Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 61 + 62: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

 

docx 54 trang xuanhoa 03/08/2022 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2021
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 61 + 62: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự 
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
15’
20’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
-Đọc từng câu
- Đọc đoạn
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài
MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩa câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
5.Kể chuyện 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
III.Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh và hỏi :
+Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao
+Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ
-Giáo viên nhận xét bài cũ.
- Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài
- Ghi bảng:
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Khi HS đọc nếu sai từ GV kết hợp sửa cho HS: lối, lọng, lẩm nhẩm 
- Câu chuyện này gồm mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn 
- GV kết hợp giảng từ: lọng, đi sứ, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, thường tín..
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Lầu chỉ có hai pho tượng Phật,/ hai cái lọng, / một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” / và một vò nước.//
+ Thấy những con dơi xoè cánh chao đi / chao lại như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lọng nhảy xuống đất / bình an vô sự.//
- Khi HS đọc nhóm GV kết hợp uốn nắn, sửa sai. Nhận xét đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? 
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, Vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
- Giáo viên giải thích thêm: “Phật trong lòng” tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng.
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi :
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
- Giáo viên chốt: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. 
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật 
- Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1, 2, 3, 4, 5
- Nhận xét chốt lại
Cậu bé ham học – Thử tài – Tài trí của Trần Quốc Khái – Xuống đất an toàn – Truyền nghề cho dân.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Cho HS tập kể nhóm đôi
- Mời 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Nhận xét bạn kể tốt.
- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Câu chuyện được chia thành 5 đoạn
- HS đọc theo đoạn
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm.
+ Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
+ Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
+ Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
+ Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.
+ Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
+ Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. 
+ Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
+ Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
- HS lắng nghe
- Học sinh các nhóm thi đọc.
- Bạn nhận xét 
- 1 HS kể đoạn 1, cả lớp lắng nghe
- Từng cặp HS kể.
- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
+Đoạn 1: Cậu bé ham học / Cậu bé chăm học / Lòng ham học của cậu bé Trần Quốc Khái / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái
+Đoạn 2: Thử tài / Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam / Thử tài sứ thần nước Việt / Đứng trước thử thách 
+Đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái / Học được nghề mới / Không bỏ phí thời gian / Hành động thông minh 
+Đoạn 4: Xuống đất an toàn / Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách / Sứ thần được nể trọng / Vua Trung Quốc rất trọng vọng sứ thần Việt Nam 
+Đoạn 5: Truyền nghề cho dân / Dạy nghề thêu cho dân / Người Việt có thêm một nghề mới 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán
Tiết 101: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
5’
5’
10’
10’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Bài tập
Bài 1: MT: Giúp HS biết cách tính nhẩm các số tròn trăm.
Bài 2: 
MT: Giúp HS biết cộng các số tròn trăm và số tròn nghìn.
Bài 3:
MT: Củng cố cách đặt tính và cách cộng số có bốn chữ số.
Bài 4: 
MT: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn,
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS làm bài
Đặt tính rồi tính:
5780 + 2419 3607 + 2591
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Hướng dẫn HS nêu tương tự như mẫu.
- Cho HS làm vào sách.
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại:
5000 + 1000 = 6000
6000 + 2000 = 8000
4000 + 5000 = 9000
8000 + 2000 = 10000
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HD HS nêu bài mẫu rồi làm tương tự 
- Yêu cầu cả lớp làm vào sách.
- Mời 2HS lên thi làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. Hỏi: 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt lại: 
- Chú ý khi đặt tính là gì.
- Gọi HS đọc đề bài.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Để biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ta cần biết gì?
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS lên bảng giải
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, chốt lại
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
- HS lắng nghe 
- HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Theo dõi 
- Làm bài vào sách.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Theo dõi
- Cả lớp làm vào sách.
- 2 HS lên thi làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
 2541 4827 805
+ + +
 4238 2634 6475
 6779 7461 7280
- HS: viết các sô cùng hàng thẳng nhau.
- 1 HS đọc đề bài.
+ Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng.
+ Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
+ Ta phải biết được số lít dầu của mỗi buổi bán được.
- 1 HS lên bảng 
- Cả lớp làm vào vở
Buổi chiều bán được số lít dầu là:
 432 x 2 = 864 (l)
Cả hai buổi bán được số lít dầu là:
 432 + 864 = 1296 (l)
 Đáp số: 1296 lít dầu
- Nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Hoạt động thư viện
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC SÁCH, BÁO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những thành tựu khoa học hay phát minh sáng chế mà cuộc sống đang ứng dụng là công sức đóng góp không chỉ ở giới lao động trí óc mà còn là thành tựu to lớn của những người lao động rất bình thường như bác nông dân, hay một anh lính cứu hỏa 
2. Kỹ năng: Giúp HS có lòng đam mê, yêu thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo.
3. Thái độ: GD HS về những tấm gương say mê chăm chỉ lao động, nghiên cứu và tự tin chia sẻ, giới thiệu về sổ tay đọc cá nhân của mình.
II. Chuẩn bị:
- GV: sách, báo
- HS: Vở viết, màu vẽ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
10'
20’
3’
I.Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
*HĐ1: GV cho HS học nội quy thư viện
(HS nắm được nội quy thư viện)
*HĐ2: HS đọc sách 
- Mục tiêu: Nắm vững nội dung câu chuyện.
4.Củng cố, dặn dò: (HS sắp xếp lại sách, báo theo đúng yêu cầu)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
- Nêu mục đích, yêu cầu.
- Viết tên bài lên bảng
- GV gọi 2 HS đọc nội quy thư viện
1. Giữ trật tự phòng đọc
2. Không gạch xóa, cắt tài liệu. Khi cần sao chép nhân bản phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu, mất phải bồi thường.
3. Sách tham khảo bạn đọc chỉ được mượn 1 lần 2 cuốn, trong thời gian 15 ngày. Qúa hạn trên phải đến gia hạn. Muốn mượn tiếp phải trả lại tài liệu đã mượn trước.
4. Khi nhận tài liệu phải kiểm tra lại, thấy hư hỏng phải báo ngay cho cán bộ thư viện, nếu không bạn đọc phải chịu trách nhiệm.
5. Đọc xong phải xếp sách vào đúng vị trí.
- GV cho HS đọc sách
* Hoạt động: Đọc sách.
- Cách tiến hành: 
GV đính bảng phụ ghi một số câu hỏi:
+ Nêu cầu đọc truyện
+ Theo dõi tốc đo đọc và trò chuyện với các em về truyện.
- Yêu cầu các nhóm kể lại câu chuyện của nhóm mình.
- Nhận xát tuyên dương.
* Củng cố - dặn dò:
- Qua tiết đhoc hôm nay các em học đđược điều gì?
 GDHS: Chăm chỉ lao động, học tập, sáng tạo để giúp ích cho cuộc sống.
- Hát
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- 2 HS nhắc lại nội quy thư viện
HT: Nhóm, lớp 
- Đọc câu hỏi
+ Tên truyện là gì?
+ Tác giả là ai?
+ Câu chuyện nói đến ai?
+ Họ đã có phát minh gì?
+ Em học được điều gì ở họ?
- HS từng nhóm đọc truyện “Bill Gates”
- Đọc to truyện trong nhóm. 
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét.
- Ghi vào sổ nhật ký đọc để theo dõi.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Chính tả
Tiết 41: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
2. Kĩ năng: 
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
9’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn chính tả.
MT: Giúp học sinh hiểu về đoạn viết.
3.Bài tập:
Bài 2:
MT: Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
- Nhận xét bài cũ
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Đính bảng phụ viết bài CT lên bảng
- GV đọc mẫu cho các em đọc thầm theo.
- Gọi 2 em đọc lại
- Đặt câu hỏi cho các em tìm hiểu đoạn viết:
+ Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
- Hướng dẫn các em viết các tiếng khó trong bài: Trần Quốc Khái, vó tôm, đỗ, triều đình 
- Cho các em đọc lại các tiếng đã viết.
- Cho HS chuẩn bị vở chép bài.
- Đọc từng câu ngắn, cụm từ cho các em viết.
- Cho các em soát lỗi chéo với nhau.
- Thu 7-8 vở, chấm vở tại lớp.
- Nhận xét các chữ các em sai nhiều.
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
- Nhận xét
Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọingười phải kính trọng. Ông còn nhánh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. 
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS lên bảng viết
- HS lắng nghe
- HS viết vở
- Đọc thầm theo
- Đọc theo yêu cầu
+ Cậu học cả khi đốn củi, úc kéo vó tôm, không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sánh.
+ Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
+ Đoạn văn có 4 câu
- Đánh vần và viết vào bảng con
- Đọc lại
- Chuẩn bị vở theo yêu cầu
- Viết bài
- Soát lỗi
- Nộp vở
- Chú ý
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Mỗi nhóm 3 HS làm bài tiếp sức.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2021
Toán
Tiết 102: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). 
2. Kĩ năng: 
- Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000). 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính- tv
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
8’
5’
5’
6’
4’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép trừ 
MT: Giúp HS làm với phép trừ, cách đặt tính
3. Bài tập
Bài 1: 
MT: Giúp HS củng cố lại cách trừ các số trong phạm vi 10000.
Bài 2:
MT: Củng cố cách đặt tính và trừ các số trong phạm vi 10000.
Bài 3:
MT: HS biết vận dụng kiến thức vào giải toán.
Bài 4:
MT: Củng cố lại cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài
Đặt tính rồi tính:
5123 + 3684 5078 + 2563
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
-Viết lên bảng phép trừ: 8651 – 3917 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện phép tính ra nháp
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
- Gọi HS nêu cách tính
- Hỏi: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến 4 chữ số ta làm như thế nào?
-GV chốt
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Gọi HS lên bảng chữa. 
- Nhận xét, chốt lại. 
- Muốn trừ các số trong phạm vi 10000 ta làm như thế nào?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chữa bài. 
- Khi đặt tính con cần chú ý điều gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV yêu cầu HS chữa bài.
- GV chốt lại.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS thực hành theo yêu cầu.
- GV gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- Muốn xác định trung điểm O ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- Quan sát.
- Thực hiện phép tính ra nháp
- 1 HS lên bảng làm tính
- 3 HS nêu
- 3 HS đứng lên đọc lại quy tắc: “Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số, ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng với chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn thẳng cột với chữ số hàng nghìn”.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài vào SGK
- 4 HS lên bảng sửa bài
- Nhận xét bài trên bảng.
 6385 7563 8090
- - -
 2927 4908 7031
 4408 2655 1059
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài.
-Các hàng thẳng nhau
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS cả lớp làm bài.
- HS chữa bài.
 Giải
Còn lại số mét vải là:
 4283 – 1635 = 2648 (m)
 Đáp số: 2648 mét
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành.
- HS chữa bài.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
CÂY KẾT NGHĨA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thông qua trò chơi,giúp HS có thêm hiểu biết về quê hương,Tổ quốc Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp,khả năng ứng phó nhanh nhạy,chính xác
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
- ảnh chụp quang cảnh trường
- Cây cối trồng trong trường
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
27’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn:
MT:
-Thông qua trò chơi,giúp HS có thêm hiểu biết về quê hương,Tổ quốc Việt Nam
-Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp,khả năng ứng phó nhanh nhạy,chính xác
III.Củng cố, dặn dò:
-Ổn định lớp
-GV nêu mục tiêu tiết học
-Ghi bảng:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Các tổ sưu tầm tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
-Cả lớp quan sát, tìm hiểu các loại cây trong vườn trường để biết :Đó là cây gì? Nó được trồng từ bao giờ ?
-Cử chọn người điều khiển chương trình
 Bước 2:HS sưu tầm tranh ảnh
-HS sưu tầm tranh ảnh tập trung về tổ trước 1-2 ngày để dán vào tờ giấy khổ to
-Tiến hành thảo luận nhóm để hiểu rõ tác dụng của cây cối đã tô điểm cho phong cảnh tươi đẹp của đất nước
-Cử đại diện lên giới thiệu trang sưu tầm của tổ
-Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ tham quan cây cối trong trường.Hỏi các bác lao công,bảo vệ,các thầy cô giáo về :Tên cây đó? Nó được trồng từ bao giờ?
Bước 3:Nhận và thực hành chăm sóc Cây kết nghĩa
-Người dẫn chương trình lên giới thiệu chương trình của buổi nhận “Cây kết nghĩa”
-Mở đầu chương trình,lần lượt các tổ giới thiệu trang sưu tầm của tổ về: Cây cối tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước
GV hướng dẫn thảo luận:Ngoài ý nghĩa tô đẹp cho đất nước,cây cối còn có tác dụng nào khác? hãy chọn ý trả lời đúng:
a.Che nắng 
b. Che mưa
c.Làm sạch không khí
d.Trang trí nhà cửa
e.Chống xói mòn đất nhờ có lá cây đỡ khi nước mưa rơi thẳng xuống mặt đất
g.Làm ra đất màu để trồng trọt
h.Làm giàu cho đất nước(Đáp án a,c,d,e,h)
-GV nêu ý nghĩa và việc làm phù hợp với sức của mình để chăm sóc,bảo vệ cây cối trong trường
-Người dẫn chương trình đọc danh sách phân công chăm sóc,bảo vệ “Cây kết nghĩa” của từng tổ
-1 đại diện 1 tổ lên hứa chăm sóc tốt “Cây kết nghĩa”
-Cả lớp hát bài Ai trồng cây
-Tổ trưởng đưa các thành viên của tổ ra thực hành chăm sóc “Cây kết nghĩa”
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà ôn lại bài
-Hát
-Lắng nghe
-Nối tiếp nhắc lại
-Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
-HS trả lời
-Lớp trưởng làm MC
-HS sưu tập ảnh
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm giới thiệu
-HS trả lời
-MC giới thiệu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-Cả lớp hát
IV.Rút kinh nghiệm tiết học:
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2021
Tập đọc
Tiết 63: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: phô
- Hiểu nội dung chính của bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương 
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
10’
8’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp câu:
- Đọc nối tiếp đoạn:
-Đọc theo nhóm
3. Tìm hiểu bài 
MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu
4: Luyện đọc lại
MT: Học sinh rèn kĩ năng đọc.
III.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Ông tổ nghề thêu và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét
- Giới thiệu bài
- Ghi bảng
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho cả lớp đọc lại từ nhiều HS mắc lỗi.
- GV cho HS đọc : dập dềnh, rì rào. 
- Bài thơ được chia thành mấy đoạn?
- Gọi mỗi HS đọc 1 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ.
- GV kết hợp giảng từ: phô
- GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: 
+ Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?
+ Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? 
- Giáo viên KL
- Treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
- Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
- Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
- Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
- Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
- Cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
- Cho cả lớp nhận xét. 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- Từng HS đọc nối tiếp câu.
- Bài thơ được chia thành 2 đoạn
- HS đọc từng đoạn
-HS lắng nghe
- Gọi nhóm thi đua đọc
- HS đọc đồng thanh
- Học sinh đọc thầm
+Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh; làn sóng lượn quanh thuyền.
+ Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh... lúc bình minh.
+ Đó là một bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh.
- Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Cô giáo rất khéo tay. / bàn tay cô giáo như có phép màu. / Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ 
- Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ
- Học sinh lắng nghe 
- HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
- Học sinh nêu
- Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
- Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
- Lớp nhận xét. 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán
Tiết 103: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số. 
2. Kĩ năng: 
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (giải được một cách).
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
5’
5’
8’
10’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Bài tập
Bài 1:
MT: Giúp HS biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
Bài 2:
MT: Giúp HS biết trừ các số trong phạm vi 10000
Bài 3:
MT: HS ôn lại cách đặt tính và trừ các số trong phạm vi 10000
Bài 4:
MT: Vận dụng kiến thức vào giải toán có lời văn.
III.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng làm bài
Đặt tính rồi tính:
6324 – 5214 8793 – 5663
- Con cần chú ý gì khi đặt tính?
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm vào sách.
- Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp bài vào sách.
- Cho HS thi làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gv nhận xét.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS nêu cách làm cả 2 cách.
- Gọi 2 HS lên bảng giải 
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét bài làm.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
-HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài vào sách.
- HS lên bảng làm bài
7000 – 2000 = 5000
6000 – 4000 = 2000
- HS giải thích.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trả lời.
- Cả lớp làm bài vào sách.
- HS làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét.
 6473 9061
- - -
 3528 5645 4503
 3756 828 4557
- HS đọc đề.
- HS nêu.
- HS làm bài.
Lần đầu chuyển đi thì trong kho còn lại số kg muối là:
 4720 – 2000 = 2720 (kg)
Trong kho còn lại số kg muối là:
 2720 – 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020 kg 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 21: NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2).
2. Kĩ năng: 
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). 
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (Bài tập 4 a/b hoặc a/c).
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, máy tính-tv
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
15’
8’
8’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Bài tập
Bài 1 + 2:
MT: Giúp HS củng cố về nhân hóa
Bài 3: 
MT: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
Bài 4:
MT: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
III.Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể tên một số vị anh hùng dân tộc mà em biết?
- Tìm từ cùng nghĩa với từ bảo vệ?
- GV nhận xét
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc bài thơ “ Ông trời bật lửa” 
- Nhận xét cách đọc của HS
- Yêu cầu HS học nhóm, 4 nhóm làm vào bảng phụ. 
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước được dán bài
- Nhận xét, chốt lại.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Y/c HS đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? và gạch dưới.
- Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài độc lập.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi .
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
- Nhắc nhở HS phải đặt và TLCH đúng kiểu câu đã cho.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
- Ngô Quyền, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, 
- Giữ gìn, gìn giữ, 
- HS lắng nghe
- HS viết vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Học nhóm đôi 
- Thảo luận nhóm 4.
- Gắn bài lên bảng
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài cá nhân vào vở
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Đạo đức
Tiết 21: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục..)
2. Kĩ năng: 
- Hs biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài
3. Thái độ: 
- Hs có thái độ tôn trọngkhi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy tính- tv
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
ND và MT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
8’
10’
10’
2’
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Thảo luận nhóm
MT: Giúp HS biết Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
3. Phân tích truyện.
4. Nhận xét hành vi
III.Củng cố, dặn dò:
- Em có suy nghĩ gì về t/c giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế
- GV nhận xét.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
- Ghi bảng:
- Gv chia hs thành các nhóm y/c hs quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
- GVKL: các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. 
- Gv đọc truyện Cậu bé tốt bụng
- Gv chia hs thành các nhóm và giao nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài?
- Theo em người khác nước ngoài sẽ nghĩ ntn? về cậu bé VN?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ trong truyện.
- Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
- GVKL: Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào , cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
+ Các em nên giúp đỡ khách.
+ Việc đó thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước VN.
- Gv chia nhóm, phát phiếu HT cho các nhóm và y/c hs thảo luận nhận xét việc làm của bạn trong nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.docx