Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 39: Bốn anh tài

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: bản làng, hé cửa, lè lưỡi, gãy, thung lũng, núng thế, chạy trốn

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gọi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe, chuyển đổi giọng linh hoạt theo diễn biến câu chuyện.

- Hiểu các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Kĩ năng hợp tác.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

** Giáo dục HS nhận thức được sức mạnh từ thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 24 trang xuanhoa 11/08/2022 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 12 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 96: Phân số
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Bước đầu nhận biết về phân số: tử số và mẫu số
- Biết đọc, viết phân số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu phân số 
- Treo một hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần tô màu.
- Nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nhận biết :
+ Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau ?
+ Có mấy phần được tô màu ?
+ Ta nói : Đã tô màu năm phần sáu hình tròn . Năm phần sáu viết thành .
- Giới thiệu : Ta gọi là phân số . 5 là tử số , 6 là mẫu số .
- Lần lượt đưa ra hình tròn , hình vuông, hình dích dắc như SGK.
- Y/c HS đọc phần đã tô màu và giải thích.
- Tiến hành tương tự với các phân số : .
* Nhận xét : ,: là những phân số. Mỗi
phân số đều có tử số và mẫu số là số tự nhiên viết trên vạch ngang , mẫu số là số tự nhiên khác 0 được viết dưới vạch ngang .
* Thực hành.
Bài 1 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Cho HS làm miệng và giải thích từng phân số ở từng hình 
* Tử số cho biết gì?
* Mẫu số cho biết gì?
Bài 2 
- Treo bảng phụ bài 2.
- Y/c HS làm bằng bút chì vào SGK .
- 2 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nhận xét bài làm HS .
* Nhận xét bài làm HS – tuyên dương HS .
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Viết các phân số:
- Một phần năm.
- Hai phần ba.
- Tám phần ba mươi hai.
- Mười lăm phần bảy mươi tư.
- 3 HS thực hiện (Hiếu, Khoa, Trâm)
- Lắng nghe.
- HS quan sát
- HS nhận biết
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+Có 5 phần đã được tô màu .
- Luyện đọc : Năm phần sáu .
- HS nhận ra :
+ Mẫu số viết dưới gạch ngang . Nó cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 .
+ Tử số viết trên gạch ngang . Nó cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . Tử số cũng là số tự nhiên .
- HS tự nêu nhận xét 
 là những phân số . 
Hoạt động lớp . SGK /107.
- Viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu.
- Lần lượt HS nêu miệng và giải thích theo y/c .
-Quan sát .
- Lớp làm vào SGK bằng bút chì .
- 2 HS lên bảng làm .
- HS nhận xét bài làm HS.
- Suy nghĩ làm bài.
 LƯỢNG GIÁ
	 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 39: Bốn anh tài
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: bản làng, hé cửa, lè lưỡi, gãy, thung lũng, núng thế, chạy trốn 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gọi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe, chuyển đổi giọng linh hoạt theo diễn biến câu chuyện.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
** Giáo dục HS nhận thức được sức mạnh từ thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh học thuộc lòng bài thơ “ Chuyện cổ tích về loài người” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi 1 HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét – cho điểm HS 
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và phân đoạn.
- Thống nhất cách chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt )
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 – lớp đọc lướt theo, trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: 
+ Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?
+ Thấy yêu tinh về , bà lão đã làm gì ? (HS yếu)
- Đoạn 1 ý chính muốn nói gì ?
- Gọi HS đọc đoạn còn lại , lớp đọc thầm theo.
- Y/c HS trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi tiếp
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? (HS yếu)
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 và thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh. 
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
- Đoạn 2 câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Qua phần tìm hiểu bài , nội dung ý nói gì ?
- Ghi ý chính lên bảng 
* Đọc diễn cảm 
- Chỉ định 2 HS đọc nối tiếp .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Treo bảng đoạn luyện đọc .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : 
 Cẩu Khây hé cửa .. tối sầm lại . 
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm .
- Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 2 HS thực hiện ( Đăng, Đình).
- 1 HS thực hiện (Hoàng).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Đọc thầm, chia đoạn:
+ Đoạn 1 : Bốn anh em yêu tinh đấy 
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.(2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi :.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụđược yêu tinh cho sống sót để chăm bò cho nó. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ nhờ .
+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người , bà cụ bèn giục 4 đứa trẻ chạy trốn.
Ý đoạn 1 : Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ
- 1 HS đọc to , lớp đọc thầm bài 
+ .Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
- Một số em thuật 
- HS khác bổ sung ý kiến 
+ .. Vì ho có sức khỏe và tài năng phi thường , anh em biết đoàn kết đồng tâm , hiệp lực nên đã thắng yêu tinh , buộc nó quy hang. 
Ý đoạn 2 : Anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu .
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây .
- 2 HS lặp lại.
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
- Quan sát đoạn luyện đọc.
- Lắng nghe .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp . lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 20: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nghe - viết đúng, đẹp bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr, uôt/uôc.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho HS viêt các từ: mỏ thiếc, thiết tha, tiếc của, tiết học, cá diếc, ráo riết
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Hướng dẫn HS nghe - viết
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn – và hỏi:
+ Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì ?
+ Sự kiện nàolàm Đân – lớp nãy sinh ý nghĩa làm lốp 
xe đạp ?
+ Phát minh của Đân – lớp được đang kí chính
thức vào năm nào ?
+ Nội dung chính đoạn văn là gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó .
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần
viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai
- Cho HS phân tích và viết các từ khó đó .
- Nhận xét chữ víêt của HS .
* Viết chính tả
- Nhắc HS chú ý cách trình bày , ghi nhớ cách viết những tên riêng nước ngoài, những chữ số, những từ ngữ dễ viết sai 
- Đọc bài chính tả .
- Đọc lại cho lớp soát bài.
* Chấm , chữa bài : Chấm chữa 5- 7 bài .
b) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 ( chọn b )
+ Nêu yêu cầu BT 2 b
+ Dán lên bảng 3 tờ phiếu.
* Nhận xét chốt lời giải đúng :Cuốc, buộc, thuốc, chuột 
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhắc HS viết lại bài nếu sai 3 lỗi trở lên, tìm thêm các từ chứa tiếng có âm ch/ tr
- 1 HS viết trên bảng lớp ( Huy), cả lớp viết bảng con.
- 1 HS thực hiện (Linh)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS đọc to đoạn văn , lớp đọc thầm theo.
+ làm bằng gỗ , nẹp sắt .
+ một hôm ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước . Sau đó ông nghĩ cách cuộn cao su cho vừa bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt.
+ .vào năm 1880.
+ Đân – lớp là người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai và nêu lên trước lớp : Đân – lớp . suýt ngã , cuộn , săm ,..
- HS phân tích từng từ , viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK , tự sửa những chữ viết sai.
- Đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc to y/c.
- 3 HS lên thi làm nhanh trên giấy
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 13 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
TOÁN
Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu
Giúp học sinh nhận ra rằng:
- Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là 1 số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Trường hợp có thương là một số tự nhiên.
- Nêu : Có 8 quả cam chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được mấy quả cam ?
- Các số 8 , 4, 2 được coi là số gì ?
- Vậy thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 ta được thương là số tự nhiên , nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện như vậy .
* Trường hợp thương là phân số
- Nêu tiếp : 3 cái bánh chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 em.
 - Ghi bảng : 3 : 4 = 
- Trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8:4 = 2 ?
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương 
Kết luận :
 Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia , mẫu số là số chia .
* Thực hành
Bài 1
- Cả lớp tự làm bài – sau đó chữa bài trước lớp.
- Nhận xét bài làm HS .
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và bài mẫu .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm .
- Nhận xét – chữa bài – cho điểm HS.
- Gọi HS dưới lớp nêu kết quả làm của mình.
- Nhận xét tuyên dương HS .
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c đề bài phần a .
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nêu nhận xét câu b.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Tìm số tự nhiên x
a/ = b/ = 
- 3 HS thực hiện (Bình, Bảo, Trinh)
- Nêu : 8 : 4 = 2 (quả cam) .
Nhận xét : Là các số tự nhiên .
- Lắng nghe và nhớ .
- HS thảo luận để đi đến kết luận :
- Nêu : 3 : 4 = (cái bánh) 
- Thương trong phép chia 8 : 4 = 2 là 1 số tự nhiên , còn thương trong phép chia 3 : 4 = là phân số .
* số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương .
- 2 HS nhắc lại .
- 2 HS lên bảng làm .
- Lớp tự làm bài – nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc to .
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
- 1 HS lên bảng làm .
- Nhận xét – bổ sung ( nếu có ).
- HS nêu miệng kết quả làm của mình .
-1 HS đọc to y/c bài phần a ) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- Làm bài theo mẫu. 
- 1 HS lên làm trên bảng .
- 2 HS đọc to nhận xét .
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể:Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN- VN trong câu.
- Thực hành viết được 1 đoạn văn có dùng kiểu câu: Ai làm gì? 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:
- Đặt 2 câu có chứa tiếng “tài” (có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường - hoặc tiền của )
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc y/c đoạn văn. 
- Y/c HS đọc thầm –trao đổi nhau tìm các câu kể. 
- Gọi HS trình bày.
+ Dán bảng 2 tờ phiếu ; mời 2 em đánh dấu trước các câu kể . 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn .
* Nhận xét –kết luận lời giải đúng
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Y/c HS tự làm bài .
+ Mời 2 em lên bảng xác định CN , VN của các câu đã viết trên phiếu .
- Gọi HS nhận xét bài bạn .
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Nhắc HS viết ngay vào thân bài , kể công việc cụ thể của từng người – không viết cả bài . Khi kể các em chú ý tránh lặp từ bằng cách thêm một số từ nối – 1 số nhận xét . Trong đoạn phải có 1số câu kể Ai làm gì ?
+ Công việc trực nhật của em gồm những công việc gì 
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Phát giấy khổ to cho 3 HS ( giỏi , khá, tr.bình ).
- Y/c HS làm vào giấy dán bài lên bảng .
–Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu có ).
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình làm .
* Nhận xét – cho điểm những HS viết tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa tốt về viết lại đoạn văn.
- 3 HS thực hiện, mỗi HS đặt 2 câu theo 2 nghĩa của tiếng “tài”.(Hưng, Quý, Huy)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 em đọc nội dung BT . Cả lớp theo dõi 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? 
- 2 HS lên bảng ghi câu kể Ai làm gì ?
 + Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
 + Một số chiến sĩ thả câu.
 +Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo .
 + Cá heo gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui
- HS khác nhận xét –chữa bài ( nếu có ).
- 1 HS đọc to y/c .
- Làm bài cá nhân , đọc thầm từng câu , xác định CN – VN trong mỗi câu rồi đánh dấu // phân cách 2 bộ phận ; sau đó gạch 1 gạch dưới CN , 2 gạch dưới VN .
- 2 HS lên thực hiện trên phiếu:
+ Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa .
 + Một số chiến sĩ // thả câu.
 + Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát , thổi sáo .
 + Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Lắng nghe để thực hiện .
+ lau bảng , quét lớp , kê bàn ghế , lau cửa sổ , đổ rác , 
- Cả lớp viết đoạn văn .
- 3HS thực hiện vào giấy . 
- Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài ở bảng , đọc kết quả 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết , nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ? .
- Cả lớp nhận xét .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 21: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Học sinh biết kể lại tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện . . . các em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa . . .
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe các bạn kể; nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Rèn thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số chuyện viết về người có tài.
- Dàn bài kể chuyện ghi sẵn bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS kể câu chuyện: “ Bác đánh cá và gã hung thần ”
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn kể chuyện 
a/. Tìm hiểu đề bài 
 - Gọi HS đọc đề bài ..
 - GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , hoặc được đọc , người có tài .
- Gọi HS đọc gợi ý 1-2 trong SGK ?
+ Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là người có tài ?
+ Các em hãy giới thiệu với các bạn về nhân vật mình kể với những tài năng đặc biệt của họ cho các bạn cùng biết ?
- Lưu ý HS :
 Những câu chuyện các em kể ngoài SGK sẽ được đánh giá cao và cộng thêm điểm.
- Gọi HS đọc gợi ý 3 .
- Nêu các tiêu chí đánh giá :
 + Ndung đúng chủ đề : 4 điểm.
 + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm.
 + Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ : 1 điểm.
 + Nêu đúng ý nghĩa truyện : 1 điểm .
 + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn : 1 điểm.
b / HS thực hành kể chuyện .
- Dán dàn ý kể chuyện ở bảng .
- Nhắc HS : Cần kể có đầu , có cuối.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm đôi .
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm kể chuyện.
- Gợi ý HS các câu hỏi :
HS kể hỏi :
 + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ?
 + Chi tiết nào trong truyện làm bạn khâm phục nhất ?
 + Qua câu chuyện , bạn học được điều gì ở nhân vật ?
HS nghe kể hỏi :
 + Qua câu chuyện ,bạn muốn nói với các bạn điều gì?
 + Bạn sẽ làm gì nếu có tài như nhân vật bạn kể?
- Tổ chức HS thi kể chuyện .
* Nhận xét - bình chọn HScó truyện hay nhất ; kể tự nhiên , hấp dẫn nhất .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe.
- 1 HS kể ( Linh).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 em đọc đề bài 
- 1 HS đọc to gợi ý , lớp theo dõi trong SGK.
+ Những người có tài năng sức khoẻ , trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài trí của mình phục vụ đất nuớc thì được gọi là người có tài 
- Một số em tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện của mình . Nói rõ câu chuyện kể về ai , tài năng đặc biệt của nhân vật , em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động nhóm, cá nhân .
- 1 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện .
- Lắng nghe.
- Từng cặp kể chuyện , trao đổi ý nghĩa truyện .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
Ngày soạn: Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013
LỊCH SỬ
Tiết 20: Chiến thắng Chi Lăng
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nắm được 1 số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn 
- Diễn biến trận Chi Lăng.
- Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần )
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần ?
+ Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
- GV nhận xét, cho điểm
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Tìm hiểu Ải Chi Lăng - bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
 - GV yêu cầu HS đọc sách, thảo luận nhóm 2, trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng :
 - Treo lược đồ trận Chi Lăng – yêu cầu HS quan sát khung cảnh trận và cho biết :
 + Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào ?
 + Thung lũng có hình gì ?
 + Hai bên thung lũng là gì ?
 + Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
 + Theo em với địa hình như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại cho địch ntn ?
* Tổng kết ý chính và giảng thêm :
 Chính tại Ải Chi Lăng , năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống , Sau gần 5 thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi , quân dân ta lại giành chiến thắng vẻ vang ở đây.
2.2. Trận Chi Lăng 
- Gọi HS đọc bài trong SGK – quan sát lược đồ.
- HS thảo luận nhóm 4 –dựa theo nội dung và lược đồ và trả lời các câu hỏi sau :
- Treo câu hỏi gợi ý lên :
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào? 
+ Kị binh của quân ta đã làm gì khi quân Minh đến trước Ải Chi Lăng ?
+ Trước hành động của quân ta , kị binh của giặc đã làm gì ?
+ Kị binh của giặc thua như thế nào? 
+ Bộ binh của giặc thua như thế nào ?
- Tổ chức cho HS thuật lại được diễn biến trận Chi Lăng.
- Cho HS trình bày .
- Gọi HS khá trình bày lại diễn biến trận Chi Lăng?
2.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài trong SGK .
- HS thảo luận nhóm đôi và cho biết :
 + Kết quả của trận Chi Lăng ?
 + Theo em, vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng 
* GV tóm ý và nêu ý nghĩa: Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang , mưu đồ cứu viện Đông Quan của nhà Minh bị tan vở . Quân Minh phải đầu hàng , rút về nước , nước ta độc lập , Lê Lợi lên ngôi vua mở đầu thời Hậu Lê.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ /46.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tập thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
- 3 HS thực hiện (Huyền, An, Đình)
- Hoạt động nhóm.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đọc bài, quan sát lược đồ.
- Hoạt động nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày .
-Nhóm khác nhận xét – bồ sung ý kiến .
- Vài em dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK .
- 2 HS cùng bàn trao đổi nhau 
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TOÁN
Tiết 98: Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Giúp học sinh nhận biết được kết quả của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số ( trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số ).
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a/ Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc ví dụ 1.
- Nêu ví dụ 1. Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- GV mô tả bằng hình cho HS rõ hơn .
- Nêu ví dụ 2 . Hướng dẫn để HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
+ và 1 quả cam , bên nào có nhiểu cam hơn . Hãy so sánh và 1 ?
* Vậy : Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 .
Ta viết : > 1 
- Hãy viết thương của 4:4 dưới dạng phân số và STN .?
- = 1 . Hãy so sánh tử số và mẫu số ?
* Vậy : Những phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
 - Hãy so sánh 1 và quả cam và so sánh tử số và mẫu số ?
 < 1
* Vậy : Những phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đóbé hơn 1.
b/ Thực hành 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Cho HS làm vào bảng con .
* Nhận xét bảng HS viết .
+ Khi viết thương của một phép chia dưới dạng phân số thì tử số là số nào? mẫu số là số nào?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Cho HS làm vào SGK .
* Nhận xét bảng HS viết .
Bài 3: 
- Gọi HS đọc y/c bài .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở .
* Quan sát giúp đỡ HS làm còn lúng túng .
* Chấm 1 số vở và nhận xét .
+ Phân số có tử số và mẫu số như thế nào thì lớn hơn, bằng hoặc bé hơn 1?
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
7 : 5, 18 : 12, 3 : 7, 9 : 11, 23 : 24
2/ So sánh các phân số sau đây với 1:
, , , , 
- 2 HS thực hiện (Danny, Trường)
- 1 HS đọc to ví dụ 1.
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam 
 Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần ; Như vậy , ăn tất cả 5 phần hay quả cam .
- Quan sát hình GV mô tả .
- Đọc ví dụ 2 .
* HS tự nêu cách giải quyết vấn đề .
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam .
- HS nhận biết :
 quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người . 
Ta có : 5 : 4 = .
 quả cam gồm 1 quả cam và quả cam , do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam . 
- 4 : 4 = = 1
- Nêu : Phân số có tử số bằng mẫu số .
- Nêu tiếp : Phân số có tử số bé hơn mẫu số .
 phân số đó bé hơn 1 .
-1 HS đọc to y/c .
- Lớp làm làm vào bảng con .
- Trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc to y/c .
- Lớp làm làm vào SGK.
- 1HS đọc to y/c bài .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 40: Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: trang trí, tỏa ra, vũ công, nhảy múa, nổi bật, săn bắn, quê hương 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ca ngợi trống đồng Đông Sơn, ca ngợi những hoa văn trang trí trên trống đồng thể hiện vẻ đẹp đầy tính nhân bản của nền văn hóa Việt cổ xưa.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc thể hiện cảm hứng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi trong bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Gọi HS đọc thầm bài và chia đoạn.
- Thống nhất cách chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ). 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 , lớp đọc thầm theo , trao đổi với nhau trả lời câu hỏi :
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? ( HS yếu):
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
- Giảng bài : Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của dân tộc . Nó thể hiện nét văn hóa từ ngàn xưa của ông cha ta .Sự đa dạng của trống đồng với những hoa văn đặc sắc được trang trí đã thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân thời đó .
- Gọi HS đọc tiếp đoạn 2 – lớp cùng đọc thầm theo –trao đổi nhau trả lời câu hỏi :
 + Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?
 + Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người VN ta ?
- Vậy nội dung bài nói lên điều gì ?
- Chốt ý đúng và ghi lên bảng: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn phong phú đa dạng với hoa văn rất đặc sắc , là niềm tự hào chân chính của người Việt nam.
* Đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài .
- Treo bảng đoạn luyện đọc đoạn :
 Nổi bật ..nhân bản sâu sắc .
+ Đọc mẫu đoạn văn 
-Cho HS luyện đọc.
* Nhận xét –tuyên dương HS đọc tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc.
- 4 HS thực hiện (Ngọc, Khánh).
- 1 HS thực hiện (Ngọc)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Đọc thầm bài và chia đoạn:
+ Đoạn 1 : Niềm tự hào hươu nai có gạc .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to. Lớp đọc thầm theo , cùng trao đổi nhau trả lời câu hỏi .
+ . Đa dạng cả về hình dáng , kích cỡ lẫn phong cách trang trí , sắp xếp hoa văn 
+ .. Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh , hình tròn đồng tâm , hình vũ công nhảy múa , chèo thuyền , hình chim bay , hươu nai có gạc 
- Lắng nghe và nhớ .
- 1 HS đọc đoạn còn lại .lớp theo dõi trong SGK.Trao đổi nhau cùng trả lời câu hỏi .
+ Lao động , đánh cá , săn bắn , đánh trống , thổi kèn , cầm vũ khí bảo vệ quê hương , tưng bừng nhảy múa, mừng chiến công , cảm tạ thần linh , ghép đôi nam nữ 
+Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn . Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ , hòa mình với thiên nhiên ; con người nhân hậu ; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc , ấm no .
- ..Trống đồng Đông Sơn đa dạng , hoa văn trang trí đẹp , là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa , là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời , bền vững . 
 - HS khác bổ sung nhận xét .
- Lần lượt từng HS trả lời 
- 1HS lặp lại .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài .
- Lắng nghe .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 39: Miêu tả đồ vật – Kiểm tra viết 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh 1 bài văn miêu tả đồ vật.
- Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết luận).
- Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ đồ vật trong SGK.
- Giấy, bút làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Hoạt động cơ bản
HS viết bài kiểm tra 
- Gọi HS đọc dàn ý trên bảng :
Mở bài : Giới thiệu đồ vật định tả ?
Thân bài : 
 + Tả bao quát toàn bộ đồ vật ( hình dáng , kích thứơc , màu sắc , chất liệu , cấu tạo ,..)
 + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể kết hợp thể hiện tình cảm thái độ của người viết với đồ vật).
Kết bài : Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả .
- Nhắc HS :
 + Các em nên viết bài theo cách mở bài gián tiếp 
hoặc kết bài mở rộng , lập dàn ý trước khi viết – viết nháp vào bài kiểm tra .
 + Các em có thể tham khảo những đoạn văn mà mình đã viết trước đó .
- Cho HS thực hành viết bài . 
- Thu bài làm của HS.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về quan sát những đổi mới nơi mình sinh sống để giới thiệu với các bạn.
- 2 HS đọc to .
- Cả lớp làm bài .
- Lắng nghe và ghi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc