Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

TẬP LÀM VĂN

Tiết 42: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Hiểu được bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Lập được dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học:

+ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

+ Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh về một số cây ăn quả.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 105: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1b
- Y/c HS tự làm bài .
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Muốn quy đồng mẫu số các phân số, ta làm thế nào?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS viết 2 dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
- Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
- Khi quy đồng mẫu số 2 phân số trên, ta được 2 phân số nào?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
- GV chữa bài.
- Muốn viết những phân số đã cho thành những phân số có chung mẫu số, ta làm thế nào?
- Chốt ý.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tìm MSC của 3 phân số.
+ Làm thế nào để từ phân số có được phân số có mẫu số là 30.
- Chốt ý, hướng dẫn lại cách làm.
- Yêu cầu HS thực hiện tiếp các bài tiếp theo.
+ Vậy muốn quy đồng mẫu số 3 phân số, ta làm thế nào?
- Chốt ý.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài, chấm bài.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm phần a:
- GV yêu cầu HS thay 30 bằng tích 15 x 2 và thực hiện chia tích trên gạch ngang cho tích dưới gạch ngang với 15 rồi tính.
- Yêu cầu HS tự làm các phần khác.
- Chữa bài.
+ Khi chia các tích có nhiều số cho nhau, ta làm thế nào?
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Quy đồng mẫu số các phân số:
a/ và b/ và 
2/ Tính
a/ b/ 
- 6 HS thực hiện (Ngân Ý, Vĩnh An, Khánh An, Hoàng Lan Anh, Thụy Lan Anh, Nguyên Chương)
- Tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Tự làm bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc yêu cầu bài.
- Tìm MSC của 3 phân số.
- Trả lời câu hỏi.
- Làm tiếp các bài còn lại.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc đề bài.
- Trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Đọc đề bài.
- Theo dõi, thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Tự làm bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 42: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập được dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học:
+ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về một số cây ăn quả. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài của một số học sinh viết chưa tốt ở tiết trước.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Tìm hiểu nhận xét :
Bài 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn và trao đổi nhau tìm nội dung của từng đoạn.
- HS phát biểu GV ghi nhanh ý kiến HS lên bảng.
- Nhận xét kết luận:
+ Đoạn 1: Từ bãi ngô .. nõn nà: Giới thiệu bao quát về bãi ngô
+ Đoạn 2: Trên ngọn áo mỏng óng ánh: Tả hoa ngô và búp ngô non ở giai đoạn đơm hoa kêt trái
+ Đoạn 3: Trời nắng chang chang . bẻ mang về nhà: Tả hoa ngô và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc có thể thu hoạch được .
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài .
- Y/c HS đọc thầm đoạn văn Cây mai tứ quý và xác định đoạn , nội dung của từng đoạn .
- Cho HS trình bày, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến HS.
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng 
+ Đoạn 1 : Cây mai cao .cũng chắc : Giới thiệu về cây mai , tả bao quát về cây mai ( chiều cao , dáng , thân , gốc , cành , nhánh ).
+ Đoạn 2 : Mai tứ quý ..chắc bền : Tả kĩ cánh hoa, quả mai .
+ Đoạn 3 : Đứng bên cây quanh năm : Cảm nghĩ của người miêu tả .
- Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào ?
- Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo trình tự nào?
- Kết luận : Bài Mai tứ quý và bài bãi ngô giống nhau là cùng tả về cây cối và đều có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Điểm khác nhau là bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây, còn bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây .
Bài 3 :
 - Gọi HS đọc y/c của bài tập .
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi để rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ?
- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ?
*Phần ghi nhớ 
- Gọi 1 HS đọc to ghi nhớ .
* Phần luyện tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c bài tập và đoạn văn tả cây gạo .
- Y/c HS suy nghĩ và cho biết trình tự miêu tả trong bài qua từng đoạn văn.
- Nhận xét – bổ sung ý đúng :
+ Đoạn 1 : Cây gạo già .thật đẹp : Giới thiệu bao quát cây gạo già mỗi khi bước vào mùa hoa hằng năm
+ Đoạn 2 : Hết mùa hoa thăm quê mẹ : Tả cây gạo gìa sau mùa hoa .
+ Đoạn 3 : Ngày tháng cơm gạo mới : tả cây gạo khi quả gạo đã già .
- Bài văn miêu tả theo từng thời kì phát triển trong 1 năm , từ lúc ra hoa cho tới khi kết quả .
GD BVMT : Qua nhận xét về trình tự tả :”Cây gạo” – giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên .
Bài 2 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Gọi HS đọc tên một số loài cây ăn quả quen thuộc.
- Y/C lập dàn ý vào giấy ,2 HS viết vào giấy khổ to.
- Gọi HS làm trong giấy lên trình bày trước lớp .
- Nhận xét, bổ sung, kết luận:
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS chưa hoàn thành dàn ý về tiếp tục hoàn thành. 
- HS phải viết lại bài nộp bài cho GV kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT . 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , suy nghĩ , trao đổi cùng bạn , phát hiện nội dung của từng đoạn.
 - Phát biểu ý kiến .
- 2 em nói lại .
 -1 HS đọc, lớp cùng đọc thầm theo.
- 1 số HS trình bày .
Lắng nghe .
- theo từng thời kì phát triển của cây ngô.
- theo từng bộ phận của cây .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc to .
-1 HS Đọc to, thảo luận nhóm đôi trả lời
- Gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
MB: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây định tả .
TB: Tả từng bộ phận của cây hoặc tã thời kì phát triển của cây .
KB: Nêu ích lợi của cây , tình cảm của người tả cây hoặc ấn tượng đặc biệt cề cây của người tả .
- HS đọc phần ghi nhớ/ 31
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
- Đọc yêu cầu BT.
- Vài em phát biểu trình tự miêu tả cây gạo.
- Lắng nghe .
- Đọc yêu cầu BT.
- Vài em phát biểu : cam , quít , xoài , chôm chôm, chuối , thanh long , 
- Lập dàn ý cá nhân.
-2 HS lên dán kết quả và trình bày 
- Lớp nhận xét – bổ sung bài để có 1 dàn ý hoàn chỉnh .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_21_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc