Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 6 - Năm học 2012-2013
TOÁN
Tiết 15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
(trang 20)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết về đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản)
- Sử dụng 10 ký hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung của BT 1, BT 3.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 TOÁN Tiết 15: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân (trang 20) I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết về đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản) - Sử dụng 10 ký hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn nội dung của BT 1, BT 3. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi: Đọc nhanh – Viết đúng * Kiểm tra bài cũ. + 2 HS lên bảng viết tiếp dãy số: 250, 260, 270, , ., .. 500, 498, ., ,492 + Nhận xét, cho điểm. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Giới thiệu đặc điểm của hệ thập phân. MT: giúp HS nắm các đặc điểm của hệ thập phân. PP: trực quan, đàm thoại, thực hành. - GV viết lên bảng BT sau và yêu cầu HS làm bài 10 dơn vị = . . . . . chục 10 chục = . . . . . trăm 10 trăm = . . . . . nghìn . . . nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = . . . . trăm nghìn - Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó? =>Vì vậy gọi đây là hệ thập phân. Cách viết số trong hệ thập phân - Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào? + Cho HS viết các số với 10 chữ số => với 10 chữ số có thể viết được mọi số tự nhiên - Nêu giá trị của các chữ số trong 999? Kết luận: giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. * Thực hành MT: Giúp HS làm được các bài tập . PP: Động não, đàm thoại, thực hành. Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài - GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 2 - GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó - GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3 - Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì? - Nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Viết 5 số tự nhiên có 4 chữ số, trong đó đều có các chữ số: 1, 3, 4, 7 - 4 HS thực hiện trên bảng lớp (Khánh Hà,Mỹ Đình, Mai Thy, Mỹ Huyền) lớp theo dõi sửa bài. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp - Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - Hệ thập phân có 10 chữ số, đó là các schữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 - HS nghe GV đọc số và viết số vào nháp. HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS trả lời - HS cả lớp làm bài vào VBT - Kiểm tra bài. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 387 = 300 + 80 + 7 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Trog số 45, giá trị của số 5 là đơn vị, vì chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - HS làm vào nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 6: Viết thư (trang 34) I. Mục tiêu Giúp HS: - Giúp HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư ; nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư . - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin . *GDKNS: ứng xư lịch sự, tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 (để chỗ trống) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật. - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho cả lớp hát một bài. * Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài tập làm thêm của tiết trước. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Phần nhận xét: MT: Giúp HS nắm được cấu tạo của một bức thư. PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải . Bài tập 1: + Yêu cầu đọc lại bài “ Thư thăm bạn” + Thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi: - Lương viết thư cho Hồng để làm gì? - Người ta viết thư để làm gì? - Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? - Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? GV chốt: Một bức thư thường gồm có 3 phần: phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư. Phần ghi nhớ . MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ. PP: Động não, đàm thoại, giảng giải. - Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ ngay tại lớp. Luyện tập . MT: Giúp HS làm được các bài tập. PP: Động não, đàm thoại, thực hành . Tìm hiểu đề: + Treo bảng phụ ghi đề bài tập + GV gợi ý tìm hiểu đề và nội dung bức thư: - Đề yêu cầu em viết thư cho ai? - Đề xác định mục đích viết thư để làm gì? - Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào? - Cần thăm hỏi bạn những gì? - Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay? - Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì? Thực hành viết thư: - Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính. - Khuyến khích HS viết được một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp, ở trường. + Theo dõi, sữa chữa. Chấm, chữa 2 – 3 bài. + GV NX, chỉnh sửa. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS nào chưa hoàn thành thì tiếp tục viết bức thư cho hoàn chỉnh. - 2 HS trình bày (Khánh Hà, Vân Nhi) - Nhận xét, cho điểm bạn. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - 1 HS đọc yêu cầu trong phần NX + Thảo luận nhóm, trình bày kết quả - Để chia buồn cùng Hồng. - Để thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm. - Cần có những nội dung sau: + Nêu lí do và mục đích viết thư. + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư + Thông báo tình hình của người viết thư + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. - Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian, lời thưa gửi . - Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cám ơn, hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và tên của người viết thư . HT: cá nhân, lớp. - Vài em đọc ghi nhớ SGK. Cả lớp đọc thầm lại. HT: cá nhân, lớp, nhóm. - 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng để tìm hiểu đề. - Viết nháp - Dựa vào dàn ý trình bày miệng. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. ĐỊA LÍ Tiết 3: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (trang ) I. Mục tiêu - HS biết : Dựa vào tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt , trang phục , lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn . - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh , ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho cả lớp hát một bài. * KTBC Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì? Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào? Chỉ và đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. GV nhận xét * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn . MT : Giúp HS nắm đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn . PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải + Dựa vào nội dung mục 1, trả lời câu hỏi - Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng ? - Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn . - Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao . - Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ? - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày . 2.2. Đặc điểm về nhà cửa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nhà cửa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bản làng thường nằm ở đâu ? ( Sườn núi hoặc thung lũng ) - Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? - Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ? - Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? - Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? ( Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói , ) + Sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày . 2.3. Đặc điểm về kinh tế , lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn . MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan + Dựa vào mục 3, để trả lời các câu hỏi : - Nêu những hoạt động trong chợ phiên . - Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ? - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . - Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4 , 5 , 6 . + Sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày . - Giáo dục HS biết tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số . 3. Hoạt động nối tiếp Yêu cầu HS viết bài giới thiệu về các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Cả lớp hát một bài. - 3 HS thực hiện ( Khánh Hà. Đặng Quý, Thanh Bình) - Nhận xét, cho điểm. - HT: cá nhân, lớp - HS dựa vào mục 1 SGK trả lời kết quả trước lớp - Bổ sung, nhận xét. HT: cá nhân, nhóm, lớp - Dựa vào mục 2 SGK , tranh , ảnh về bản làng , nhà sàn và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp . - Bổ sung => nhận xét. HT: cá nhân, nhóm, lớp - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc nhóm . - Bổ sung => nhận xét. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc