Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Bản đẹp)

NHÂN VỚI 10, 100, 1000, .

CHIA CHO 10, 100, 1000, . (Tiết 51)

Ngày dạy: / /

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, .

2. Năng lực

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, .

3. Phẩm chất

- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ.

- Bảng con, SGK, vở.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu

- 1 HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân.

- 1 HS thực hiên phép tính nhanh : 5 x 125 x 8 x 2

- GV nhận xét.

 

doc 42 trang xuanhoa 05/08/2022 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán – Lớp 4a3
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...
CHIA CHO 10, 100, 1000, ... (Tiết 51)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, ...
2. Năng lực
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ...
3. Phẩm chất 
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ.
- Bảng con, SGK, vở.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- 1 HS thực hiên phép tính nhanh : 5 x 125 x 8 x 2
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững được tính chất giao hoán của phép nhân.
* Bài mới: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1 Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
* Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, và chia số tròn chục.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu VD: 35 x 10 = ?
- HS trao đổi nhóm đôi và nêu cách làm.
- HS nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra: khi nhận 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0.
- Hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350. Vậy 350 : 10 = ? HSCHT
- HS trao đổi, nhận xét và rút ra 350 : 10 = 35. 
- Cho HS nhận xét: khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc xóa đi 1 chữ số 0.
- HS làm bảng con 1 số bài ở bài 1.
2.2 Hướng dẫn HS nhân với 100, 1000, ... hoặc chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000, ...
* Mục tiêu: Thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 100, 1000, ... và chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000, ...
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn tương tự.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu được cách thực hiện để tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ...
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ...
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV tổ chức trò chơi Chuyền điện: HS nối tiếp nhau trả lời từng phép tính nhẩm.
- GV nhận xét.
Bài 2: 	
- 1 yến (tạ, tấn) = ? kg. HSHT
- ? kg = 1 yến (tạ, tấn).
- GV hướng dẫn làm mẫu: 300 kg = ... tạ. 
- HS làm tương tự các phần còn lại vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- HS đổi vở, nhận xét.
- HS nhận xét bài trên bảng phụ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt các bài tập, tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ...
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000, ...
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ra một số bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
- GV đưa ra 1 bài tập và yêu cầu HS nhẩm nhanh: HSHTT
Kết quả của phép tính: 69 x 100 : 10 =? 
A. 69 	 	B. 609 	C. 6900 	D. 690
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Toán – Lớp 4a3
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN (Tiết 52)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
2. Năng lực 
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
- Làm các bài tập 1, 2.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
- Bảng con, SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Hoạt động mở đầu
- 3 HS nêu quy tắc nhân nhẩm với 10, 100, 1000.
- HS thực hiện bảng con áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng: 12 + 24 + 28
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững được quy tắc nhân nhẩm với 10, 100, 1000 đồng thời nhớ lại kiến thức về tính chất kết hợp của phép cộng.
* Bài mới
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1 So sánh giá trị của 2 biểu thức
* Mục tiêu: Hình thành tính chất kết hợp của phép nhân.
* Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ: (2 x 3) x 4 và 2 x ( 3 x 4).
- 2 HS lên tính giá trị - Lớp làm vở nháp.
- 1 HS so sánh kết quả và rút ra kết luận: (2 x 3) x 4 = 2 x ( 3 x 4)
2.2 Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống.
* Mục tiêu: Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
* Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS cách làm.
- Cho các giá trị của a, b, c, HS lần lượt làm và nêu kết quả.
VD: Với a = 3, b = 4, c = 5 thì :
(a x b ) x c = (3 x 4) x 5 = 60 
 và a x (b x c) = 3 x (4 x 5) = 60 
- HS nhìn bảng, so sánh kết quả để rút ra: (a x b) x c = a x ( b x c)
- GV hướng dẫn học sinh phát biểu như SGK.
- GV giới thiệu: a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được tính chất kết hợp của phép nhân để vận dụng tính toán tốt. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu đề. HSCHT
- GV hướng dẫn học sinh quan sát mẫu.
- HS thảo luận nhóm tổ, mỗi tổ làm 1 ý vào bảng phụ:
+ Tổ 1: 4 x 5 x 3
+ Tổ 2: 3 x 5 x 6
+ Tổ 2: 5 x 2 x 7
+ Tổ 2: 3 x 4 x 5
- Các nhóm trình bày bài làm của nhóm
- Nhận xét.
=> Tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu đề.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài làm trên bảng phụ.
=> HS tự rút ra nhận xét: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài - phân tích đề bài. HSHT
- 1 HS làm bài giải vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng phụ. HSHTT
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng thành thạo kiến thức để làm bài tập tương tự khác
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ra một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập thêm trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Toán – Lớp 4a3
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (Tiết 53)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
2. Năng lực
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Làm các bài tập 1, 2.
3. Phẩm chất 
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
- SGK, vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 3 HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS tính: 	125 x 4 x 8
 25 x 5 x 4
- Cả lớp làm bảng con, sau đó nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững tính chất kết hợp của phép nhân để vận dụng làm bài tốt 
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1 Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
* Mục tiêu: Hướng dẫn cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu ví dụ: 1 324 x 20 = ?
- Có thể nhân 1 324 với 10 được không?
- Hướng dẫn học sinh nhân: 20 = 2 x1
 1 324 x 20 = 1 324 x (2 x10) = (1 324 x 2) x 10 
- Viết thêm vào ta có 13 240 x 20 = 26 480.
 1 324
 x 20
 26480
- Hướng dẫn học sinh đặt tính
- Viết 0 vào hàng đơn vị
- Thực hiện nhân: 2 x 4 = 8, viết 8 vào bên trái 0 
- Vài HS nhắc lại cách nhân.
2.2 Nhân các thừa số có tận cùng là chữ số 0.
* Mục tiêu: Biết cách nhân các thừa số có tận cùng là chữ số 0.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên viết bảng 230 x 70.
- Hướng dẫn học sinh nhân như trên.
230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7) x (10 x 10)
 = 161 x 100 = 16 100.
 230
 x 70
 16100
- Hướng dẫn HS đặt tính.
- Viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng chục.
- Thực hiện nhân 7 x 23
- Vài HS nhắc lại cách nhân.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết cách nhân nhanh với số có tận cùng là chữ số 0.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
* Mục tiêu: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- 3 HS lên bảng làm 3 phép tính - HS dưới lớp thực hiện vào bảng con. HSCHT
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS làm vở, 3 HS lên bảng làm. HSHT
- Vài HS nêu cách làm.
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề toán: Một bao gạo cân nặng 50kg, một bao ngô cân nặng 60kg. Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
- HS phân tích đề toán
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để giải bài toán:
+ HS trình bày bài làm theo ý kiến cá nhân vào ô số phần của mình đã đánh dấu trên bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, tất cả các thành viên thống nhất lại kết quả và trình bày bài giải vào vị trí giữa khăn trải bàn bảng phụ.
+ Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình HSHTT
- Nhận xét.
- HS làm bài giải vào vở.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt tất cả các bài tập nhờ vận dụng kiến thức nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng làm một số bài tập tương tự
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra 2 bài tập, yêu cầu HS tính:
Câu 1: Giá trị biểu thức 235 x (30 + 5) là:
	A.8325	B. 8522
	C. 8252	D. 8225
Câu 2: Giá trị biểu thức 278 x (50 - 9) là:
	A.11 398	B. 11 938
	C. 11 893	D. 11 389
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt tất cả các bài tập ngoài sách giáo khoa nhờ vận dụng kiến thức nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	Toán – Lớp 4a3	
ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG (Tiêt 54)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông (dm2).
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2.
- Biết 1dm2 = 100cm2 và ngược lại.
2. Năng lực
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ , SGK.
- Hình vuông cạnh 1dm2, chia thành 100 ô.
- Bảng con, SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 HS nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Học sinh làm bảng con, 2 học sinh lên bảng.
3 500 x 400
7 800 x 90
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để vận dụng làm bài tốt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông (dm2), đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
- Học sinh lấy hình vuông, 1 học sinh lên bảng đo hình vuông cạnh 1dm, giáo viên nói và chỉ bề mặt hình vuông: dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. Ðây là dm2.
- Giáo viên giới thiệu cách đọc và viết dm2.
- Học sinh quan sát và đếm số ô vuông nhỏ (1cm2) từ đó nhận ra 1dm2 = 100cm2.
- Học sinh thực hành đọc viết: 15dm2, 7dm2…
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2
3. Hoạt động luyện tập, thực hành	
* Mục tiêu: Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2.
- Biết 1dm2 = 100cm2 và ngược lại.
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- GV viết các số 32dm2 , 911dm2 , 1952dm2, 492000dm2, 45680dm2, 112111dm2 lên bảng phụ.
- Yêu cầu mỗi HS bất kì đọc một số trên bảng phụ. HSCHT
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS thảo luận nhóm đôi điền vào sách.
- GV mời một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận. HSHT
- Nhận xét.
Bài 3: 
- HS đọc đề. 
- HS suy nghĩ và làm vở - 2 HS làm bảng phụ. HSHTT
- GV chấm nhanh một số bài làm xong đầu tiên.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để điền dấu thích hợp vào bài so sánh: 
+ Mỗi HS trả lời theo ý cá nhân trong vòng vài phút, trình bày câu trả lời vào ô số của mình trên bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất câu trả lời và ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm.
- GV mời 1 nhóm trả lời 
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS ghi nhớ để vận dụng vào bài đọc, viết, so sánh một cách chính xác. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng thành thạo kiến thức để làm bài tập tương tự khác
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ra một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập thêm trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Toán – Lớp 4a3
MÉT VUÔNG (Tiết 55)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích m2.
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
2. Năng lực
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
3. Phẩm chất 
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ.
- Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô có diện tích 1dm2.
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu	
- 1 HS đọc 15dm2, 5cm2.
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm:
 15dm2 = ___cm2
 10 200cm2 = ___dm2.
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đổi đơn vị. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích m2.
* Cách tiến hành:
- GV: cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2.
- GV chỉ HV và nói: Mét vuông là diện tích của HV có cạnh 1m.
- Mét vuông viết là: m2.
- HS quan sát HV, đếm số ô để có 1m2 = 100dm2 và ngược lại.
- HS đọc: 15m2, 132m2.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS làm bài cá nhân vào PBT. HSCHT
- GV gọi mỗi HS đọc một số.
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc đề. 
- HS suy nghĩ và làm vở - 2 HS làm bảng phụ. HSHT
- GV chấm nhanh một số bài làm xong đầu tiên.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- HS giải vào vở.
- 1 HS giải vào bảng phụ. ÐS: 18m2. HSHTT
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững cách đổi đơn vị để vận dụng vào bài tập đọc, viết, so sánh, giải toán có lời văn một cách chính xác. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Vận dụng thành thạo kiến thức để làm bài tập tương tự khác
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ra một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập thêm trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Tập đọc – Lớp 4a3
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU (Tiết 21)
Theo Trinh Đường
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
2. Năng lực
- Ðọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
3. Phẩm chất 
- HS có thái độ khen ngợi người thông minh, chịu khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trong SGK
- Đọc trước bài, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- GV giới thiệu bài: Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa.
- GV giới thiệu chủ điểm : Có chí thì nên 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu được nội dung bức tranh liên quan đến bài học mới.
2. Hoạt động hình hành kiến thức mới
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đoạn văn
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm HSHTT
- HS chia đoạn: 
Đoạn 1: Vào đời vua làm diều để chơi.
Đoạn 2: Lên sáu tuổi chơi diều.
Đoạn 3: Sau vì .học trò của thầy.
Đoạn 4: Thể rồi nước Nam ta.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- HS phát hiện và luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương.
- GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc bài một cách lưu loát, hiểu một số từ khó.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đọc bài để thảo luận nhóm:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?(Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo). HSCHT
+ Nhóm 2: Cậu bé ham thích trò chơi gì? Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (Cậu bé ham thích chơi diều. Những chi tiết: Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều). HSHT
+ Nhóm 3: Đoạn 1, đoạn 2 cho em biết điều gì? Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.)
+Nhóm 4: Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?(Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trưng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.) HSHTT
+Nhóm 5: Nội dung đoạn 3 là gì? (Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.)
+Nhóm 6: Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”? (Vì cậu đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều).
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo số thứ tự ghi trên phiếu bài tập. 
- Câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- HS đọc thầm nhanh toàn bài, nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện? (Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.)
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được nội dung của bài tập đọc và rút ra bài học cho bản thân.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành: 
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- HS thi đọc trước lớp – Tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS thể hiện lời văn diễn cảm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
	Chính tả - Lớp 4a3	
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ (Tiết 11)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ của bài.
2. Năng lực
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s / x dấu ? / dấu ~.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ trình bày sạch đẹp.
- Giáo dục: - Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a, bút dạ
- SGK, bảng con , bút dạ, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- GV đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết vào bảng con: yên ổn, bay liệng, điên điển, chim yến, biêng biếc.
- Kiểm tra việc sửa lỗi.
- Nhận xét
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS viết đúng các từ có vần khó theo yêu cầu.
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nghe, viết đúng bài văn
* Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài thơ
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- HS đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi theo nhóm 4: HSCHT
+ Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì? (Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ để cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn, làm việc có ích, để làm cho thể giới không còn mùa đông giá rét, để không còn chiến tranh, trẻ em luôn sống trong hòa bình và hạnh phúc).
GV chốt: Các bạn nhỏ đều mong ước thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm các từ khó viết.
- GV cho HS luyện viết từ khó vào bảng con.(Hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột, .) HSHT
c) Viết chính tả:
- GV nhắc HS cách trình bày bài
- HS gấp SGK, HS tự nhớ và viết bài.
d) Soát lỗi và chấm bài:
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở cho bạn cùng bàn soát lỗi cho nhau.
- GV chấm bài 
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS viết bài chính tả không sai lỗi.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s / x dấu ? / dấu ~.
* Cách tiến hành:
Bài 2a)
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm - lớp làm vở bài tập.
- HS nhận xét, sửa sai.
- GV chốt lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại bài thơ
Bài 3
- 1 HS đọc đề.
- HS làm vở bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm. 
- Sửa bài.
- Gọi HS đọc lại câu đúng
- Vài HS giỏi giải nghĩa từng câu → GV kết luận lại cho HS hiểu nghĩa. HSHTT
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x và dấu dễ nhầm ? / ~.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Củng cố cho HS về cách điền chữ, dấu sao cho phù hợp.
* Cách tiến hành: 
Bài tập:
a) Điền x hay s vào chỗ trống :
...ử lí, ...ử dụng; giả ...ử, bổ ...ung; ...ung phong.
b) Điền dấu hỏi, dấu ngã trên chữ in nghiêng : tiêu sử, tuần tiêu ; manh trăng, manh liệt ; dũng manh.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm đúng bài tập, nắm được cách điền đúng các chữ, các dấu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Kể chuyện – Lớp 4a3
BÀN CHÂN KÌ DIỆU (Tiết 11)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu chuyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký (Bị tàn tật nhưng khao khát học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình đã mong ước).
2. Năng lực
- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.	
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập tinh thần vươn lên của Nguyễn Ngọc Ký.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa truyện trang 40 , SGK phóng to .
- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi , để chỗ trống cho HS trả lời, bút dạ .
- SGK, các câu chuyện về anh hùng, danh nhân của nước ta.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: HS luyện tập kể chuyện
* Cách tiến hành: 
- 2 HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về chủ đề có chí thì nên.
- Nêu ý nghĩa câu truyện bạn vừa kể.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS kể lại câu chuyện lưu loát, tự tin.
* Bài mới
Giới thiệu bài : 
- GV hỏi: Bạn nào nhớ tác giả của bài thơ “Em thương” đã học ở lớp 3? (Tác giả là Nguyễn Ngọc Kí)
- Giới thiệu: Câu chuyện cảm động về tác giả của bài thơ “Em thương” đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt Nam. Câu chuyện đó kể về chuyện gì? Các em cùng nghe cô kể nhé!
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS nắm được câu chuyện Bàn chân kì diệu
Cách tiến hành:
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhòe ướt, quay quoắt, co quắp, HSCHT
- GV kể lần 2.
+ Vừa kể GV vừa chỉ vào tranh minh họa và đọc lời phía dưới.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được câu chuyện mình học.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi trong chuyện Bàn chân kì diệu
* Cách tiến hành:
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi ở bài 1
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. 
- GV: Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.
- Nhận xét, chốt ý đúng - Gọi HS đọc lại phiếu.
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác so với mọi người? (Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ).
+ Khi cô giáo đến nhà Kí đang làm gì? (Kí đang ngồi hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẫu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn nghèo). HSHT
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào? (Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng).
+ Kí đã đạt được những thành công gì? (Hết lớp 1, Kí đã đuổi kịp các bạn. Chữ viết của Kí ngày càng đẹp hơn. Có lần được 8, 9, 10 điểm môn Tập viết. Bao năm khổ công, Kí đã vào được Đại học Tổng hợp).
+Nhờ đâu Kí đã đạt được những thành công đó? (Nhờ sự cố gắng, nổ lực của Kí mỗi ngày không ngừng, vượt lên mọi khó khăn).
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa truyện, kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (Câu chuyện chúng ta khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình).
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi) - 2 lượt HS kể.
- 3 đến 5 HS kể - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. HSHTT
- Nhận xét từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện - HS nhận xét bạn kể 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu ý nghĩa câu chuyện, kể lại câu chuyện một cách lưu loát, tự tin.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Luyện từ và câu – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ (Tiết 21)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
2. Năng lực
- Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ lựa chọn, sử dụng từ ghép, từ láy đúng trong giao tiếp.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn 2 cột và bút dạ.
- SGK, từ điển Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- Tập thể:
+ Cho ví dụ về động từ.
- Cá nhân:
+ Gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau:
Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh.
- HS lên bảng gạch chân.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nhận biết được đâu là động từ.
* Bài mới 
Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các con sẽ luyện tập về bổ sung ý nghĩa cho động từ và biết cách dùng những từ đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- 1 HS đọc đề. HSCHT
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân dưới các động từ chỉ bổ sung ý nghĩa.
- 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét
+ Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì? (Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra).
+ Từ “đã” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút ? Nó cho biết điều gì? (Từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến những sự việc được hoàn thành rồi).
- GV kết luận: Từ sắp và từ đã là những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ nó cho biết sự việc đó sắp di n ra hay đã hoàn thành rồi 
- HS đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ 
- Nhận xét, tuyên dương
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết dùng các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ vào câu một cách phù hợp.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Làm tốt các bài tập về điền 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
* Cách tiến hành: 
Bài 2: 
- 2 HS tiếp nối đọc đề.
- HS đọc thầm và làm vào VBT.
- HS di chuyển theo kĩ thuật Ổ bi để trao đổi kết quả bài làm của mình với các bạn.
- GV và HS nhận xét, chốt ý.	
+ Tại sao chỗ trống này em lại điền từ “đã, sắp, sang”? HSHT
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn đoạn thơ.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS suy nghĩ làm VBT, GV gọi 2HS lên làm bảng phụ.
- HS đọc bài của mình và giải thích. HSHTT
- HS sửa bài.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS điền đúng các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ vào câu một cách phù hợp.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Đặt được câu có sử dụng 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
* Cách tiến hành: 
- GV gọi lần lượt từng HS đặt 1 câu có sử dụng một trong các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Nhận xét, chỉnh sửa nếu chưa phù hợp.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng đặt câu hay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Tập đọc – Lớp 4a3
CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 22)
Tục ngữ
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngư,õ hiểu lời khuyên: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên không nản lòng khi gặp khó khăn.
2. Năng lực
- Ðọc trôi chảy, rõ ràng từng câu tục ngữ, đọc giọng khuyên bảo nhẹ nhàng.
- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS ý chí vươn lên trong cuộc sống.
* KNS : Xác định vai trò;tự nhận thức bản thân;lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc .
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ 
* Cách tiến hành: 
- 4 học sinh đọc truyện: “Ông Trạng thả diều” và trả lời câu hỏi SGK. HSCHT
- HS nhận xét - Tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nhớ kĩ nội dung cảu bài tập đọc trước.
* Bài mới
Giới thiệu bài: Bức tranh vẽ cảnh một người phụ nữ đang chèo thuyền giữa bốn về sông nước, gió to, sóng lớn. Trong cuộc sống, muốn đạt được nhiều mình mong muốn chúng ta phải có ý chí, nghị lực, không được nản lòng. Những câu tục ngữ học hôm nay muốn khuyên chúng ta điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS đọc trôi chảy, đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
* Cách tiến hành: 
- 7 học sinh đọc nối tiếp các câu tục ngữ ở sgk, giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu các từ (nên, hành, lận, keo, củ, rã). HSHT
Chú ý các câu tục ngữ:
Ai ơi đã quyết thì hành,
Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi!
Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 2 học sinh đọc cả bài. HSHTT
- Giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_ban_dep.doc