Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

THỰC HÀNH (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

2. Kĩ năng

- Vận dụng biểu thị được độ dài của đoạn thẳng trên biểu đồ theo tỉ lệ biểu đồ

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT.

- HSKT đọc thuộc một số phép tính trong bảng nhân 7.

 II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Thước thẳng có vạch chia cm.

 

docx 37 trang xuanhoa 11/08/2022 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 31	
 Từ ngày tháng 4 đến ngày tháng 4 năm 2021
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Trang
Hai
Sáng
1
NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5
2
3
4
Chiều
1
2
3
 Ba
Sáng
1
Toán
Thực hành (tt)
2
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
3
Lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập
4
Â. nhạc
Chiều
1
Tập đọc
Ăng – co Vát
2
T. Anh
3
T. Anh
Tư
Sáng
1
K.chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
2
LTVC
Thêm trạng ngữ cho câu
3
Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật 
4
Địa lí
Biển, đảo, quần đảo
Chiều
1
Tin
2
Tin
3
M.thuật
Năm
Sáng
1
Toán
Ôn tập về số tự nhiên(TT)
2
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
3
LTVC
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
4
Đạo đức
Bảo vệ môi trường (tiết 2)
Chiều
1
T. Anh
2
T. Anh
3
Thể dục
Sáu
Sáng
1
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước
2
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
3
Khoa học
Động vật cần gì để sống?
4
Kĩ thuật
Lắp ô tô tải (tiết 1)
Chiều
1
Toán
 Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
2
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
3
Chính tả
Nghe – viết: Nghe lời chim nói
4
TD
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi: con sâu đo
 Ngày ..... tháng ..... năm 2021
 TỔ PHÓ KÍ DUYỆT
 Lê Thị Minh Phượng
Tuần 31
Ngày soạn: 26/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 5 năm 2021
Toán
THỰC HÀNH (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
2. Kĩ năng
- Vận dụng biểu thị được độ dài của đoạn thẳng trên biểu đồ theo tỉ lệ biểu đồ
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, làm bài tự giác
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT.
- HSKT đọc thuộc một số phép tính trong bảng nhân 7.
 II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Thước thẳng có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu cách đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất bằng thước dây
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Cố định 1 đầu thước tại điểm đầu tiên sao cho vạch của thước trùng với điểm đó
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm cuối
+ Đọc số đo tại điểm cuối
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: 
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Vận dụng biểu thị được độ dài của đoạn thẳng trên biểu đồ theo tỉ lệ biểu đồ
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
1. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ 
- Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400.
+ Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?
+ Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
+ Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
- Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400.
 2. Hướng dẫn làm các bài tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình
Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách vẽ
 Cá nhân - Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc VD
+ Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
+ Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
- Tính và báo cáo kết quả trước lớp: 
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là: 
2000: 400 = 5 (cm)
+ Dài 5 cm.
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
+ HS thực hành.
Cá nhân – Lớp
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu.
- Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ: 
+ Chiều dài bảng là 3 m.
+ Tỉ lệ bản đồ 1: 50
 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 50 là: 
300: 50 = 6 (cm)
- HS vẽ đoạn thẳng dài 6cm
Đáp án
+ Đổi 8m = 800cm; 6m = 600cm
+ Chiều dài phòng học trên bản đồ là:
800 : 200 = 4 (cm)
+ Chiều rộng phòng học trên bản đồ là:
600 : 200 = 3 (cm)
+ HS vẽ HCN có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
- Thực hành biểu thị độ dài trên bản đồ 
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Ôn tập về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó
2. Kĩ năng
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (a), bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT.
- HSKT đọc thuộc một số phép tính trong bảng nhân 7.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Viết theo mẫu: 
- Treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chữa, chốt đáp án
- Củng cố cách đọc, viết và cấu tạo STN
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
Đọc số
Viết số
Số gồm
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị.
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư.
160274
1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị.
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm
1237005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị.
Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi.
8004090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục.
b. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 3a (HSNK làm cả bài)
 - Gọi HS đọc và xác định YC bài tập.
+ Các em đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào?
- Chốt đáp án.
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì?
Bài 4:
a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị? Cho ví dụ minh hoạ.
b) Số tự nhiên bé nhất là số nào? Vì sao?
c)Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
Bài 2 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Lớp triệu gồm: hàng trăm triệu, chục triệu, triệu
+ Lớp nghìn gồm: hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn
+ Lớp đơn vị gồm: hàng trăm, chục, đơn vị
Đáp án: 
a) 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mưới tám. Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị,....
b) 103 => Giá trị của chữ số 3 là 3
 1379 => Giá trị của chữ số 3 là: 300
+ Phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số đó
Cá nhân – Lớp
a) 1 đơn vị. Ví dụ: số 231 kém 232 là 1 đơn vị và 232 hơn 231 là 1 đơn vị.
b). Là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0.
c). Không có số tự nhiên nào lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án:
Bài 2:
5794 = 5 000 + 700 + 90 + 4
20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2
190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9
Bài 5: 
a) 67 ; 68 ; 69 798 ; 799 ; 800
 999 ; 1000 ; 1001
b) 8 ; 10 ; 12 98 ; 100 ; 102
 998 ; 1000 ; 1002
c) 51 ; 53 ; 55 199 ; 201 ; 203
 997 ; 999 ; 1001
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
Lịch Sử
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu:
Học xong bài HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
- HSKT đọc đúng nội dung SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát
2. Bài cũ
 Gọi HS lên đọc bài học.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi:
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào
? Kinh đô được đóng ở đâu
? Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua nào
- Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long.
- Kinh đô đóng ở Phú Xuân – Huế.
- Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi 2 SGK.
? Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình
- GV nhận xét, kết luận.
HS: Các nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc
(GV bộ môn soạn giảng)
Tập đọc
ĂNG – CO VÁT
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài.
- HSKT đọc đúng nội dung SGK.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: 
Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát
2. Bài cũ
3. Bài mới
 HS: 2 – 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
a. GT bài
b. Luyện đọc
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
HS: Nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
c. Tìm hiểu bài
? Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ
? Khu đền chính đồ sộ như thế nào
? Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào
? Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp
- Bài có nội dung gì?
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
HS: xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỷ XII.
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m, có 398 gian phòng.
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong gạch vữa.
- Ăng-co Vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi .
* ND: Ca ngợi Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
d. Đọc diễn cảm
- GV h/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
HS: 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài 
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
_________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Ngày soạn: 26/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 5 năm 2021
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
- Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- HSKT biết lắng nghe lời bạn kể.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: 
- Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm.
- Phiếu viết dàn ý.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát.
2. Bài cũ
 Gọi HS kể lại truyện giờ trước.
- 2 HS lên kể và trả lời.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
*. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài:
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ quan trọng.
- GV dán dàn ý bài kể chuyện lên bảng.
*. HS thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
HS: 1 em đọc đề bài.
HS: 2 em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
HS: 1 em đọc lại.
HS: Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp.
- Nối tiếp nhau thi kể
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
 	* HS năng khiếu viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2).
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
- HSKT biết chữa một số bài theo gợi ý của cô.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu: Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành:
a. Nhận xét
Bài tập 1, 2, 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
+ So sánh 2 câu
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng.
 + Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?
- GV: Các bộ phận in nghiêng trong câu b gọi là trạng ngữ, có tác dụng bổ sung một ý nghĩa nào đó cho câu
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Yêu cầu lấy VD
Nhóm 2 – Lớp
+ Câu b thêm 2 bộ phận được in nghiêng. Đó là: Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này.
+ Nhờ đâu, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Vì sao I- ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
+ Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Tác dụng của phần in nghiêng trong câu: Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc ở CN và VN.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS M3, M4 lấy VD
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
* Cách tiến hành
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV HD: Để tìm thành phần trạng ngữ trong câu thì các em phải tìm bộ phận nào trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (GV gạch dưới trạng ngữ trong các câu văn trên bảng phụ): 
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Bài tập 2: 
- GV cùng HS chỉnh sửa các lỗi dùng từ, đặt câu
- Giúp đỡ HS M1+M2 đặt câu văn hoàn chỉnh.
 - HS M3+M4 viết câu văn giàu hình ảnh và có sử dụng biện pháp so sánh.
Nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo , mỗi năm, cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gia: Ngày xưa, Từ tờ mờ sáng, mỗi năm
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn: Trong vườn
Cá nhân – Lớp
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: 
- Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng, mẹ sẽ đánh thức con dậy nhé!
Em hào hứng quá, nằm trằn trọc mãi mới ngủ được. Sáng hôm sau, nghe tiếng gọi của mẹ là em bật dậy ngay. Chuyến đi thật vui và thú vị. Em được vui đùa, được thưởng thức nhiều hoa quả ngon trong vườn của ông bà. Em chỉ mong sẽ được ở đây chơi cả tháng.
- Tìm các trạng ngữ trong bài tập đọc Ăng-co Vát
- Đặt câu có 2, 3 trạng ngữ và nêu ý nghĩa mà từng trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho câu
6. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài, tập đọc bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
- HS kể được những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- HSKT đọc đúng nội dung SGK.
 	II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: - Hình 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
 - Không khí có vai trò gì đối với đời sống của thực vật.
2 HS lên bảng trả lời.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu:
- Nêu câu hỏi để HS trả lời:
? Kể tên những gì được vẽ trong hình
? Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống
HS: Quan sát H1 trang 122 SGK để trả lời câu hỏi.
- Vẽ một cái cây trồng trên đất, hồ nước, con bò ăn cỏ, ông mặt trời.
HS: Lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các – bô - níc, nước, ôxi và thải ra hơi nước, khí các – bô - níc, chất khoáng khác.
? Quá trình trên được gọi là gì
+ Bước 2: Các nhóm trả lời ® kết luận.
- Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
c. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn (trao đổi chất) ở thực vật
+ Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- GV chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS: Cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
HS: 3 – 4 em đọc lại.
- Các nhóm vẽ sơ đồ ra nháp và thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Địa lý
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu:
	- HS biết chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vinh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc 
	- Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của biển đảo và quần đảo của nước ta.
	- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
	- HSKT đọc đúng nội dung bài học.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
Hát
2. Bài cũ
 Gọi HS đọc bài học.
- 2 HS nêu bài học.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Vùng biển Việt Nam
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (theo cặp).
+ Bước 1: 
?Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta,
? Chỉ vinh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ
? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì
? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta
HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi câu hỏi sau:
- 1 vài em lên chỉ.
- Biển Đông bao bọc phần đất liền phía Đông Nam của nước ta.
- Có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông.
- Biển là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
c. Đảo và quần đảo
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ vào đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo
HS: Quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi.
- Đảo là một bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
- Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi (SGV).
- GV và cả lớp nhận xét.
=> Kết luận: (SGK).
- Ở phía bắc vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất.
- Dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tin học
(GV bộ môn soạn giảng)
Tin học
Giáo viên bộ môn dạy
Mĩ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
__________________________________________________________
Ngày soạn: 28/4/2021
Ngày dạy: Thứ ngày tháng 5 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu:HS ôn tập về:
1. Kiến thức
- Tiếp tục ôn tập về dãy số tự nhiên và một số tính chất của nó
2. Kĩ năng
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
3. Thái độ
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập.
- HSKT đọc thuộc một số phép tính trong bảng nhân 7.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Bài 1(2 dòng đầu – HS năng khiếu hoàn thành cả bài): 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách so sánh hai số tự nhiên có nhiều chữ số.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Củng cố cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 3
- HD tương tự bài 2
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 so sánh được các STN
Bài 4+ bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
Đáp án:
 989 < 1321
34 579 < 34 601
27 105 < 7985 
 150 482 > 150 459
Đáp án
a) 999<7426<7624< 7642
b) 1853<3158<3190<3518
Đáp án:
a) 10261>1590>1567>897
b) 4270>2518>2490>2476, 
Bài 4:
a) 0 ; 10 ; 100
b) 9 ; 99 ; 999
c) 1 ; 11 ; 101
d) 8 ; 98; 998
Bài 5:
a) x = 58 ; 60
b) x = 59 ; 61
c) x = 60
- Ghi nhớ một số tính chất của dãy số tự nhiên
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về các dấu hiệu chia hết
2. Kĩ năng
- HS biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để làm các bài tập liên quan
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập.
- HSKT đọc thuộc một số phép tính trong bảng nhân 7.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Tổ chức
- Hát
2. Bài cũ
 Gọi HS lên chữa bài tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
3. Bài mới
a. GT bài
b. Hướng dẫn HS ôn tập
+ Bài 1: 
- GV có thể cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, và 9.
+ Bài 2: 
- GV nhận xét, chữa bài.
a)	…52 ; ‚52 ; 	ˆ52
b) 1 ‹ 8 ; 	 1 ” 8
c) 92‹ d) 25
+ Bài 3: 
- GV chữa bài, nhận xét.
+ Bài 5: GV đọc yêu cầu, hướng dẫn để HS nêu cách làm.
- GV nhận xét bài cho HS.
HS: Tự làm rồi chữ bài.
HS: Nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là số 0. Vậy các số đó là 520; 250.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài.
- Số quả cam là 15 quả.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu?)
2. Kĩ năng
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
- HSKT đọc đúng nội dung bài học.
II. Đồ dùng – thiết bị dạy học: Bảng phụ, băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động (2p)
+ Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu
+ Đặt 1 câu có trạng ngữ và cho biết trạng ngữ dó bổ sung ý nghĩa gì cho câu
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,...của sự việc nêu trong câu
- HS thực hiện
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu
* Cách tiến hành
a. Nhận xét
Bài tập 1+ 2 
- GV giao việc: 
+ Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu
+ Đặt câu hỏi cho trạng ngữ tìm được trong các câu đó.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: 
+ Trạng ngữ vừa tìm được trong các câu trên bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
+ Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi gì?
- GV chốt: Các trạng ngữ đó gọi là các trạng ngữ chỉ nơi chốn
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.
=>Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
b) Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
=> Ở đâu, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô?
+ Bổ sung ý nghĩa chỉ địa điểm, nơi chốn cho câu
+ Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ
- Lấy VD về câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
* Cách tiến hành:
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. 
+ Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được ở BT 1
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 3: Có thể tổ chức trò chơi Tiếp sức giữa các thành viên trong tổ
- GV nhận xét, chữa bài, khen/ động viên.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 biết cách thêm trạng ngữ cho câu.
HS M3+M4 biết thêm trạng ngữ và đặt câu giàu hình ảnh nhân hóa, so sánh,..
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
+ Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
+ Dưới các mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
- HS nối tiếp đặt câu
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
 b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
 c) Ngoài vườn, hoa đã nở.
Nhóm – Lớp
Đáp án:
+ Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
+ Trong nhà, mọi người đang nói chuyện vui vẻ.
+ Trên đường đến trường, em gặp bác em.
+ Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.
- Thực hành tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_nam_2021_ban_chuan_kien_thuc.docx