Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* Phẩm chất:

- Bồi dưỡng HS tình yêu với cây cối.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án điện tử

 

docx 41 trang xuanhoa 05/08/2022 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22:
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2021
Tập đọc
SẦU RIÊNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Phẩm chất:
- Bồi dưỡng HS tình yêu với cây cối.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án điện tử
- HS: SGK, vở viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Sông La đẹp như thế nào?
+ Theo em, bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
+ Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi 
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
2. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
* Thời gian: 13 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu kì lạ.
+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng tháng năm ta.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện, lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu:HS hiểu: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
+ Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc?
+ Dáng cây sầu riêng thế nào?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
- Hãy nêu nội dung bài.
- Liên hệ: Em có biết loại cây nào ở miền Bắc cũng có nhiều nét giống trái sầu riêng? Em có gì ấn tượng với loài cây đó?
- Giáo dục HS tình yêu với cây cối, thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây 
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Sầu riêng là một loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam.
+ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục ngào ngạt. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà . đam mê.
+ Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
+ Các câu đó là: Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín đam mê.
Nội dung: Bài văn nêu lên giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
- HS ghi lại nội dung bài
- Cây mít
- HS nêu những gì mình biết về cây mít
4. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HSđọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa và trái sầu riêng.
* Thời gian:5 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về quả sầu riêng
*Rút kinh nghiệm:
 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ).
- Nói được về những lợi ích của việc ghi lại âm thanh
 1.2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*Phẩm chất:
- Có ý thức tạo ra và lắng nghe những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.
 1.3. Nội dung tích hợp:	
* KNS: 
- Kĩ năng nhận thức
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng đánh giá.
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- GV: Giáo án điện tử, SGK.
2.2. Chuẩn bị của học sinh: 
- HS:SGK, VBT, vở, đồ dùng học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (3phút)
- HS ổn định lớp học.
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ).
- Nói được về những lợi ích của việc ghi lại âm thanh.
* Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân-Lớp
a. HĐ1: Vai trò của âm thanh trong đời sống
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 86 ghi lại vai trò của âm thanh và bổ sung thêm.
+ Ngoài ra, âm thanh còn có vai trò gì?
- GV kết luận về vai trò của âm thanh
b. HĐ2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích:
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến của mình thích hay không thích âm thanh. GV ghi 
c. HĐ3: Lợi ích của việc ghi lại được âm thanh: 
- GV cho HS nghe 1 bài hát
+ Tạo sao em lại nghe được bài hát này
+ Nêu lợi ích của việc ghi lại âm thanh?
- GV giới thiệu cách ghi âm ngày xưa và cách ghi âm ngày nay.
3. HĐ ứng dụn: (1p)
- Trong cuộc sống, chúng ta cần tạo ra những âm thanh thế nào để học tập và làm việc có hiệu quả?
4. HĐ sáng tạo (2p)
d. HĐ 4: Trò chơi làm nhạc cụ: 
- HS tự làm nhạc cụ ở nhà.
- GV hướng dẫn HS làm.
4. Củng cố, dặn dò (3-5'):
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: 
Cá nhân – Lớp
+ Âm thanh giúp giải trí (tiếng chiêng, trống)
+ Âm thanh giúp chúng ta nói chuyện 
+ Âm thạnh giúp chúng ta học tập
+ Âm thanh giúp báo hiệu (tiếng trống)
- HS nối tiếp nêu 
- HS làm việc cá nhân, ghi vào phiếu học tập những âm thanh mình thích và những âm thanh không thích
- Giải thích tại sao
- HS lắng nghe
+ Do bài hát đã được ghi âm lại.
+ Giúp ta lưu lại những âm thanh hay hay những âm thanh mà mình ưa thích,...
- HS lắng nghe.
+ Tạo ra các âm thanh vui vẻ, đủ nghe
- HS thực hành
- Các nhóm đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn
*Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG 
(Tiêp theo)
I. MỤC TIÊU:
 1.1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
1.2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
*Phẩm chất:
- Có ý thức giữ trật tự, không gây ồn ào nơi công cộng
1.3. Nội dung tích hợp:
* KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống tiếng ồn
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- GV: Giáo án điện tử, SGK.
2.2. Chuẩn bị của học sinh: 
- HS:SGK, VBT, vở, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
1, Khởi động (3p)
+ Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống?
+ Nêu những âm thanh mà em thích và không thích?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
+ Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, trao đổi, giải trí,....
+ Tiếng chim hót, tiếng hát
+ Tiếng còi tàu, xe,..
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- HS nêu đượctác hại của tiếng ồn
- Một số biện pháp chống tiếng ồn.
* Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp
a. HĐ1: Nguồn gây ra tiếng ồn. 
* Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh ta không ưa thích cần tìm cách phòng tránh (chẳng hạn tiếng ồn)
- Hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và thảo luận, bổ sung thêm các nguồn gây ra tiếng ồn
- GV giúp HS phân loại tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
b. HĐ2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm.
+ Nêu tác hại và cách phòng chống tiếng ồn?
c. HĐ 3: Thực hành phòng chống tiếng ồn
- GV đưa một số biện pháp tránh tiếng ồn.
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng. 
- Nhận xét, chốt.
* Kết luận, rút ra bài học
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) 
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án: Các nguồn gây tiếng ồn: tiếng loa đài quá to, tiếng còi và tiếng động cơ xe, tiếng phát ra từ chợ, tiếng chó sủa, tiếng từ công trường lao động,...
- HS liên hệ: Nêu các tiếng ồn nơi mình sinh sống
Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tác hại của tiếng ồn: gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai.
+ Cách phòng chống: có quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Làm việc nhẹ nhàng, đi nhẹ, nói khẽ, không la hét, đập gõ bàn ghế 
- Thực hành phòng chống tiếng ồn tại gia đình, lớp học
- Trả lời câu hỏi:Tại sao phòng hát ka-ra-ô-kê lại thường làm các bức tường sần sùi?
*Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách rút gọn được phân số.
-Củng cố cáchquy đồng được mẫu số hai phân số.
- HS thực hiện rút gọn và quy đồng các phân số.
 2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực..
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- GV: Màn hình, SGK, phấn màu.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- HS: Đồ dùng học tập, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
-HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động thực hành: 
*Mục tiêu: HS Thực hiện rút gọn và quy đồng được phân số.
*Thời gian: 30 phút
*Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách so sánh các phân số cùng MS, khác MS.
- Lưu ý HS trong một số bài so sánh hai PS khác MS có thể chọn cách rút gọn hoặc quy đồng cho phù hợp
Bài 2:
 + Cách 1 chúng ta sẽ làm như thế nào?
+ Suy nghĩ về cách 2?
- GV chốt đáp án, cách so sánh
- Củng cố và bổ sung cách so sánh 2 cách so sánh phân số.
+ Quy đồng MS các PS rồi so sánh
+ So sánh các PS với 1
Bài 3: So sánh hai phân số có cùng tử số.
- GV yêu cầu HS xem lại phần c bài 1.
+ GV yêu cầu HS nêu cách so sánh đã làm ở bài tập 1
+ Em có nhận xét gì về TS của 2 phân số trên?
+ Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa TS và thứ tự của các số.
+ Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào?
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà: Ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau.
 Cá nhân - Lớp
Đáp án:
a. < Vì 5 < 7
b. và = = 
 Vì < nên <
c. và 
 = = = 
 Vì > nên >
d. Giữ nguyên . Ta có = = 
 Vì < nên <.
Cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+ Thực hiện QĐMS các PS rồi so sánh
+ So sánh các PS với 1
Đáp án:
a) và ; 
> 1 Vì tử số lớn hơn mẫu số.
< 1 Vì tử số bé hơn mẫu số. 
Nên >
 b) và ; 
> 1 Vì tử số lớn hơn mẫu số
< 1 Vì tử số bé hơn mẫu số. 
Nên >
c) và ; 
 = ; 
< 1 Vì tử số bé hơn mẫu số
>1 Vì tử số lớn hơn mẫu số. 
< nên <;
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- So sánh: và ;
+ Thực hiện QĐMS các PS rồi so sánh
+ Tử số của 2 phân số bằng nhau.
+ Tử số bé thì PS đó lớn hơn và ngược lại
+ Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
BTPTNL: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhât.
 a. ; b. bvc..
*Rút kinh nghiệm:
 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Anh
Đ/c Lại – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2021
Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. MỤC TIÊU:
 1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số
- Hiểu bản chất của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1
- Thực hiện so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánhđược một phân số với 1.
 2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Phẩm chất:	
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- GV: Giáo án điện tử, SGK.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- HS: SGk, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- HS chơi trò chơi “Ô số bí mật”.
- GV dẫn vào bài mới.
2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
*Mục tiêu:Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
*Thời gian:15 phút
*Cách tiến hành:Cá nhân - Lớp
Ví dụ: GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học SGK lên bảng. 
+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD.
+ Hãy so sánh độ dài AB và AB.
+ Hãy so sánh và?
+ Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số và?
+ Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta chỉ việc làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS thực hành lấy đoạn thẳng AC = AB và AD = AB.
+AC bằng độ dài đoạn thẳng AB.
+ AD bằng độ dài đoạn thẳng AB.
+ Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD.
+ AB < AB
+ <
+ Hai phân số có mẫu số bằng nhau, phân số có tử số bé hơn, phân số có tử số lớn hơn.
+ Ta chỉ việc so sánh tử số của chúng với nhau. Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Phân số có tử số bé hơn thì bé hơn. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
- Một vài HS nêu trước lớp.
- HS lấy VD về 2 PS cùng MS và tiến hành so sánh
3. Hoạt động thực hành: 
*Mục tiêu:- Thực hiện so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánhđược một phân số với 1.
*Thời gian:15 phút
*Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: So sánh hai phân số.
- GV yêu cầu HS tự so sánh các phân số, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
- GV chữa bài, có thể yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình. Ví dụ: Vì sao <
- Củng cố cách so sánh các phân số có cùng mẫu số.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS bài tập mẫu để rút ra nhận xét theo SGK.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phân số còn lại của bài.
- Nhận xét, chốtđápán.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: 
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
VD:
a)Vì hai phân số có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số ta có 3 < 5 nên <.
b) vì 4 > 2 ; c) vì 7 > 5; 
d) vì 2 < 9
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Các phân số bé hơn 1 là: Vì tử số bé hơn mẫu số.
+ Các phân số lớn hơn 1 là: Vì có tử số lớn hơn mẫu số.
+ Phân số bằng 1 là: Vì có tử số và mẫu số bằng nhau.
- HS lấy thêm VD về phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
*Rút kinh nghiệm:
 .
------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết.
* Giảm tải: Bài 1 (SGK – Trang 37)
II. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án điện tử, SGK.
- HS: VBT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? thường do những từ ngữ nào tạo thành?
+ VN trả lời cho câu hỏi gì?
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
+ VN do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành
+ VN trả lời cho câu hỏi: thế nào?, như thế nào?
2. Hình thành KT:
* Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân
a. Nhận xét
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc và chia sẻ yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: đánh số thứ tự các câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Đoạn văn có 4 câu kể Ai thế nào? Đó là các câu 1, 2, 4, 5.
Bài tập 2: Xác định chủ ngữ trong các câu tìm được.
- Chốt lời giải đúng
Bài tập 3: Chủ ngữ trong câu trên 
- Chốt kết quả đúng.
- Chốt lại lưu ý về chủ ngữ của câu kể Ai thế nào?
b. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Đánh số thứ tự câu. Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
+ Câu 2: Cả mộtvùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trọng.
+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ CN của các câu trên đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN.
+ CN của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành.
+ CN của câu 2, 4, 5 do cụm danh từ tạo thành.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ.
3. HĐ thực hành(18p)
* Mục tiêu:
- HS nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Bài 1: Giảm tải
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu.....
- GV HD: Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây. Đoạn văn ấy có dùng một số câu kể Ai thế nào?không bắt buộc tất cả các câu đếu là câu kể Ai thế nào?
- GV nhận xét và đánh giá một số bài HS viết hay.
4. HĐ ứng dụng (1p)
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD:
Ví dụ: Trong các loại quả, em thích nhất là xoài. Quả xoài khi chín thậthấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức 
- Lớp nhận xét.
- Sửa lại các câu viết chưa hay trong bài tập 3
+ Hoàn thiện đoạn văn để ghép vào bài miêu tả cây cối sau này
*Rút kinh nghiệm:
 ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn. Học thuộc lòng bài thơ
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Phẩm chất:
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam.
* BVMT:HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trongbài
* Giảm tải: HS tự học thuộc lòng ở nhà. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án điện tử, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài: Sầu riêng
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
+ 1 HS đọc
+ Hoa sầu riêng nở vào cuối năm, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cành hoa nhỏ như vảy cá.
2. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: HS đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc vui nhộn. HS luyện đọc những từ khó trong bài.
* Thời gian: 13 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui nhộn, thể hiện không khí náo nức của con người và các sự vật trong phiên chợ Tết
Nhấn giọng các từ ngữ: đỏ dần, ôm ấp, viền nắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... tưng bừng ra chợ Tết
+ Đ 2: Tiếp theo...đuổi theo sau
+ Đ 3: Tiếp theo.... hết
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hồng lam, nóc nhà gianh, lon xon, nép, rỏ, , ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu:Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi).
* Thời gian: 13 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
* GDBVMT: Bức tranh thiên nhiên trong bài thật đẹp và giàu sức sống. Em hãy mô tả lại bức tranh ấy bằng cảm nhận của em ?
* Hãy nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh rất đẹp. Mặt trời lên làm đỏ dần những dải núi trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên.Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trọng ruộng lúa.
+ Người đến chợ tết với dáng vẻ riêng.
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon.
- Các cụ già chống gậy bước lom khom.
- Cô gái mặc áo màu đỏ che môi cười lặng lẽ.
- Em bé nép đầu, bên yếm mẹ.
- Hai người gánh lợn 
+ Điểm chung của họ là: ai ai cũng vui vẻ, cụ thể: Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Các từ ngữ tạo nên bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son.
- HS mô tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn 1 và đoạn 3 của bài
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê trong dịp tết.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm 
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài.
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc diễn cảm 1 đoạn mà mình thích.
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ ở nhà.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu hs về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng ở nhà.
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó
- Mô tả về cảnh chợ Tết ở địa phương em
*Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Anh
Đ/c Lại – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2021
Lịch sử
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Biêt được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,...
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. 
- Mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử)
2. Năng lực chung và phẩm chất:
*Năng lực chung:
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Phẩm chất:
- Có ý thức tự hào về truyền thống hiếu học có từ lâu đời.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án điện tử, SGK.
- HS: SGK, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
+ Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của vua Lê
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới.
+Vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua quân đội.
2. Bài mới:
* Mục tiêu:
- HS biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học)
- Mô tả được tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nền nếp thi cử).
* Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành: Cá nhân –Lớp
a. Giới thiệu bài: 
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê.
- Ghi tựa.
b. Tìm hiểu bài: 
*HĐ1: Tổ chức giáo dục dưới thời Lê: 
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận: 
+ Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào?
+ Chế độ thi cử thời Lê thế nào?
* GV: Giáo dục thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
*HĐ2: Thời Lê việc học rất được quan tâm: 
+ Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
* GV: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
- Em hãy mô tả tổ chức giáo dục thời Hậu Lê?
- Giới thiệu cho HS hiểu về thi Hương, thi Hội, thi Đình
- GV chốt nội dung bài học
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Giáo dục tự hào truyền thống hiếu học của cha ông
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp: 
+ Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
+ Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại.
- Trả lời cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
- HS xem tranh, ảnh.
- HS lắng nghe
+ Tổ chức trường học: Nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường học, có chỗ ở cho cả HS và kho sách
+ Người được đi học: co cháu vua, quan và con em thường dân học giỏi.
+ Nội dung học: Nho giáo.
+ Nền nếp thi cử: 3 năm có 1 kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kin thành. Những người đỗ thi Hội được thi Đình để chọn tiến sĩ.
- HS đọc Bài học cuối sách
- HS lắng nghe.
- Giới thiệu những điều em biết về Văn Miếu và Quốc Tử Giám.
- Tìm hiểu thêm về văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng – Hải Dương)
* Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_ki.docx