Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

ĐẠO ĐỨC

Tiết 23: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

* Học xong bài này, HS có thái độ:

+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công công.

+ Đồng tình, khen ngợi với những người biết giữ gìn các công tình công cộng và không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

** Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi công cộng.

II. Đồ dùng dạy học

- Một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 8 trang xuanhoa 11/08/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 23: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
I. Mục tiêu
 Sau bài học, HS nêu được:
- Đến thời Hậu Lê Văn học và khoa học phát triển rực rỡ, hơn hẳn các triều đại trước.
- Tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu thảo luận nhóm. 
- Hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. N hững đặc điểm cơ bản về văn học thời Hậu Lê .
- Gọi HS đọc nội dung bài : “ Ở thời Hậu Lê Lê Thánh Tông ”.
- Y/c HS TL nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập .
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung , tác giả , tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê .
Các tác giả tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Nhận xét kết quả làm của các nhóm .
- Y/c HS - Dựa vào bảng thống kê , mô tả lại nội dung và các tác giả , tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê .
+ Các tác phẩm VH thời kì này được viết bằng chữ gì ?
- Giải thích cho HS biết thế nào là chữ Hán, chữ Nôm
- Giới thiệu một số đoạn thơ , văn tiêu biểu của một số tác giả dưới thời Hậu Lê :
2.2. Những đặc điểm cơ bản về khoa học thời Hậu Lê .
- Gọi HS đọc nội dung /52 .
- Y/c HS TL nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập Các tác giả tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung , tác giả , công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê .
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* Nhận xét kết quả làm của các nhóm .
- Dựa vào bảng thống kê , mô tả lại sự phát triển của khoa học thời kì này .
- HS nêu ghi nhớ / 52 .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tìm đọc về Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
- 2 HS thực hiện (Đức Hùng, Trần Huy)
- 1 HS đọc to nội dung bài .lớp theo dõi SGK .
- 2 HS cùng bàn trao đổi nhau hoàn thành bài tập.
- Nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để lớp xem xét kết quả .
- Lần lượt từng HS trả lời .
- Lắng nghe và nhớ kĩ .
- 1 HS đọc to nội dung , lớp theo dõi SGK.
- 2 HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập .
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS mô tả sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê.
- 2 HS đọc ghi nhớ .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 23: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
* Học xong bài này, HS có thái độ:
+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công công.
+ Đồng tình, khen ngợi với những người biết giữ gìn các công tình công cộng và không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng. 
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
** Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét phần thực hành tiết trước .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Thảo luận tình huống trang 34 SGK .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và xử lí tình huống .
- Cho HS trình bày .
- Kết luận : Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng , là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân , được xây dựng bởi nhiều công sức , tiền của . Vì vậy , Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn , không được vẽ bậy lên đó .
* Thảo luận BT1 .
- Y/c HS quan sát 4 tranh trong SGK và nêu ý kiến về những việc làm đúng – những việc làm sai ? theo nhóm đôi .
- Cho HS trình baỳ ý kiến .
- Kết luận ngắn gọn về từng tranh :
+ Tranh 1 : Sai .
+ Tranh 2 : Đúng .
+ Tranh 3 : Sai .
+ Tranh 4 : Đúng .
GD BVMT : GD HS biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống.
* Xử lí tình huống BT2 .
- Gọi HS đọc từng tình huống trong SGK.
- Cho HS trình bày ý kiến của mình theo nhóm đôi .
- Kết luận về từng tình huống :
a) Cần báo cáo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này .
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ .
GD BVMT : GD HS Phải biết bảo vệ , giữ gìn bằng những việc làm phù hợp khả năng của mình .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS thực hành nội dung bài học.
- 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương)
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác trao đổi , bổ sung .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
- Quan sát tranh trong SGK .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- Lớp nhận xét , đánh giá các cách giải quyết .
- Các nhóm thảo luận , xử lí tình huống .
- Theo từng nội dung , đại diện các nhóm trình bày , bổ sung , tranh luận ý kiến trước lớp .
- Lắng nghe .
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 114: Phép cộng phân số
I. Mục tiêu
Giúp cho học sinh:
- Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* GV hướng dẫn học sinh cộng hai phân số cùng mẫu số
- Thực hành trên băng giấy 
- Nêu câu hỏi :
+Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ? 
+ Lần I Bạn Nam tô màu mấy phần ?
+ Lần II Bạn Nam tô màu tiếp mấy phần ?
- Hỏi tiếp : Vậy bạn Nam tô màu tất cả bao nhiêu phần ?
- Kết luận : Bạn Nam đã tô màu băng giấy .
- Ta phải thực hiện phép tính : 
Trên băng giấy , ta thấy bạn Nam đã tô màu băng giấy . So sánh tử số của phân số này với tử số của các phân số . Tử số của phân số là 5 .
Ta có : 5 = 3 + 2 
- Từ đó , ta có phép cộng sau :
Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm ntn ?
GV chốt: Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số , ta cộng 2 tử số và giữ nguyên mẫu số .
- Thực hành tính 
* Thực hành .
Bài 1 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .lớp làm vào nháp.
- HS nhắc lại ghi nhớ ?
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét bài – cho điểm HS .
Bài 2 
- Y/c HS phát biểu tính chất giao hoan của phép cộng 2 STN ?
- Phép cộng phân số cũng có tính chất giao hoán như phép cộng STN
+ Viết phép cộng ở bảng , cho HS tự làm.
+ Kết luận : .
+ Khi ta đổi chỗ 2 phân số trong một tổng thì tổng đó ra sao 
Bài 3 
- 1 HS đọc y/c bài toán.
- Y/c HS tự làm bài- 1 HS lên bảng làm .
- Nhận xét – chữa bài – cho điểm HS .
- Chấm 1 số vở và nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Tính
a/ + b/ + 
2/ Điền dấu:
 + + 
- 2 HS thực hiện (Hoài Nhi, Minh Tâm)
- Lần lượt trả lời câu hỏi.
- Đọc phân số chỉ số phần băng giấy bạn Nam đã tô màu .
- 3 em nhắc lại .
- HS thực hành và nêu kết quả.
- 1 HS đọc to y/c bài, lớp làm vào nháp.
- 2 em phát biểu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số .
- Tự làm bài vào vở , 1 em nói cách làm và kết quả.
 - 2 HS - Phát biểu về tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số .
- Lớp làm bài , nêu kết quả .
- Đọc bài toán , tóm tắt bài toán .
- Lớp làm bài cá nhân , 1 em lên làm .
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 45: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: giã gạo, nghiêng, ngủ ngoan, A-kay, Ka-lưi, hỡi 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương yêu.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc từng đoạn bài Hoa học trò và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) giọng nhẹ nhàng , trìu mến .nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả * Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Y/c lớp cùng đọc thầm theo – trao đổi nhau trả lời các câu hỏi :
+ Em hiểu thế nào là Những em bé lớn lên trên lưng mẹ ? (HS yếu)
+ Người mẹ làm những công việc gì ? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Em hiểu câu thơ : “ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng “ như thế nào ?
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con .?
+ Theo em,cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
* Bài thơ ca ngợi tình yêu nước thương con sâu sắc của người mẹ miền núi , cần cù lao động , góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ . Cái tài tình là nhà thơ đã khắc hoạ được những điều đó thông qua lời ru của người mẹ .Đócũng chính là nội dung bài thơ .
 Ghi nội dung lên bảng :
 Ca ngợi tình yêu nước , yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà Ôi trong cuộc kháng chiếng chống Mỹ cứu nước .
* Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn tìm đúng giọng đọc biểu cảm cho bài thơ.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ thơ 1 .
- Đọc mẫu đoạn thơ .
- Nhận xét , tuyên dương HS .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 3 HS thực hiện ( Khánh Phương, Châu Sa, Minh Tâm)
- 1 HS thực hiện (Ngọc Trân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc to .
- Lớp đọc thầm , trao đổi nhau các câu hỏi .
- Lắng nghe .
- 2 HS nhắc lại .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhẩm học thuộc lòng 1 khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 45: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- HS biết quan sát cây cối, miêu tả các bộ phận của cây cối ( hoa, quả ).
- Viết được 1 đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loài cây.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- 1 em đọc đoạn văn tả lá, thân,gốc của cây mà em thích.
- 1 HS nói về cách tả của tác giả trong bài “Bàng thay lá” trang 41- SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung bài 1 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gọi HS nêu yêu cầu, trao đổi với bạn nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
- GV nhận xét, dán phiếu đã viết lời giải đúng.
- GV gọi HS nêu cách tả của tác giả ở mỗi đoạn
- Đoạn tả quả cà chua: Xem SGK trang 51.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gọi HS trình bày đã quan sát,chọn tả một loại quả mà em thích như thế nào ?
Ví dụ: -Em muốn tả cây mít vào mùa ra quả.
 - Em muốn tả cây xoài lúc ra hoa, quả
- HS viết đoạn văn ngắn.
- HS trình bày trước lớp.
- GV chọn đọc trước lớp 5-6 bài. Chấm điểm những đoạn viết hay. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. 
- 2 HS thực hiện ( Quang Trường, Thanh Xuân)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhìn phiếu nói lại.
- Đoạn tả hoa xoan: Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa xoan nhỏ 
- Mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe yêu cầu và trình bày.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_thu_4_nam_hoc_2011_2012.doc