Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)
Toán
Tiết 126: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực mô hình hoá toán học:
- Củng cố cách chia hai phân số
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
1.2. Năng lực chung, phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ-tự học.
- Rèn tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV
- Bảng phụ, bảng lớp. TBPHTM.
2. Chuẩn bị của HS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 126: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực mô hình hoá toán học: - Củng cố cách chia hai phân số b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. 1.2. Năng lực chung, phẩm chất - Năng lực tư duy, năng lực tự chủ-tự học. - Rèn tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV - Bảng phụ, bảng lớp. TBPHTM. 2. Chuẩn bị của HS - Sách, vở, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5 phút) + Nêu cách chia hai phân số + Lấy VD về phép chia hai phân số - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Muốn chia hai phân số ta lấy PS thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược + HS lấy VD và thực hành tính 2. Hoạt động thực hành * Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. * Thời gian: 27 phút * Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, thực hành, nhóm * Cách tiến hành: Bài 1:(10') - Gọi HS đọc đề bài +Bài gồm mấy yêu cầu? + Nhận xét các phép tính trong bài? -Yêu cầu HS làm bài – đọc bài - Nhận xét, bổ sung + Muốn chia hai phân số ta làm thế nào? +Nêu lại cách rút gọn phân số? Bài 2:(9') - Gọi HS đọc yêu cầu + x là thành phần nào của của mỗi phép tính? +Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? +Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chốt bài làm đúng. + Để kiểm tra lại kết quả, ta làm thế nào? + Để tìm được giá trị của x, em vận dụng kiến thức nào vừa hoc? 3. Vận dụng * Mục tiêu: Áp dụng phép chia phân số vào giải toán. * Thời gian: : 6 phút * Phương pháp: thực hành * Cách tiến hành: Bài 4:(6') - Gọi HS đọc bài toán +Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? + Diện tích hình bình hành được tính như thế nào? +Biết diện tích hình bình hành, biết chiều cao, làm thế nào để tính được độ dài đáy của hình bình hành? - Yêu cầu HS làm bài - Gọi 2HS đọc bài - Nhận xét, đánh giá + Giải bài toán liên quan đến phép tính nào đã học? 4.Củng cố - dặn dò:(2') + Nêu lại quy tắc chia 2 phân số? - Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong VBT, chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học 1.Tính rồi rút gọn - HS nêu + Hai yêu cầu: Tính và rút gọn + Đây là các phép chia phân số. - HS làm bài, 3 HS lên bảng a) b) - HS nêu. - HS nêu. 2. Tìm x - 1HS nêu. + Thừa số, số chia chưa biết - 1HS nêu - 1HS nêu - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở ô li. a) x = b) x = : x = x = x = - HS nêu + Vận dụng kiến thức về phép chia phân số. 4. Tóm tắt Diện tích HBH: m2 Chiều cao: m Độ dài đáy: . . . m? - HS nêu. + Lấy diện tích chia cho chiều cao. - HS làm bài, 1 em làm bảng phụ. Bài giải Độ dài đáy của hình bình hành là: Đáp số: 1m + Phép chia phân số. + Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thể dục + Kĩ thuật Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy -------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực. 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của ơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. b. Năng lực văn học - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. - Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung trong bài đọc. 2. Phẩm chất - Giáo dục HS có ý thức phòng chống thiên tai và bảo vệ đê biển. * KNS: Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của GV: TBPHTM + Giấy khổ to và bút dạ. 2. Chuẩn bị của HS: Sgk, vbt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) + Đọc thuộc lòng 1-2 khổ thơ của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính + Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? + Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1- 2 HS đọc + Đó là các hình ảnh: * Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi. * Ung dung buồng lái ta ngồi + Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. 2. Khám phá 2.1. Luyện đọc: * Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc nhanh, gấp gáp. *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài + GV chia đoạn + Đọc nối tiếp bài lần 1 + Đọc thầm chú giải + Đọc nối tiếp đoạn lần 2 + Đọc nối tiếp lần 3 - Nhận xét + Luyện đọc theo cặp + GV đọc diễn cảm - HS đánh dấu vào SGK Đoạn 1: Từ đầu ..cá chim nhỏ bé. Đoạn 2: Một tiếng ào .chống giữ Đoạn 3: Còn lại - Phát âm: lan rộng, vật lộn, nổi lên - Câu dài: Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay/ và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. - HS đọc thầm chú giải - Giải nghĩa từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão -HS đọc nhóm 2 2.2. Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Phương pháp: động não, thảo luận nhóm * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu và trả lời câu hỏi +Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? + Các từ ngữ ấy gợi cho em điều gì? =>Biển có những dấu hiệu của một trận cuồng phong, đó là những chuyển động của gió, sóng biển. * Nêu nội dung đoạn 1 ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? * Nêu nội dung đoạn 2 ? * Trong đoạn 1 và đoạn 2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ? * Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? => Cuộc tấn công của cơn bão được miêu tả rất rõ nét và sinh động về một cơn bão có sức phá hủy tưởng như không có gì cản nổi : một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là con người với tinh thần quyết tâm chống biển giữ đê. Tác giả đã tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi + Những từ ngữ nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? - Cho HS quan sát tranh SGK(Slide 3) => Bằng sức mạnh của sự đoàn kết, quyết tâm, sự dũng cảm con người đã thắng được biển lớn. * Nêu nội dung đoạn 3 ? - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi + Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? * Nêu nội dung chính của bài ? 1)Cơn bão biển đe dọa + Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé. + Cơn bão biển rất mạnh, hung dữ nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào. - HS nêu 2)Cơn bão biển tấn công + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá hủy tưởng như không gì cần nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội , ác liệt : Một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống giữ. - HS nêu + Tác giả dùng biện pháp so sánh: như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé - như một đàn voi lớn. . Biện pháp nhân hóa: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh ; biển, gió giận dữ điên cuồng. + Giúp ta thấy được cơn bão biển hung dữ, làm cho người đọc hình dung được cụ thể hơn, rõ nét hơn về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ. 3) Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biến + Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn – Họ ngụp xuông, trồi lên, ngụp xuống, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão - đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. - HS nêu + Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ Biển tấn công Người thắng biển *Ý chính: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. 3. Luyện đọc diễn cảm * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 3 của bài thể hiện được tình thần quyết tâm của các thanh niên xung kích trong trận chiến với cơn bão biển, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. * Phương pháp: thực hành, làm mẫu * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp bài – Nhận xét + Nêu giọng đọc toàn bài? - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 + Nêu từ cần nhấn giọng ? - Gọi HS đọc thể hiện lại - Yêu cầu đại diện các dãy bàn đọc diễn cảm đoạn văn - Nhận xét 4. Hoạt động ứng dụng * Mục tiêu: HS liên hệ thực tế. *Phương pháp: vấn đáp *Thời gian: 3phút * Cách tiến hành: + Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng nhất với em? Vì sao ? + Em học được điều gì qua bài đọc? 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - 3 HS đọc + Toàn bài cần đọc với giọng đọc hối hả, rành mạch, gấp gáp, căng thẳng. + ào dữ dội, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua. vụt vào thân đê rào rào, vật lộn dữ dội, giận dữ điên cuồng, hàng ngàn người quyết tâm chống giữ. - 1 HS đọc - Đại diện các dãy bàn đọc diễn cảm đoạn văn - HS nêu + Tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi. - Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu l/n - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. b. Năng lực văn học: - Hiểu nội dung bài viết * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 2. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết 3. Nội dung tích hợp * GD BVMT: Lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - Gọi HS lên bảng viết, lớp viết nháp: Không bao giờ, không gian, dãi dầu, rõ ràng. - GV nhận xét bài viết tuần 26 - GV dẫn vào bài mới - 2HS lên bảng viết 2. Hoạt động khám phá: 2.1. Chuẩn bị viết chính tả: * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài chính tả, tìm được các từ khó viết *Phương pháp: vấn đáp, động não *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: * Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết. + Nêu nội dung đoạn viết? * GDBVMT: Các thanh niên xung kích trong bài viết đã dũng cảm, đoàn kết chống lại cơn bão biển để bảo vệ cuộc sống bình yên của bao người. Điều đó đáng để chúng ta học tập - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm + Sự đe doạ của cơn bão biển với con đê. - HS lắng nghe - HS nêu từ khó viết: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, - Viết từ khó vào vở nháp 2.2. Viết bài chính tả: * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng bài viết theo hình thức văn xuôi. *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: - GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - HS nghe - viết bài vào vở 2.3. Đánh giá và nhận xét bài: * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Phương pháp: nhóm đôi * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 3. Làm bài tập chính tả: * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được tr/ch * Phương pháp: nhóm đôi * Thời gian: 7 phút * Cách tiến hành: Bài 2a: Điền l/n 4. Hoạt động ứng dụng * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và tìm tiếng có chứa âm l/n. * Phương pháp: nhóm * Thời gian: 3 phút * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thi tìm tiếng có chứa âm l/n. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Củng cố- dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đ/a: Thứ tự từ cần điền: lại – lồ - lửa – nõn – nến – lóng lánh – lung linh – nắng – lũ lũ – lên – lượn - Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh - Viết 5 tiếng, từ chứal/n. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Lịch sử CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Nhận thức lịch sử: - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. b. Vận dụng lịch sử: - Dùng lược đồ Việt Nam, mô tả được cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía Nam 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo. - Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. 2. Phẩm chất: - Có tinh thần học tập nghiêm tục, tôn trọng lịch sử II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, VBT ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) + Bạn hãy cho biết cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ, sản xuất đình trệ 2. Khám phá * Mục tiêu: - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong và tác dụng của cuộc khẩn hoang - Dựa theo bản đồ, mô tả cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía Nam *Phương pháp: quan sát, vấn đáp, nhóm *Thời gian: 30 phút * Cách tiến hành: b. Tìm hiểu bài : HĐ 1: Tìm hiểu về ranh giới Đàng Trong - GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay. - GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII. HĐ 2: Tìm hiểu về cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong + Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long. - GV kết luận: Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. Từ cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng. + Công cuộc khẩn hoang diễn ra như thế nào? + Dựa vào bản đồ VN, mô tả hành trình của đoàn người khẩn hoang + Cuộc khẩn hoang đã có ý nghĩa như thế nào? - GV kết luận, chốt lại nội dung bài học 3. Vận dụng * Mục tiêu: Hs liên hệ thực tế. *Phương pháp: hỏi đáp. *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: + Liên hệ việc xây dựng kinh tế mới hiện nay? - Tìm đọc thêm các tư liệu khác về cuộc khẩn hoang 4. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà học bài và sưu tầm tư liệu về 3 thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An; Chuẩn bị bài giờ sau. Cá nhân – Lớp - HS đọc và xác định. + Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam (thế kỉ XVII) + Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay (thế kỉ XVIII) Nhóm 4 – Lớp + Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá - Lắng nghe + Đoàn người được câp lương thực trong nửa năm cùng nông cụ. Từ vùng đất Phú Yên, họ đi sâu vào tới đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Đi đến đâu, họ lập làng, lập ấp đến đấy - HS chỉ trên bản đồ + Ruộng đất được khai phá, xóm làng phát triển, tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. - HS đọc bài học - Ghi nhớ kiến thức của bài - Tìm đọc thêm các tư liệu khác về cuộc khẩn hoang IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Giúp HS luyện tập các kiến thức về câu kể Ai là gì? - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (BT2); viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? (BT3). b. Năng lực văn học: - Viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? (BT3). 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - HS có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: Vở BT, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (2p) ? Tìm 3-4 từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” (gan dạ, gan góc, gan lì) - 1 học sinh làm lại bài tập 4 - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp trả lời câu hỏi, nhận xét. 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (BT2). *Phương pháp: thực hành, nhóm, quan sát. *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: Bài 1: (8’) - GV chép yêu cầu lên bảng + Bài có mấy cầu gì? -Yêu - Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HSKT tìm được 1-2 câu. Gợi ý: Đọc kĩ và dùng bút chì gạch dưới câu kể và trao đổi về tác dụng của mỗi câu kể đó. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét , chốt lời giải đúng. -Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng chiếu- giới thiệu về Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu -Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng chiếu- giới thiệu * Vì sao câu “Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân” em cho đó là câu nêu nhận định? * Tại sao câu "Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tay tới" không phải là câu kể Ai là gì? => Từ là dùng để nối hai vế câu để nhằm diễn tả một sự việc có tính quy luật, hễ tàu cần hàng là cần trục có mặt. Bài 2: (7’) - GV chép yêu cầu lên bảng + Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu HS làm bài, sử dụng các kí hiệu đã quy định. - GV gọi HS nhận xét chữa bài bạn trên bảng. + Muốn tìm chủ ngữ ta đặt câu hỏi như thế nào? + Tìm vị ngữ ta đặt câu hỏi như thế nào? + Chủ ngữ do từ ngữ nào tạo thành? + Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? (BT3). *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: Bài 3 : (15’) - GV chép yêu cầu lên bảng + Bài yêu cầu gì? Gợi ý: Mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu. Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do em và các bạn đến thăm Hà bị ốm. Sau đó, giới thiệu với mẹ Hà từng bạn trong nhóm. Chú ý dùng kiểu câu Ai là gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài của mình - Gọi HS nhận xét bài trên bảng và đọc bài của mình. - GV nhận xét bài, giúp HS sửa từ ngữ, câu văn cho phù hợp. *Trong đoạn em viết, đâu là câu kể Ai là gì? Câu đó dùng để làm gì? 4. Củng cố- dặn dò (3’) + Nêu tác dụng của câu kể Ai là gì? - Dặn dò HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Nhận xét tiết học 1. Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + 2 yêu cầu: . Tìm câu kể Ai là gì trong đoạn văn. . Nêu tác dụng của nó. - 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm VBT. - 2HS đọc bài - HS nhận xét bài bạn. a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. (giới thiệu) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (nhận định) b) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (giới thiệu) c) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. (nhận định) -HS quan sát -HS quan sát. + Vì cần trục được so sánh với cánh tay kì diệu của các chú công nhân, nêu giá trị, ích lợi của nó trong công việc bốc dỡ hàng.. + Câu này không có ý nghĩa là nêu nhận xét hay giới thiệu về cần trục. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Xác định bộ phận CN VN trong mỗi câu. - 1 HS lên bảng xác định 4 câu, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK. a) Nguyễn Tri Phương/ là người CN VN Thừa Thiên Cả 2 ông /đều ... là người Hà Nội. CN VN b) Ông Năm/ là người ... ở làng này. CN VN c) Cần trục/ là cánh tay ...công nhân. CN VN + Ai? Cái gì? + Là gì? + Chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. + Vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. 3. Viết đoạn văn ngắn kể lại chuyện em đến thăm Hà và giới thiệu với bố mẹ Hà về từng người trong nhóm. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Viết một đoạn văn kể lại lần đến thăm bạn ốm, có sử dụng câu kể Ai là gì? - 2 HS viết vào bảng phụ. Cả lớp viết vào VBT. - 2-4HS đọc bài - HS nhận xét bài làm của bạn. Ví dụ: Thưa hai bác, hôm nay nghe tin bạn Hà ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu giới thiệu với hai bác: Đây là bạn Thanh, ngồi cùng bàn với Hà đấy. Còn đây là bạn Quang - lớp trưởng lớp cháu. Bạn ấy là một học sinh giỏi. Kia là bạn Đạt. Bạn Đạt là người rất vui tính. Còn cháu là bạn thân của Hà. Cháu tên là Thư ạ + “Đây là bạn Thanh, ngồi cùng bàn với Hà đấy” - Câu này dùng để giới thiệu về bạn Thanh cho bố mẹ bạn Hà. + Câu kể Ai là gì được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc GA – VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực. 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga- vrốt ngoài chiến luỹ. b. Năng lực văn học - Hiểu các từ ngữ trong bài: chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim, ... - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. - Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung trong bài đọc. 2. Phẩm chất - GD tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu. 3. Các nội dung tích hợp * KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân - Đảm nhận trách nhiệm - Ra quyết định II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của GV: TBPHTM + Giấy khổ to và bút dạ. 2. Chuẩn bị của HS: Sgk, vbt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) + Đọc bài Thắng biển + Nêu nội dung bài - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài - TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét: + 1 HS đọc + Ca ngợi tinh thần quyết tâm chống lại cơn bão biển cùa đội thanh niên xung kích. 2. Khám phá 2.1. Luyện đọc: * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài - GV lưu ý giọng đọc: Giọng Ăng- giôn- ra bình tĩnh. Giọng Cuốc- phây- rắc lúc đầu ngạc nhiên sau lo lắng. Giọng Ga - vrốt bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu mưa đạn. + Đoạn 2: Tiếp theo Ga- vrốt nói. + Đoạn 3: Còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: Ăng- giôn- ra, Cuốc- phây- rắc, Ga - vrốt, ....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu-> Cá nhân -> Lớp - Giải nghĩa các từ: đọc chú giải - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài. 2.2. Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Phương pháp: động não, thảo luận nhóm * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? * Vì sao Ga-vrốt lại ra ngoài chiến luỹ trong lúc mưa đạn như vậy? * Em hiểu mưa đạn nghĩa là như thế nào? => Là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, Ga-vrốt quyết định giúp nghĩa quân có thêm đạn để tiếp tục chiến đấu. * Nêu nội dung đoạn 1? - Yêu cầu HS đọc thầm hai đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt? * Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần? - Cho HS quan sát tranh SGK. + Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt ? => Hình ảnh chú bé lúc ẩn, lúc hiện, lúc nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, phốc ra, tới, lui trong lửa khói mịt mù đã được nhà văn Huy- gô khắc họa thật rõ nét và sinh động. Chú bé ấy như một thiên thần mà đạn giặc không thể đụng tới được.. * Nêu nội dung đoạn 2 và 3? * Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? * GDKNS: Chú bé Ga-vrốt trong bài đã nhận thức được tầm quan trọng của việc có đạn trong chiến luỹ nên đã không quản nguy hiểm xông vào làn mưa đạn để nhặt những viên đạn còn sót lại cho đồng đội. Đó là hành động dũng cảm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của một cậu bé mà chúng ta cần học tập khi làm việc trong một tập thể 1)Mục đích Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ + Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân thông báo sắp hết đạn nên ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu. + Vì em nghe nói chừng mười lăm phút nữa thì chiến luỹ không còn quá mười viên đạn + Đạn bắn nhiều như mưa trên trời rơi xuống. - HS nêu 2)Lòng dũng cảm của Ga-vrốt + Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của kẻ địch ; Cuốc-phây-rắc thét thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga – rốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết.... + Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn hiện trong làn đạn như thiên thần./ Vì đạn bắn theo em,
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx