Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 2 - Năm học 2012-2013
TẬP ĐỌC
Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ
(trang 146 - 147)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
3. Thái độ: HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- SGK, trình chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 8 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 71: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 (trang 80) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 2. Kĩ năng: Áp dụng để tính nhẩm 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Hát * Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. * Giới thiệu bài mới 2. Hoạt động cơ bản * Trường hợp số bị chia và số chia tận cùng có một chữ số 0 MT: giúp HS nắm được quy tắc chia PP: động não, đàm thoại, thực hành +Yêu cầu HS thực hiện phép tính 320 : 40 theo quy tắc một số chia một tích + GV chọn cách thuận tiện nhất 320: 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 + Yêu cầu HS nhận xét kết quả 320 : 40 và 32 : 4 320 : 40 = 32 : 4 + Nhận xét về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) - Yêu cầu HS + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia và số bị chia. + Thực hiện phép chia: 32 : 4 = 8 - Khi đặt tính theo hàng ngang , ta ghi : 320 : 40 = 8 * Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. MT: giúp HS nắm được quy tắc chia PP: động não, đàm thoại, thực hành. + Tiến hành tương tự với phép tính 32000 : 400 Hướng dẫn HS rút ra quy tắc: - Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. * Thực hành MT : giúp HS làm các bài tập. PP : động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + HS làm bài cá nhân => sửa bài Bài tập 2: + Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết . Bài tập 3: + Hướng dẫn HS tóm tắt và giải. 3. Hoạt động nối tiếp Tính giá trị của biểu thức: ab000 : ab0 - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi. HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS thực hiện các phép tính theo nhiều cách 320 : ( 8 x 5 ) 320 : ( 10 x 4 ) 320 : ( 2 x 20 ) - 320 : 40 = 32 : 4 - Gấp 10 lần 320 40 0 8 32000 400 80 0 - Rút ra quy tắc - Một số HS nhắc lại quy tắc. HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS làm bài - Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở - HS nêu tóm tắt - HS giải và sửa bài . - HS thi đua - Làm vở nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP ĐỌC Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ (trang 146 - 147) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. 3. Thái độ: HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ nội dung bài học. - SGK, trình chiếu câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Cho cả lớp hát một bài. * KTBC: + Yêu cầu HS đọc nối tiếp và trả lời các câu hỏi trong bài Chú Đất Nung - Nhận xét và cho điểm HS. * Giới thiệu bài. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc. MT: giúp HS đọc đúng bài văn PP: trực quan, giảng giải, thực hành . + Hướng dẫn phân đoạn: 2 đoạn: - Đoạn 1: 5 dòng đầu - Đoạn 2: còn lại + Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó + Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều. + Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài. MT: Giúp HS cảm thụ bài văn PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành. - Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ? - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ? - Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ GV chốt nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả bdiều mang lạn cho đám trẻ mục đồng. * Hướng dẫn đọc diễn cảm. MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn PP: Làm mẫu, thực hành. + Luyện đọc đoạn: Tuổi thơ tôi những vì sao sớm => Hướng dẫn tìm đúng giọng đọc => HS luyện đọc => Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn. 3.Hoạt động nối tiếp -Yêu cầu HS luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho toàn bài. - Cả lớp hát - 3 HS thực hiện (Khánh Linh, Thùy Anh) HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt . - HS luyện đọc trong nhóm - 2 HS đọc cả bài HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi. - Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ . HT: cá nhân,lớp. - HS luyện đọc - Thi đọc diễn cảm - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. CHÍNH TẢ Tiết 15: Cánh diều tuổi thơ (trang 147) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Cánh diều tuổi thơ”. 2. Kĩ năng: Tìm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu tr/ch hoặc vần hỏi/ngã 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học - Trình chiếu sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Trò chơi: Đố bạn. - Viết bảng con tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ât/âc. - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động cơ bản Hướng dẫn HS nghe– viết MT : giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn PP : trực quan, đàm thoại, thực hành . Tìm hiểu nội dung bài: + Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ khó: cánh diều, bãi thả, mềm mại, vi vu, trầm bổng, vì sao + Lưu ý HS cách trình bày Viết chính tả: + HS nghe - viết đoạn văn + Chấm, chữa 7 – 10 bài. + GV nhận xét chung bài viết của HS Hướng dẫn làm bài tập MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não, đàm thoại , thực hành Bài 2: + HS đọc bài tập 2a: tìm tên đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch + Tổ chức thi đua theo nhóm + Nhận xét, chữa bài => chấm điểm thi đua Bài 3: + HS đọc bài tập 3: miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi + Bốc thăm thứ tự lên miêu tả + Các nhóm nối tiếp trình bày + Theo dõi, bình chọn nhóm miêu tả tốt nhất 3. Hoạt động nối tiếp + Thi đối đáp tìm từ chỉ đồ chơi, trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi hoặc ngã. - Chơi trò chơi. - Viết bảng con. HT: cá nhân, lớp - 2 HS đọc, lớp đọc thầm - Luyện viết vào bảng con - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. HT: cá nhân, nhóm, lớp - Làm việc nhóm, ghi vào bảng phụ các từ tìm được - Trình bày => sửa bài - HS đem đồ chơi đã chuẩn bị ra thảo luận - Làm việc nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên miêu tả - Nhận xét về đồ chơi, trò chơi đã chuẩn bị và cách miêu tả. - HS tham gia LƯỢNG GIÁ HS viết sai dưới 3 lỗi: HS viết sai trên 3 lỗi: HS làm đúng các bài tập: ..& .. LỊCH SỬ Tiết 15: Nhà Trần và việc đắp đê ( trang 39 - 40) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc . 2. Kĩ năng: Nêu được những lợi ích từ việc đắp đê của nhà Trần 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt . II. Đồ dùng dạy học - Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho lớp hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em. * KTBC: - Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? - Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - Nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Tác hại của lũ lụt với đời sống con người MT: HS nắm được tác hại của lũ lụt đối với đời sống PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải - Sông ngòi ở nước ta như thế nào? - Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông . - Kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. => Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp . 2.2. Nhà Trần và việc đắp đê MT: HS biết sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải . - Hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. => Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê . - Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? 3. Hoạt động nối tiếp Tìm hiểu thêm về việc bảo vệ đê điều dưới thời Trần. - Cả lớp cùng hát - 2 HS trả lời ( Trần Hoàng, Mỹ Đình) HT: cá nhân, lớp - HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày - HS xem tranh ảnh HT: cá nhân, lớp - HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày - HS xem tranh ảnh - Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển . - Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Ngày soạn: Chủ nhật ngày 9 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 72: Chia cho số có hai chữ số (trang 81 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 2. Kĩ năng: Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật * Kiểm tra bài cũ. - Mời 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Trường hợp chia hết MT : HS biết cách đặt tính và tính PP : động não, đàm thoại, thực hành + Yêu cầu HS đặt tính và tính 672 : 21 a. Đặt tính. b.Tính từ trái sang phải . Lần 1 : Chia 67 chia 21 được 3, viết 3 Nhân 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 Trừ 67 trừ 63 bằng 4, viết 4 Lần 2 : Hạ Hạ 2 được 42 ; 42 chia 21 được 2, viết 2 2 nhân 1 bằng 2 viết 2; 2 nhân 2 bằng 4 viết 4; 42 trừ 42 bằng 0 viết 0 => Lưu ý HS mỗi lần chia thực hiện theo 4 bước: chia, nhân, trừ, hạ + Hướng dẫn HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. * Trường hợp chia có dư MT : HS biết cách đặt tính và tính PP : động não, đàm thoại, thực hành + Yêu cầu HS đặt tính và tính 779 : 18 + Yêu cầu HS nêu lại từng bước chia => Tiến hành như trường hợp chia hết + Gợi ý HS rút ra nhận xét: Số dư luôn nhỏ hơn số chia. * Thực hành MT : giúp HS làm các bài tập. PP : động não, đàm thoại, thực hành . Bài tập 1: + HS tự làm bài + Sửa bài => yêu cầu HS lần lượt nêu cách chia Bài tập 2: - Yêu cầu HS chon phép tính thích hợp . Bài tập 3: + Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết . 3. Hoạt động nối tiếp BTLT : Đặt tính rồi tính: 5633758: 76; 2633466 : 39; 74446798 : 45 - 2 HS lên bảng làm bài (Danny, An) HT: cá nhân, lớp - Đặt tính - Tính từ trái sang phải . 21 32 42 42 0 779 18 72 43 59 54 5 HT: cá nhân, nhóm, lớp - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - HS làm bài. - HS sửa bài. - HS tóm tắt và làm bài - HS sửa - Làm vào vở nháp. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 29: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi ( trang 147 - 148) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 2. Kĩ năng: Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. 3. Thái độ: HS yêu thích học TV, vận dụng các đồ chơi, trò chơi có ích vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Mời HS thi tìm từ tiếp sức * KTBC: - Câu hỏi có thể dùng vào mục đích nào? Cho VD. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản MT : giúp HS làm được các bài tập PP : trực quan, giảng giải, thực hành Bài tập 1: + Chia 6 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm tìm hiểu 1 tranh để nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh. + GV gợi ý mẫu GV chốt đáp án đúng: - Tranh 1: diều => thả diều - Tranh 2: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao => múa sư tử, rước đèn. - Tranh 3: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình, đồ chơi nấu bếp => nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình, nhà cửa, thổi cơm. - Tranh 4: màn hình, bộ xếp hình => điện tử, lắp ghép hình. - Tranh 5: dây thừng => kéo co. - Tranh 6: khăn bịt mắt => bịt mắt bắt dê Bài tập 2: + Lưu ý HS trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại GV nhận xét và chốt - Đồ chơi: bóng, quả cầu, kiếm, cầu trượt, que chuyền... - Trò chơi: đá bóng, đá cầu, dấu kiếm, cầu trượt, chơi chuyền... Bài tập 3: - Cho HS thảo luận 2 phút để trả lời các câu hỏi SGK. - HS thi đua làm bài tập câu a. GV chia làm 2 đội và HS lên đính các thẻ từ vào đúng cột theo yêu cầu - Thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi b, c. GV nhận xét và chốt => Các đồ chơi, trò chơi có hại: súng phun nước, đấu kiếm, súng cao su... Bài tập 4: + Yêu cầu HS tìm từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi GV nhận xét và chốt: Các từ: say mê, say sưa, đam mê, thích, ham thích, hào hứng... 3. Hoạt động nối tiếp Yêu cầu HS viết lại 3 câu trong bài Người tìm đường lên các vì sao và đặt câu hỏi cho những câu đó. - Thi đua tìm từ. - 2 HS nối tiếp trả lời (Khánh Hà, Quỳnh Anh) - HS đọc yêu cầu bài. - HS quan sát từng tranh và làm việc nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Tìm từ ngữ chỉ đồ chơi, trò chơi - Thảo luận nhóm => Trình bày + Đồ chơi: bóng, quả cầu, kiếm, cầu trượt, que chuyền... + Trò chơi: đá bóng, đá cầu, dấu kiếm, cầu trượt, chơi chuyền... + Chia 3 nhóm tìm theo 3 chủ đề câu a. + Thảo luận nhóm 4 câu b,c - HS giơ tay phát biểu - HS lắng nghe, ghi nhớ. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 15: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 148) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS kể lại được câu chuyện đã đọc hay đã nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu và trao đổi được với các bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện, yêu quý, giữ gìn đồ chơi. II. Đồ dùng dạy học - Một số truyện viết về những món đồ chơi yêu thích của các em . - Trình chiếu nội dung cần trao đổi qua câu chuyện. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn + Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Búp bê của ai ? + NX, cho điểm - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài MT: Giúp HS nắm và thực hiện đúng yêu cầu đề bài PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận + Yêu cầu HS gạch dưới những từ quan trọng của đề bài Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. + GV gợi ý cho HS kể 3 truyện đúng với chủ điểm - Trong 3 VD, chỉ có truyện Chú Đất Nung có trong SGK, 2 truyện kia ở ngoài SGK, HS phải tự tìm đọc. + Khuyến khích HS kể các câu chuyện đã sưu tầm được ngoài SGK. + Lưu ý HS: - Cần kết truyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi. - Với những truyện khá dài, có thể chỉ kể 1, 2 đoạn - Chia sẻ ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. * HS thực hành kể chuyện MT : HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện PP : Động não , đàm thoại , thực hành + Kể chuyện nhóm đôi + Thi kể trước lớp + GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng + Viết tên những HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chơi trò chơi. - 2 HS kể ( Tường Vy, Bảo Trường) HT: cá nhân, nhóm, lớp. - Đọc đề bài - Gạch dưới từ quan trọng - HS quan sát tranh minh họa các câu chuyện: Chú lính chì dũng cảm, Võ sĩ Bọ Ngựa, Chú Đất Nung - HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện em định kể. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. HT: cá nhân, nhóm, lớp. - HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất. -HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc