Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 2 - Năm học 2011-2012
TẬP ĐỌC
Tiết 45: Hoa học trò
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: phượng, xã hội, đóa hoa, xòe ra, nỗi niềm, phơi phới, chói lọi, mạnh mẽ
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, suy tư.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng và sự gần gũi của hoa phượng với tuổi học trò.
** Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy tính – máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 11 tháng 2 năm 2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012 TẬP ĐỌC Tiết 45: Hoa học trò I. Mục tiêu Giúp HS: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: phượng, xã hội, đóa hoa, xòe ra, nỗi niềm, phơi phới, chói lọi, mạnh mẽ - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. - Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, suy tư. - Hiểu các từ khó trong bài. - Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng và sự gần gũi của hoa phượng với tuổi học trò. ** Giáo dục bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Máy tính – máy chiếu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1HS điều khiển lớp tìm hiểu nội dung bài Chợ Tết bằng các câu hỏi trắc nghiệm. - Gọi 1 HS đọc thuộc lòng toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc - Mời 1 HS giỏi đọc bài. - Yêu cầu HS đọc thầm bài và phân đoạn. - Thống nhất cách chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu). - Gọi HS đọc phần chú giải, GV giải nghĩa một số từ HS chưa hiểu. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 . -Y/c lớp cùng đọc thầm theo – trao đổi nhau để tìm : + Những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều ? + Đỏ rực có nghĩa như thế nào ? + Trong đoạn văn trên tác già dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng ? Dùng như vậy có gì hay ? + Ý chính đoạn 1? - Chốt ý: Hoa phượng nở với số lượng rất nhiều. - Gọi HS đọc đoạn 2 -3 . - Y/c lớp đọc thầm theo và trao đổi nhóm đôi câu hỏi: + Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? + Hoa phượng nở gợi cho học trò cảm giác gì ? + Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? + Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng? + Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? + Các em cảm nhận gì qua đoạn 2 ? - Kết luận : Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo , rất riêng của hoa phượng , loài hoa gần gũi thân thiết với tuổi học trò và đó cũng là nội dung chính của bài Hoa học trò . Ghi lên bảng nội dung: Bài văn miêu tả vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng và sự gần gũi của hoa phượng với tuổi học trò. 4/Hướng dẫn đọc diễn cảm . - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Phượng không phải là đậu khít nhau . - Đọc mẫu đoạn văn . - Cho HS luyện đọc theo cặp . Sửa chữa , uốn nắn .nhận xét – cho điểm HS 3. Hoạt động nối tiếp - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc. - Dùng thẻ chọn đáp án đúng. - 1 HS thực hiện (Nguyên Chương) - Nhận xét, cho điểm bạn. - 1 HS giỏi đọc bài. - Đọc thầm, chia đoạn: + Đoạn 1: Phượng không phải đậu khít nhau. + Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy? + Đoạn 3: Bình minh câu đối đỏ. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.(2 lượt) - Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - 1 HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. - 1 HS đọc to đoạn 1. - Đọc thầm, trao đổi nhau trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung. - Nêu ý kiến. - 1 HS đọc to. - Lớp đọc thầm , 2 HS cùng bàn trao đổi nhau trả lời câu hỏi. - 2 HS nhắc lại. - 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn . - Lắng nghe . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + 3 – 5 HS Thi đọc diễn cảm trước lớp . - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. CHÍNH TẢ Tiết 23: Chợ Tết I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhớ, viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 11 dòng đầu trong bài thơ Chợ Tết. - Làm đúng các bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu và vần dễ viết lẫn: s- x, ưc – ưt điền vào các ô trống. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn các bài tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Cả lớp viết vào bảng con 5 từ bắt đầu bằng l, n hoặc có vần ut- uc. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Tìm hiểu nội dung: - GV đọc 11 dòng cần viết trong bài. - HS đọc ở SGK, đọc thầm để nhớ lại 11 dòng thơ. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ , những chữ cần viết hoa,chú ý những chữ dễ viết sai chính tả : ôm ấp, viền, mép, lon xon, lom khom,yếm thắm,nép đầu, ngộ nghĩnh.. * Hướng dẫn viết từ khó: - HS tìm từ khó, viết vào sổ tay chính tả. * Viết chính tả: HS gấp sách. - Nhớ lại 11 dòng thơ để viết- tự viết bài vào vở. - GV theo dõi HS viết, nhắc nhở thêm. * Soát lỗi và chấm bài: - GV cho HS soát lỗi. - Tuyên dương những em viết không sai. 3 - Luyện tập: * Bài 2: - GV dán tờ phiếu viết truyện vui: “ Một ngày và một năm” - HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm đôi để làm bài. HS làm bài vào vở. - Gọi HS các nhóm thi làm bài tiếp sức. - Nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động nối tiếp - Nhắc HS viết lại bài nếu sai 3 lỗi trở lên. - 1 HS viết trên bảng lớp ( Bảo Di), cả lớp viết bảng con. - 1 HS thực hiện (Nguyên Chương) - Nhận xét, cho điểm bạn. - HS theo dõi SGK. - HS đọc ở SGK, đọc thầm - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS tập trung để viết đúng. - HS đổi vở để soát lỗi. - Ghi số lỗi vào lề trái. - HS đọc đề, trao đổi theo nhóm và làm bài theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ HS viết sai dưới 3 lỗi: HS viết sai trên 3 lỗi: HS làm đúng các bài tập: ..& .. TOÁN Tiết 111: Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp học sinh củng cố về : - So sánh 2 phân số. - Tính chất cơ bản của phân số. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng : + Nêu lại tính chất cơ bản của phân số ? + Tìm 3 phân số bằng mỗi phân số dưới đây: ,,,. - Nhận xét – cho điểm HS. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1: - Y/c HS tự làm bài , nhắc HS làm bước trung gian trước ra giấy nháp – chỉ ghi kết quả vào . + Cho HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số ? Bài 2 - Gọi HS đọc y/c bài tập. - Y/c HS tự làm bài vào vở . + Nhắc HS thế nào là phân số lớn hơn 1 , phân số bé hơn 1 ? Bài 3 + Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé tới lớn ta phải làm gì ? - Y/c HS tự làm vào vở . -HS nêu kết quả bài a . - Tương tự HS làm phần còn lại câu b . - Nhận xét – chữa bài trước lớp . Bài 4 - Y/c HS tự làm vào vở . - Quan sát giúp đỡ những em thưc hiện còn lúng túng. - Gọi HS lên bảng làm . - Nhận xét – cho điểm HS . - Chấm chữa 1 số bài – nhận xét lớp . 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: HS làm bài trong sách bài tập. - 1 HS nêu ( Hoàng Duy). - 1 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng), lớp làm bảng con. - Nhận xét, cho điểm bạn. - Lắng nghe. - Tự làm bài vào vở . - HS giải thích. - 1 HS đọc to y/c . - Tự làm bài rồi chữa bài . + 2 HS nhắc lại. + phải so sánh các phân số - Tự làm bài . - HS nêu kết quả làm của mình . - Lớp làm bài vào vở . -2 HS lên làm,lớp theo dõi nhận xét . - Làm bài. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_thu_nam_hoc_2011_2012.doc