Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21, Thứ 4 - Năm học 2012-2013
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: Lịch sự với mọi người (tiết 1)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Ngày dạy: Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012 LỊCH SỬ Tiết 21: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ: Soạn Bộ luật Hồng Đức (nắm những nội dung cơ bản); vẽ bản đồ đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh . - Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi cuối bài / 46 . - Nhận xét – cho điểm HS . * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua -Gọi HS đọc bài trong SGK / 47- lớp cùng đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi sau : +Nhà hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu? + Vì sao triều đại này gọi là triều hậu Lê? + Việc quản lí đất nước dưới thời hậu Lê như thế nào? - Dựa vào sơ đồ hình 1SGK giảng cho HS nghe về bộ máy nhà nước. - GV nêu sự việc thể hiện dưới triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tối cao. 2.2. Bộ Luật Hồng Đức - Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : + Để quản lí đất đai, vua Lê Thánh Tông đã làm gì? - Bộ luật Hồng Đức có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước? - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? * GV nhận xét – kết luận : Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nưốc ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước .Nhờ có bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế đối nội đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. - Gọi HS đọc Ghi nhớ bài/ 48. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS nắm rõ nội dung của Bộ luật Hồng Đức. - 3 HS thực hiện (Đức Hùng, Trần Huy, Ngọc Huyền) - 2 HS đọc to nội dung bài . -Lớp đọc SGK , thảo luận các câu hỏi . + Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428 , lấy tên nước là Đại Việt , đóng đô ở Thăng Long . + Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ X. - Ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông. - Lớp chú ý nghe GV trình bày - HS nêu lại - Đọc thầm bài trong SGK. - Vẽ bản đồ đất nước và ban hành Bộ luật Hồng Đức - Giúp vua Lê cai quản đất nước, củng cố chế độ phong kiến tập quyền phát triển và ổn định xã hội - Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc , toàn diện lãnh thổ và tôn trọng quyền lợi và địa người phụ nữ - Lắng nghe . - 2 HS đọc to . - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. ĐẠO ĐỨC Tiết 21: Lịch sự với mọi người (tiết 1) I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. * Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. +Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động ? + Bằng những việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn ? + Nêu ca dao, tuc ngữ ca ngợi người lao động? - Nhận xét – cho điểm HS . * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Phân tích truyện “ chuyện ở tiệm may” - GV kể diễn cảm câu chuyện - Y/c HS TL theo nhóm 4 những câu hỏi sau : +Nhóm 1 + 6 : Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên. + Nhóm 2 + 5 :Nếu là bạn Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao ? + Nhóm 3 + 4 :Nếu em là cô thợ may, em cảm thấy ntn khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy? Vì sao? * Kết luận : Trang là người lịch sự và đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may, Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự, biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng . Bài tập 1 - Gọi HS đọc y/c bài tập . - HS thảo luận nhóm đôi theo y/c bài . - Những hành vi nào là đúng? Vì sao? - Chốt ý đúng : Chúng ta phải biết cư xử lịch sự với mọi người dù người đó nhỏ tuổi hay là người nghèo khổ . Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 2 ). - Y/c HS dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến Đỏ : tán thành Xanh : Không tán thành . - GV nêu từng tình huống . - Y/c HS giải thích ý chọn. - Nhận xét chốt ý đúng . - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau . 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày . - 3 HS trả lời (Tuấn Kiệt, Nhu Linh, Đức Lương) - 1 HS đọc lại câu chuyện . - Hoạt động nhóm 4 theo phân công thảo luận trao đổi nhau và trả lời : - Lắng nghe . - HS thảo luận nhóm trả lời - 2 HS cùng thảo luận và trả lời - HS đưa thẻ bày tỏ ý kiến. - HS giải thích ý đã chọn . - 2 HS đọc ghi nhớ - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. TOÁN Tiết 103: Quy đồng mẫu số các phân số I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết cách quy đồng mẫu số hai phân số. - Biết thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Hướng dẫn HS quy đồng mẫu số hai phân số a/ Ví dụ: - Cho hai phân số và . Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số , trong đó một phân số bằng và một phân số bằng. b/ Nhận xét: + Hai phân số và có điểm gì chung ? + Hai phân số này bằng phân số nào ? - Hai phân số và có cùng mẫu số , trong đó = và = dược gọi là quy đồng mẫu số hai phân số. 15 được gọi là mẫu số chung của hai phân số và . + Thế nào là quy đồng mẫu số? c/ Cách quy đồng mẫu số các phân số. + Em có nhận xét gì về MSC của 2 phân số và . Và mẫu số của 2 phân số và ? + Làm thế nào để từ phân số có được phân số + 5 là gì của phân số ? * Kết luận : Như vậy ta đã lấy tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số + Em làm thế nào để từ phân số có được phân số ? + 3 là gì của phân số ? * Kết luận : Như vậy ta đã lấy tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số * Từ cách QĐMS 2 phân số và , em hãy nêu cách QĐMS 2 phân số ? Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1 - Y/c HS tự làm bài . - Gọi HS lên bảng làm phần a. - Khi quy đồng mẫu số hai phân số và ta nhận được hai phân số nào? - GV quy ước: Từ nay mẫu số chung ta viết tắt là MSC - Các ý khác làm tương tự. Bài 2: Làm tương tự bài tập 1. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: 1/ Quy đồng mẫu số các phân số: a/ và b/ và 2/ Viết các phân số sau đây thành các phân số có mẫu số là 10: , , , , - 4 HS thực hiện (Kiến Minh, Nhật Nam, Yến Nhi, Hoài Nhi) - HS trao đổi với nhau tìm ra cách giải quyết vấn đề. + có cùng mẫu số là 15 . + Ta có = , = + . Là làm cho mẫu số của các phân số bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng + MSC 15 chia hết cho mẫu số của 2 phân số và - Em thực hiện nhân tử số – mẫu số của phân số với 5 . + 5 là mẫu số của phân số - Lắng nghe . + nhân tử số và mẫu số của phân số với 3 . + 3 là mẫu số của phân số - Lắng nghe . - HS nêu như trong SGK . - 3 HS làm bài ở bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. - Trả lời câu hỏi. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ TẬP ĐỌC Tiết 42: Bè xuôi sông La I. Mục tiêu Giúp HS: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Dẻ cau, táu mật, mươn mướt, hang mi, thong thả, đồng vàng, nở xòa - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các số chỉ thời gian, nhấn giọng ở những từ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học Trần Đại Nghĩa. - Đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trìu mến. - Hiểu các từ khó trong bài. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công việc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. **Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi trong bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc - Mời 1 HS giỏi đọc bài. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo khổ thơ. Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu). - Gọi HS đọc phần chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) giọng nhẹ nhàng , trìu mến .nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả : trong veo , mươn mướt , lượn đàn , lim dim , êm ả , long lanh , ngây ngất bừng tươi . * Tìm hiểu bài - Y/c HS đọc thầm khổ 1 và cho biết : +Những loại gỗ quí nào đang xuôi dòng sông La? - Gọi 1 HS đọc khổ 2. - Sông La đẹp như thế nào? (HS yếu) + Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ? Cách nói ấy có gì hay? - Vậy dòng sông La được ví với cái gì ? - Giảng thêm : Dòng sông La thật đẹp và thơ mộng , nước sông La trong như ánh mắt. Hai bên bờ tre xanh mướt như hàng mi, những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá . Người đi trên bè có thể nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê. - GD BVMT : Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước dưới ngòi bút của Duy Thông ,và từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT + Khổ thơ 2 cho thấy điều gì?. - Gọi HS đọc to khổ 3 . - Y/c HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Vì sao đi trên bè , tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? + Hình ảnh “trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì -Khổ thơ 3 nói lên điều gì? - Ý chính của bài là gì? - Chốt ý và ghi lên bảng: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La , nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. * Đọc diễn cảm . - Gọi HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc diễn cảm cho bài thơ. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : “ Trong veo như ánh mắt .Chim hót trên bờ đê” - Đọc mẫu đoạn thơ. * Nhận xét – cho điểm HS đọc tốt. 3. Hoạt động nối tiếp - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc. - 4 HS thực hiện ( Khánh Phương, Châu Sa, Minh Tâm, Bảo Toàn) - 1 HS thực hiện (Ngọc Trân) - Nhận xét, cho điểm bạn. - 1 HS giỏi đọc bài. - HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt) - Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - 1 HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. - 1HS đọc to. - Lớp đọc thầm khổ 1 . + Dẻ cau , táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa. - 1 HS to to khổ 2 , lớp đọc thầm theo, suy nghĩ trả lời câu hỏi. + Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đầm mình thong thả trôi theo dòng nước. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể sinh động - ví với con người : trong veo như ánh mắt , bờ tre xanh như hàng mi . - Lắng nghe và nhớ . + Khổ 2 :Vẻ đẹp bình yên trên dòng sông La. - 1 HS đọc to khổ thơ 3, lớp đọc thầm theo. + Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai, những chiếc bè gỗ được trở về xuôi sẽ góp phần xây dựng những ngôi nhà mới , xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá . + Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước quê hương bất chấp bom đạn của kẻ thù - Khổ 3 : Nói lên sức mạnh, tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước quê hương. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La. Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta - 3 em tiếp nối nhau đọc bài thơ . - Lắng nghe . - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . - Nhẩm học thuộc lòng bài thơ . - 3- 5 thi đọc thuộc từng khổ, cả bài . - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 41: Trả bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chính tả trong bài văn miêu tả của mình và của bạn khi đã được thầy cô chỉ rõ. - HS tự sửa lỗi của mình trong bài văn. - HS hiểu được cái hay của những bài văn được điểm cao và có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để những bài viết sau được tốt. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn một số lỗi của học sinh. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu HS giới thiệu về địa phương mình. - Nhận xét, cho điểm HS. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Trả bài -Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ của tiết trả bài làm văn trong SGK. - Nhận xét làm bài của HS: + Ưu điểm : - Nêu tên những em viết bài tốt, điểm cao. - Nhận xét chung về cả lớp: xác định đúng bài văn miêu tả đồ vật, bố cục, ý diễn đạt, sự sáng tạo, lỗi chính tả, cách trình bày, chữ viết . + Hạn chế : - Dán giấy khổ to viết sẳn 1 số lỗi chính tả điển hình của HS trong lớp . - Trả bài cho HS . Hướng dẫn HS chữa bài. - Phát phiếu học tập cho từng HS. - GV đến từng bàn hướng dẫn, nhắc nhở từng HS . - Gọi HS chữa lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu,diễn đạt mà nhiều HS đã mắc phải do GV đã thống kê trên phiếu khổ to . - Gọi HS bổ sung nhận xét . Đọc những đoạn văn hay - Gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp. - Sau mỗi bài đọc , HS nhận xét . 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại. - 1HS thực hiện ( Quang Trường) - Nhận xét, cho điểm bạn. - 3 em đọc nội dung .Cả lớp theo dõi trong SGK . - HS lắng nghe. - Nhận phiếu hoặc chữa bài trong vở. - Đọc lời nhận xét của GV. - Đọc các lỗi sai trong bài,viết và chữavào vở - Đổi vở để bạn bên cạnh kiểm tra lại. - Nhận xét. - Đọc bài. - HS khác tìm phát hiện ra cái hay của bạn. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_21_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc