Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 5 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số

(trang 69)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có hai chữ số .

 - Hiểu tích riêng thứ nhất và thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.

2. Kĩ năng: Biết đặt tính và tính để nhân với số có hai chữ số.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 5 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số
(trang 69)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách nhân với số có hai chữ số .
 - Hiểu tích riêng thứ nhất và thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
2. Kĩ năng: Biết đặt tính và tính để nhân với số có hai chữ số. 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Giới thiệu cách đặt tính và tính
MT: HS biết cách đặt tính và tính
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ Yêu cầu HS thực hiện phép tính 36 x 23 = ?
+ Hướng dẫn cho HS: 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3 )
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 = 828
+ Hướng dẫn HS cách đặt tính theo hàng dọc: vừa thực hiện vừa nêu cách làm
 36 
 x 23
 108 108 là tích của 36 và 3 
 72 72 là tích của 36 và 2 chục => 72 chục
 828
Cho HS ghi tiếp vào vở các tên gọi:
+ 108 là tích riêng thứ nhất.
+ 72 là tích riêng thứ hai.( viết lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất )
+ HS áp dụng thực hiện các phép tính: 45 x 17, 62 x 13
2.2. Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Lưu ý HS cách đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.
Bài tập 2:
- Hướng dẫn học sinh thay các giá trị chữ a rồi mới tính kết quả
Bài tập 3:
+ HS tự làm và chữa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
BTLT: Đặt tính rồi tính:
45 x 25; 64 x 43; 85 x 25; 65 x 54
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Đăng, Phú Quý), lớp chú ý sửa bài.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, lớp
- HS tự đặt tính rồi tính.
- HS tập tính váo nháp
- HS viết vào vở nháp, vài HS nhắc lại.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài cá nhân
- 4 HS lên bảng tính.
- HS làm bài
- HS sửa bài. Đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài
- HS sửa bài
- Làm bài vào vở nháp.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 24: Tính từ (tt)
( trang 123 - 124)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được 1 số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
2. Kĩ năng: Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
3. Thái độ: Sử dụng tính từ trong giao tiếp và văn viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
+ Tìm từ nói lên ý chí- nghị lực của con người. Đặt câu.
+ Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Nhận xét
MT: giúp HS nhận biết các mức độ của đặc điểm, tính chất
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1 :
mức độ trung bình – tính từ trắng.
 mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
GV chốt: có thể tạo ra mức độ cho TT bằng cách tạo ra từ láy hoặc từ ghép
Bài tập 2:
a) Thêm từ rất vào trước tính từ trắng -> rất trắng.
b) Tạo ra phép so sánh với các từ hơn -> trắng hơn 
c) Tạo ra phép so sánh với các từ nhất -> trắng nhất.
GV chốt: có thể tạo ra mức độ cho TT bằng cách ghép với rất hoặc dùng phép so sánh.
* Ghi nhớ
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
+ Có 3 cách để thể hiện mức độ của tính chất, đặc điểm.
* Luyện tập 
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1: 
+ Thảo luận nhóm 4 => viết bảng phụ những từ ngữ biểu thị mức độ, đặc điểm, tính chất trong đoạn văn.
GV chốt lời giải đúng: thơm đậm và ngọt, đi rất xa, thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS kết hợp tự điển làm bài
- Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ chót, đỏ thắm, đỏ chói, đỏ hồng,...
- Cao: cao cao, cao vút, cao vời vợi, rất cao, cao quá, cao nhất, cao như núi,...
- Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui như hội, mừng vui, vui lắm...
Bài tập 3:
- Đặt câu với từ ở bài tập 2
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS tìm 5 tính từ và đặt câu với mỗi tính từ đó.
- Nối tiếp nhau tìm từ.
- 2 HS thực hiện (Hải Đăng, Đặng Quý)
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài
- Làm việc cá nhân, nêu ý kiến
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS nhận xét, bổ sung từ mới.
- Làm việc cá nhân.
- HS nêu câu của mình đặt để các bạn nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_thu_5_nam_hoc_2012_2013.doc