Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)
TẬP ĐỌC
VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời
b. Năng lực văn học:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
c. Nội dung tích hợp:
GD KNS: Biết đặt mục tiêu để phấn đấu trong học tập và cuộc sống.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng ý chí vươn lên trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:Thiết bị phòng học thông minh
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời b. Năng lực văn học: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. - Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. c. Nội dung tích hợp: GD KNS: Biết đặt mục tiêu để phấn đấu trong học tập và cuộc sống. * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng ý chí vươn lên trong cuộc sống II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên:Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: (5p) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện: Đọc thuộc và nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ trong bài - Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh họa và TLCH: + Em biết gì về nhân vật trong tranh minh họa? 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: *Mục tiêu: nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn - HS đọc nối tiếp: + Lần 1: sửa phát âm. + Lần 2: giải nghĩa từ. + Em hiểu Người cùng thời có nghĩa là như thế nào? + Trong câu văn Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí. Em hiểu trắng tay có nghĩa là gì? +Em hiểu độc chiếm có nghĩa là thế nào? - Hướng dẫn đọc câu dài + Lần 3: nhận xét, đánh giá. - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu - Chia đoạn: + Đoạn 1: Bưởi mồ côi đến ăn học. + Đoạn 2: Năm 21 tuổi ...không nản chí. + Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi đến Trưng Nhị. + Đoạn 4: Phần còn lại. - Đọc đúng: quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,... - Chú giải. - Chú ý câu: + Bạch Thái Bưởi các đường sông miền Bắc. + Trên mỗi chiếc tàu, tiếp sức cho chủ tàu. Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. *Phương pháp: động não, thảo luận nhóm *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Học sinh đọc thầm đoạn 1,2: + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? + Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi làm gì? + Chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? + HS nêu ý đoạn 1,2? +Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải vào thời điểm nào? + Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài? +Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh là gì? * Học sinh đọc đoạn 3,4: + Em hiểu thế nào là một bậc “anh hùng kinh tế”? + Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? GV: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà là trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh. + Liên hệ những nhà kinh doanh giỏi ở địa phương và đất nước. + Nêu ND chính toàn bài . * Bạch Thái Bưởi là người có ý chí: - Mồ côi, bán hàng rong àđược làm con nuôi và cho ăn học - Trải đủ mọi nghề: thư ký, buôn - Có lúc mất trắng tay nhưng anh không nản chí - Khơi dậy lòng tự hào dân tộc + ....Những con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. + Cho người đến các bến tàu diễn thuyết, trên các tàu dán dòng chữ “người ta thì đi tàu ta” + Khách đi tàu ngày càng đông, các chủ tàu phải bán lại tàu cho ông, ông mua xưởng sửa chữa tàu * Sự thành công của Bạch Thái Bưởi: - Người lập nên nhiều thành tích phi thường trong kinh doanh - ý chí, nghị lực và sự tài giỏi trong kinh doanh * Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. 3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài - *Phương pháp: thực hành, làm mẫu *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - 4 học sinh đọc nối tiếp bài. + Nêu giọng đọc toàn bài - GV hướng dẫn đọc đoạn 3 + GV treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc + Học sinh luyện đọc theo cặp. + Thi đọc diễn cảm + Nhận xét, bình chọn tuyên dương bạn đọc tốt nhất. - Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi. - Đoạn 3: Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, có lúc trắng tay, Bưởi vẫn không nản chí. * Tiêu chí: + Đọc đã trôi chảy chưa? + Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa? + Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không? 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế. *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên gợi mở: +Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? +Em biết những tấm gương có ý chí nghị lực nào? +Em đã làm được những việc gì thể hiện mình là người có ý thức vượt khó trong học tập? - Học sinh phát biểu - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Qua bài tập đọc, em học được ở Bạch Thái Bưởi ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Nguyễn Ngọc Kí, Lê Duy Ứng, - VD về việc rèn chữ, luyện giải toán, rèn đọc diễn cảm. 5. Củng cố, dặn dò: (1 phút) - Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực mô hình hoá toán học: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng giải các bài tập có liên quan. - Rèn kĩ năng vận dụng nhân một số với một tổng để tính nhanh, tính nhẩm. * Năng lực chung: - Năng lực năng lực tự chủ - tự học 2. Phẩm chất: - GD HS tính chính xác, tư duy toán học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: Sách, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: (5 phút ) Trò chơi: Xì điện - GV phổ biến luật chơi, cách chơi 1m2 = ............dm2 100dm2 = .....m2 400dm2 = ........m2 2110m2 = ........dm2 15m2 = ......cm2 10000cm2 =.........m2 - GV giới thiệu vào bài 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: HS hiểu được cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. *Phương pháp: động não, vấn đáp *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành - GV ghi bảng: - GV yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. + Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau? - GV nêu: Vậy: 4 ( 3 + 5) = 4 3 + 4 5 - GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng và biểu thức bên phải dấu bằng và nêu câu hỏi: +Biểu thức bên trái dấu bằng gồm mấy thừa số? +Thừa số thứ nhất là mấy? +Thừa số thứ hai là gì? +Biểu thức bên phải dấu bằng gồm mấy số hạng? +Mỗi số hạng là gì? * Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm thế nào? - GV: Gọi số đó là a, tổng là (b + c) Hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b + c) * Khi thực hiện tính giá trị biểu thức này ta còn cách tính nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó? - GV nêu: Ta có a ( b + c) = a b + a c *Khi nhân một số với một tổng làm như thế nào? 1. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. 4 ( 3 + 5) và 4 3 + 4 5 4 (3 + 5) = 4 8 = 32 4 3 + 4 5 = 12 + 20 = 32 + Giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau + Gồm 2 thừa số + Là 4 + Là 1 tổng + Gồm 2 số hạng + Là 1 tích + Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại. a (b + c) a b + a c + Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. 2. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. *Phương pháp: thực hành, vấn đáp *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài, + nhận xét đúng sai, + giải thích cách làm + Nếu a= 4, b = 5, c= 2 thì giá trị biểu thức a x ( b + c) và a x b + a x c như thế nào với nhau? + Thống nhất KQ. + Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm như thế nào? *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu bài, phân tích mẫu. - HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài , + giải thích cách làm + Nhận xét đúng sai + Trong 2 cách trên , cách nào thuận tiện hơn, vì sao? + Đổi chéo vở kiểm tra. + Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách em áp dụng quy tắc nào? *Kết luận: Vận dụng linh hoạt các tính chất của phép nhân và phép cộng để tính thuận tiện *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài, + Nhận xét đúng sai, + Một HS đọc, cả lớp soát bài. + Khi thực hiện nhân một tổng với một số ta có thể làm như thế nào? *Kết luận: - Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó. Bài tập 1/66: . Tính giá trị của biểu thức: a b c a x( b + c) a x b+ a x c 4 5 2 4 x (5+2) = 8 4 x5 +4 x 2 28 3 4 5 3 x (4+5) = 27 3 x4 + 3 x 5=2 6 2 3 6 x (2+3) = 30 6 x2 + 6 x 3=30 Bài tập 2/ 66: a.Tính bằng hai cách: C1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360 C2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 C1: 207 x ( 2 + 6) = 207 x 8 = 1656 C2: 207 x ( 2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6 = 414 + 1242 = 1656 b. Tính bằng hai cách ( theo mẫu): C1 : 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500 C2 : 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x ( 38 + 62) = 5 x 100 = 500 C1 : 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 = 1350 C2 : 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x(8+2) = 135 x10 = 1350 Bài 3/67: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhân một số với số có 2, 3 chữ số *Phương pháp: trò chơi *Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - HS đọc đề bài, phân tích mẫu. - HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài, + Nhận xét đúng sai. + giải thích cách làm + HS đổi chéo chấm bài, báo cáo kết quả. + Bài tập 4 em đã áp dụng kiến thức đã học nào để làm bài? *Kết luận: tính chất nhân một số với một tổng Bài 4/67: áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính (theo mẫu): a. 26 x 11 = 26 x ( 10 + 1) = 26 x 10 + 26 = 260 + 26 = 286 35 x 101 = 35 x ( 100 + 1) = 35 x 100 + 35 = 3500 + 35 = 3535 b. 213 x 11 = 213 x ( 10 + 1) = 213 x 10 + 213 = 2130 + 213 = 2343 123 x 101 = 123 x ( 100 + 1) = 123x 100 + 123 = 12300 + 123 = 12423 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút + Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào? - Nhận xét tiết học, - Chuẩn bị bài sau IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHÍNH TẢ NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn. - Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa. b. Năng lực văn học: - Hiểu nội dung bài viết c. Nội dung tích hợp: GD QP và AN: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh:Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (3 phút ) - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ - 2 HS lên bảng thi viết các từ: sức sống, lối sang - Giáo viên nhận xét, đánh giá - GV dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. *Phương pháp: vấn đáp, động não *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm. + Đoạn văn viết về ai? Ông là người như thế nào? +Khi bị thương nặng Lê Duy Ứng đã làm gì? +Hoạ sĩ Lê Duy Ứng đã có những thành công lớn lao nào? + Qua câu chuyện em thấy Lê Duy Ứng là người như thế nào? +Em học tập được điều gì ở Lê Duy ứng? - HS tìm và luyện viết từ khó trong bài. *Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp - Nghị lực của anh hoạ sĩ- thương binh nặng Lê Duy Ứng. - Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình. + Có hơn 30 triển lãm tranh, tượng, 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia, quốc tế... - Lê Duy ứng là người giàu nghị lực, có tài năng. - Em học tập ở Lê Duy Ứng đức tính giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống. -Từ ngữ: Sài Gòn, triển lãm, trân trọng, giải thưởng. 3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: * Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Phương pháp: thực hành *Thời gian: 18 phút * Cách tiến hành: - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - Cho học sinh tự soát lại bài của mình . - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS 4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: * Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng ch/tr *Phương pháp: thực hành, *Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu bài . - 1 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT. - HS đọc bài làm. Nhận xét, chữa bài. - HS đọc lại câu chuyện. Bài 2: Điền tr/ ch: - Trung Quốc, chín mươi, trái núi, chắn, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng, trời, trái núi. 5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) - Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết: - Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất. - Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. b. Tìm hiểu lịch sử: - Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan c. Vận dụng lịch sử: - Chùa là công trình kiến trúc đẹp. - HS kể được một số chùa thời Lý. d. Nội dung tích hợp: * GD BVMT: Vẻ đẹp của chùa, BVMT về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, ý thức bảo vệ các di tích lịch sử. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, VBT ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động: (3 phút ) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên. + Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? + Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? - Giới thiệu bài 2. Hoạt động khám phá: * Mục tiêu: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý. *Phương pháp: động não, quan sát *Thời gian: 20 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - HS đọc SGK từ Đạo phật ... rất thịnh đạt + Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ, có giáo lý như thế nào? + Tại sao ND ta lại tiếp thu đạo Phật? + Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất? *Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kién phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. * Hoạt động cả lớp: - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì? KL: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của làng xã. 1.Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác: - Từ rất sớm, khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn,... - Đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta... - Nhiều vua đã từng theo đạo Phật - Nhân dân theo đạo phật rất đông - Rất nhiều chùa được xây dựng 2. Vai trò của chùa thời Lý: - Chùa là nơi tu hành của các nhà sư - Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật - Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã 3. Hoạt động luyện tập: *Mục tiêu: - Học sinh mô tả được đặc điểm của chùa thời Lý *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên giao việc: - GV cho HS quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lí(chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng,...), Học sinh mô tả vẻ đẹp của một vài chùa thời Lí tiêu biểu. - GV đưa hình ảnh chùa Keo, chùa Một Cột, tượng Phật A- di- đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. *GVBVMT : Chùa là công trình kiến trúc đẹp, là di sản văn hóa của cha ông ta...chúng ta cần có ý thức bảo vệ , giữ gìn di sản văn hóa của cha ông... 4. Hoạt động vận dụng *Mục tiêu: Học sinh liên hệ địa phương *Phương pháp: trình bày 1 phút *Thời gian: 8 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn liên hệ về chùa ở địa phương + Địa phương em có chùa nào? Hãy giới thiệu về ngôi chùa đó - Học sinh trình bày 1 phút trước lớp - Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. b. Năng lực văn học: - Rèn kỹ năng sử dụng từ được học vào học tập, sinh hoạt. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - Tích cực, chủ động trong học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển - Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Khởi động ( 5 phút) - Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: + Thế nào là tính từ, cho ví dụ. Đặt câu với VD vừa tìm được? - Giáo viên dẫn vào bài - Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa, hiểu nghĩa từ nghị lực. *Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, trò chơi *Thời gian: 20 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu bài. + Để xếp được các từ đã cho vào 2 nhóm trong bảng ta cần phải làm gì? +Em hiểu thế nào là chí thân? +Em hiểu thế nào là chí hướng? + Chí khí có nghĩa là như thế nào? +Chí công có nghĩa là như thế nào? - HS làm việc cá nhân, 2 HS làm phiếu. - Chữa bài : + HS trình bày bài làm, + nhận xét bổ sung bài của bạn trên bảng. + GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + HS đổi chéo bài kiểm tra. + HS nối tiếp nhau đặt câu với những từ vừa tìm được. Nhận xét câu đúng, hay. *Hoạt động cặp đôi: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS trao đổi cặp đôi, làm VBT. - HS trình bày, đặt câu với từ nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. + Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? +Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào? + Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ gì? - GV nhận xét, đánh giá. - HS tiếp nối đặt câu với từ nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. *Hoạt động cá nhân: - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm VBT, 1 HS làm phiếu. - HS đọc bài làm, nhận xét, chốt kq đúng. +Đoạn văn kể về ai ? +Nguyễn Ngọc Ký là người như thế nào ? +Em học tập được gì ở Nguyễn Ngọc kí ? *Hoạt động cặp đôi: - HS nêu yêu cầu bài. HS trao đổi về ý nghĩa của các câu tục ngữ - GV giải nghĩa đen cho HS. - HS trình bày,nhận xét,bổ sung. - GV nhận xét, kết luận ý nghĩa của từng câu tục ngữ. Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây thành 2 nhóm: + Chí thân: hết sức ( gần gũi, gắn bó) + Chí hướng: ý trí mạnh mẽ với dự định và quyết tâm lớn lao, nhằm đạt mục đích cao cả. + Chí khí: ý muốn mạnh mẽ quyết tâm không sợ khó khăn gian khổ. + Chí công: rất (công bằng, không thiên vị) a. Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất): Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công b. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí Bài tập 2: Ghi dấu x vào ô trống trước ý đúng nghĩa của từ “ nghị lực” +Dòng b: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn Bài tập 3: Điền từ vào chỗ chấm: - nghị lực – nản chí – quyết tâm – kiên nhẫn – quyết chí – nguyện vọng. + Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký + Có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. + Kiên trì, nhẫn nại Bài tập 4: Câu tục ngữ khuyên ta điều gì a. Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan . b. Khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng c. Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, ... 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng thực tế *Phương pháp: vấn đáp *Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên gợi mở : +Trong cuộc sống con người ta cần phải có đức tính gì? + Em hãy lấy VD chứng tỏ mình đã có ý chí vươn lên trong học tập? - Gv nhận xét, tuyên dương *Kết luận : Cần có ý chí trong mọi lĩnh vực, hoạt động - Con người cần có đức tính kiên trì, nhẫn nại - Gặp bài khó em không nản lòng, cố gắng tìm ra cách giải. 4. Củng cố, dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học, - Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1. 1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực mô hình hoá toán học: - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Biết giải bài toán và tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng giải các bài tập có liên quan. - Rèn kĩ năng vận dụng nhân một số với một hiệu để tính nhanh, tính nhẩm. 1. 2. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán, tích cực học tập.. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh -HS: SGK, vở viết, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Khởi động (5 phút ) - HS chơi trò chơi: Xì điện 900 x 10 = 68000 : 10 = 123 x 100 = 420 : 10 = 32 x 1000 = 2000 : 1000 = - GV chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: Nhận biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số *Phương pháp: động não, vấn đáp, thảo luận nhóm *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: - GV ghi bảng: 3 ( 7 - 5 ) và 3 7 - 3 5 + Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào? - Vậy: 3 ( 7 - 5 ) = 3 7 - 3 5 - GV chỉ biểu thức 3 ( 7 - 5 ) và nêu: 3 là một số, ( 7 - 5 ) là một hiệu. Vậy biểu thức bên trái dấu “=” là nhân một số với một hiệu và biểu thức bên phải dấu bằng là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. * Khi nhân một số với một hiệu ta có thể làm thế nào? - GV: Gọi số đó là a, hiệu là (b- c) hãy viết biểu thức a nhân với hiệu (b - c) - Biểu thức có dạng: a (b - c) là một số nhân với một hiệu, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó. -Yêu cầu HS nêu lại quy tắc(SGK) *Ta vận dụng tính chất nhân một số với một hiệu để làm gì? *Kết luận: Tác có thể vận dụng để tính thuận tiện 1. Giới thiệu quy tắc nhân 1 số với 1 hiệu: - Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: 3 x (7 - 5) và 3 x 7 – 3 x 5 Ta có: 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6 3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 Vậy: 3 x ( 7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 - Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể làn lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau. a x (b - c) = a x b - a x c a ( b - c) = a b - a c 3. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: - Học sinh tính giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. *Phương pháp: thực hành, làm mẫu *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài. + Bài tập yêu cầu gì? - GV treo bảng phụ, cho HS nêu bài làm mẫu và trình bày cách làm của bài mẫu. - HS làm cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài làm, + Nhận xét đúng sai. + giải thích cách làm? + Đổi bài kiểm tra + Nếu a = 3, b =7, c =3 thì giá trị của hai biểu thức như thế nào ? - GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại. + Như vậy giá trị của hai biểu thức a ( b - c) = a b - a c luôn như thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số? + Muốn nhân một số với một hiệu ta làm như thế nào? *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài, đọc bài mẫu và suy nghĩ phân tích mẫu. + Vì sao có thể viết: 26 x 9 = 26 x(10-1) ? - HS giải thích cách tính nhanh, nhận xét + Để tính nhanh 26 9 chúng ta tiến hành tách số 9 thành hiệu của ( 10 - 1), trong đó 10 là một số tròn chục.Khi tách như vậy, ở bước thực hiện tính chúng ta có thể nhân nhẩm 26 với 10, đơn giản hơn thực hiện 26 với 9. - HS làm cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài làm, + N/x đúng sai, + giải thích cách làm + thống nhất kết quả. GV: Bài tập 2 củng cố kiến thức gì? Bài 1/67: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu): a b C a x ( b - c) a x b – a x c 3 7 3 3 x ( 7 - 3) = 12 3 – 3 x 3 = 12 6 9 5 6 x ( 9 - 5) = 24 6 x 9 – 6 x 5 = 24 8 5 2 8 x ( 5 - 2) = 24 8 x 5 – 8 x 2 = 24 Bài 2/68: áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tính ( theo mẫu): a. 47 x 9 = 47 x (10 - 1) = 47 x 10 – 47 x 1 = 470 – 47 = 423 24 x 99 = 24 x (100 - 1) = 24 x 100 – 24 x 1 = 2400 – 24 = 2376 b. 138 x 9 = 138 x (10 - 1) = 138 x 10 – 138 x 1 = 1380 – 138 = 1242 123 x 99 = 123 x (100 - 1) = 123 x 100 – 123 x 1 = 12 300 – 123 = 12 177 4. Hoạt động vận dụng: *Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 3 phút *Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? +Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả chúng ta phải biết được gì? - HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài làm, + Nhận xét đúng sai. + Giải thích cách làm + Em áp dụng lý thuyết nào để làm bài toán theo hai cách? - GV chốt đáp án đúng, HS đổi chéo chấm bài, báo cáo kết quả. + Em đã áp dụng kiến thức nào để làm bài toán theo hai cách? *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài. - HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng. - Chữa bài: + Đọc bài làm, + Nhận xét đúng sai, + giải thích cách làm + Đổi bài kiểm tra + BT thứ nhất có dạng như thế nào? + Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? + Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ hai so với các số trong BT thứ nhất? + Muốn nhân một hiệu với một số ta làm như thế nào? *Kết luận: - Khi thực hiện nhân một hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và só trừ của hiệu với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau. Bài 3/68: Tóm tắt: Cửa hàng có : 40 giá để trứng Mỗi giá có: 175 quả Đã bán hết :10 giá trứng. Của hàng còn lại: . Quả trứng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc