êch
Bài 3:
MT: HS biết vận dụng từ ngữ vào đặt câu.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: lớp mình, điền kinh, tin tức, học sinh.
- Nhận xét bài cũ
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng
- GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo.
- Gọi 2 em đọc lại
- Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết:
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào?
- Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: 24 – 10 – 1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 - 1977.
- Cho các em đọc lại các tiếng đã viết.
- Cho HS chuẩn bị vở chép bài.
- Đọc từng câu ngắn, cụm từ cho các em viết.
- Cho các em soát lỗi chéo với nhau.
- Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp.
- Nhận xét các chữ các em sai nhiều.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài làm HS và chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
- Gọi học sinh đọc bài làm 
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS lên bảng viết
- HS lắng nghe
- HS viết vở
- Đọc thầm theo
- Đọc theo yêu cầu
+ Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
+ Đoạn văn trên có 4 câu 
+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
+ Có 191 nước và vùng lãnh thổ.
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào ngày 20/9/1977
- Đánh vần và viết vào bảng con
- Đọc lại
-Chuẩn bị vở theo yêu cầu
-Viết bài
-Soát lỗi
-Nộp vở
-Chú ý
- HS làm vào vở 
- Ba em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng 
- Buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao . 
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
a. Buổi chiều hôm nay, bố em ở nhà
Thuỷ triều là một hiện tượng tự nhiên ở biển
Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng.
Em bé được cả nhà chiều chuộng.
Em đi ngược chiều gió.
b. Hết giờ làm việc, mẹ sẽ đón em.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
Toán
Tiết 147: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng). 
2. Kĩ năng: 
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính-tv.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
5’
8’
10’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép trừ 
MT: Giúp HS làm với phép trừ, cách đặt tính.
2. Bài tập
Bài 1: 
MT: HS biết cách thực hiện phép tính.
Bài 2:
MT: HS biết cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 3: 
MT: HS biết sử dụng phép trừ trong giải toán.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính sau:
4893 – 3667 4580 – 3256
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Hướng dẫn thực hiện phép trừ :
- GV ghi bảng 85674 - 58329
- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét muốn trừ hai số có 5 chữ số ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra cách tính.
 Gợi ý tính tương tự như đối với phép trừ hai số trong phạm vi 10 000
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
- GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Gọi HS nêu quy tắc về phép trừ hai số trong phạm vi 100 000.
- GV ghi bảng quy tắc mời 3 - 4 nhắc lại.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm vào sách.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính.
- Gv nhận xét, chốt lại kết quả lần lượt: 27148; 37552; 5558; 23307
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gv yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại
45234; 38056; 43518
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Đặt câu hỏi hướng dẫn
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS trình bày bài làm.
- Nhận xét, chốt lại.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn để nắm về cách trừ hai số trong phạm vi 100 000.
- Trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép trừ hai số trong phạm vi 10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả : 
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Vài em nêu lại cách thực hiện phép trừ.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào sách.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS nhắc lại.
- Cả lớp làm bài tập
- 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm bài.
- 1 HS trình bày
Đoạn đường chưa trải nhựa dài là:
 25850–9850=16000 (m)
 Đáp số: 16000 m
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
Tiết 90: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: dím, gấc, cầu vòng 
- Hiểu được bài thơ muốn nói với em: mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung làtrái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lá biếc, rập rình, tròn vo, rực rỡ, vòm cao, ..., 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, thân ái, hồn nhiên.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
10’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp câu:
- Đọc nối tiếp đoạn:
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu
4: Luyện đọc lại
MT: Học sinh rèn kĩ năng đọc.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên giới thiệu bài
- Ghi bảng:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ
- GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho cả lớp đọc lại từ nhiều HS mắc lỗi.
- GV cho HS đọc : rập rình, lợp hồng, lợp nghìn lá biếc.
- Bài thơ được chia thành mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ.
- GV kết hợp giảng từ: dím, gấc, cầu vòng 
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi :
+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? 
+ Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ?
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì ?
+ Em muốn nói gì với những bạn chung một mái nhà ?
- Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
- Cho cả lớp nhận xét. 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Bài thơ được chia thành 4 khổ
- HS đọc từng đoạn
- HS lắng nghe
- Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
+ Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
+ Mái nhà của chim là nghìn lá biếc./ Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình./ Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất./ Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc./ Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.
+ Mái nhà chung của muôn vật là bầu trời xanh.
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ: Hãy yêu mái nhà chung./ hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung./ Hãy giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung 
- Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
-Lớp nhận xét. 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Toán
Tiết 148: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng; 50 0 00 đồng, 100 000 đồng. 
2. Kĩ năng: 
- Bước đầu biết đổi tiền. Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (dòng 1, 2).
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính-tv.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
5’
5’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 
MT: Giúp HS làm các loại tiền 20 000, 50 000 và 100 000 đồng.
3. Bài tập
Bài 1:
MT: HS biết cộng các tờ tiền.
Bài 2:
MT: HS biết cộng, trừ các khoản tiền khi mua bán.
Bài 3:
MT:HS biết tính tiền nhiều đồ vật có giá tiền bằng nhau.
Bài 4:
MT: HS biết chia giá trị tờ tiền ra các tờ có giá trị bé hơn.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu mệnh giá các tờ tiền đã học
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Giới thiệu tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
- Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ?
- Cho HS quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng loại tờ giấy bạc 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS làm miệng: Yêu cầu HS quan sát các ví tiền rồi cộng số tiền của từng ví
- Gọi HS trả lời
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- GV giúp HS phân tích đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS chữa bài.
- Cho HS nhận xét bài
- Nhận xét, chốt lại
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS nêu cách làm
- HS làm bài vào sách.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại
- Yêu cầu nêu đề bài tập trong sách.
 - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào sách.
- Mời một em lên bảng thực hiện.
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như : 100 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10000 đồng 
-Quan sát và nêu về : màu sắc của tờ giấy bạc, Dòng chữ “ Hai mươi nghìn đồng “ và số 
20 000
- “ Năm mươi nghìn đồng “ số 50 000 
- “Một trăm nghìn đồng “ số 100 000
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học cá nhân
- 2 HS trả lời
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài.
Mua cả cặp sách và quần áo thì hết số tiền là:
15000+25000=40000(đồng)
Sau khi mua cả hai thứ, mẹ còn lại số tiền là:
50000-40000=10000(đồng)
 Đáp số: 10000 đồng
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét đáp án
Cột 2: 2400 đồng
Cột 3: 3600 đồng
Cột 4: 4800 đồng
- HS đọc đề
- Lớp làm vào sách. Một em lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Luyện từ và câu
Tiết 30: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ?
 DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? ở Bài tập 1.
2. Kĩ năng: 
- Trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? trong Bài tập 2; Bài tập 3. 
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm ở Bài tập 4.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính-tv.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Chuẩn bị:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
9’
9’
9’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Bài tập
Bài 1 
MT: Giúp cho HS biết tìm bộn phận TLCH Bằng gì?
Bài 2: 
MT: HS biết trả lời các câu hỏi “Bằng gì?”
Bài 3:
MT: Giúp học sinh biết dùng dấu hai chấm.
III.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét bài cho HS.
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
-Ghi bảng:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở
- Gọi HS phát biểu.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng gạch
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. 
c) Các nghệ sĩ trinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
- Nhận xét, chốt lại
-Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
-Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi
-Giáo viên cho học sinh làm bài 
-Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
Hằng ngày, em viết bài bằng gì ? 
Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì ?
Cá thở bằng gì ?
-Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
-Giáo viên cho học sinh làm bài 
-Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
Một người kêu lên : “Cá heo !”
Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà, 
Đông Nam Á gồm mười một nước là : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, ma-lai-xi-a, Mi-âm nhạc-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Làm bài cá nhân
- HS phát biểu.
- 3 HS lên bảng
a) bằng vòi.
b) bằng nan tre dán giấy bóng kín
c) bằng tài năng của mình.
- Cả lớp nhận xét.
-Trả lời các câu hỏi sau:
-Học sinh đọc
-Học sinh làm bài 
-Cá nhân
Hằng ngày, em viết bài bằng bút chì / bút mực / bút bi 
Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ / nhựa / đá 
Cá thở bằng mang 
-Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:
-Học sinh làm bài 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Đạo đức
Tiết 30: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
2. Kĩ năng: 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp. 
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho học sinh kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (theo chương trình giảm tải của Bộ).
* KNS:- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính-tv.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
14’
14’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Trò chơi Ai đoán đúng? 
MT: Học sinh hiểu được sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người 
2: Quan sát tranh.
MT: Học sinh nhận biết được các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
III.Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ nguồn nước của chúng ta?
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm.
- Chia lớp thành hai nhóm (số chẵn và số lẻ )
- Yêu cầu nhóm số chẵn vẽ và nêu đặc điểm của một loại con vật mà em thích? Nêu lí do em thích ? Nhóm số lẻ vẽ và nêu đặc điểm của một cây trồng ? Nêu ích lợi của loại cây đó? 
- Mời các đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các HS khác phải đoán và gọi tên được con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
- GV kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. 
- GV cho lớp quan sát tranh yêu cầu HS đặt câu hỏi về các bức tranh.
- Mời một vài HS đặt câu hỏi và mời bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
- Yêu cầu các nhóm khác trao đổi ý kiến và bổ sung 
* Vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi ?
- GV kết luận theo SGV.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- Tiến hành điểm số từ 1 đến hết.
- Chia thành hai nhóm số chẵn và nhóm số lẻ 
- Các nhóm thực hành vẽ và nêu đặc điểm của từng loại cây hay con vật nuôi xuống phía dưới bức tranh.
- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp.
- Em khác nhận xét và đoán ra cây trồng hay con vật nuôi mà nhóm khác đã vẽ.
- Bình chọn nhóm làm việc tốt.
- Lớp quan sát tranh và tự đặt câu hỏi cho từng bức tranh :
- Các bạn trong mỗi bức ảnh đang làm gì ?
- Theo bạn việc làm của các bạn đó mang lại lợi ích gì ?
- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
* Trả lời cá nhân
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Tập viết
Tiết 30: ÔN CHỮ HOA: U
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Viết tên riêng : Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ.
-Viết câu ứng dụng : Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng:
-Viết đúng chữ viết hoa U, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
3.Thái độ:
-Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
-Mẫu chữ viết hoa U. Các chữ Uông Bí và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: 
-Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
2’
10’
5’
5’
5’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa M,T,B

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.docx