Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10, Thứ 6 - Năm học 2012-2013

TẬP LÀM VĂN

Tiết 20: Ôn tập (tiết 8)

(trang 102)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một bài “Chiều trên quê hương’, ôn cách cấu tạo một bức thư

2. Kĩ năng: Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.

3. Thái độ:Yêu thích môn chính tả, tập làm văn

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
TOÁN
Tiết 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
(trang 58)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
 - SGK, bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi:Tìm số
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
MT : HS nhận biết t/ch giao hoán của phép nhân
 PP : động não, đàm thoại, thực hành
So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
+ Yêu cầu HS so sánh hai biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
=> KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
+ GV treo bảng số liệu như SGK 
+ Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
+ Yêu cầu so sánh giá trị 2 biểu thức cùng dòng 
+ Đặt câu hỏi dẫn dắt giúp HS rút ra kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. ( Công thức: a x b = b xa )
+ Yêu cầu vài HS nhắc lại
* Thực hành
MT : giúp HS làm các bài tập.
 PP : động não, đàm thoại, thực hành .
Bài tập 1:
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân.
Bài tập 2:
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài tập 3, 4:
- Yêu cầu Hs làm bài vào SGK. Sửa bài
3. Hoạt động nối tiếp
Tính nhanh: 2 x 8755 x 5 = ?
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp (Trung Hiếu), lớp làm bảng con.
- Nhận xét.
HT: cá nhân, lớp
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS tính giá trị biểu thức
- HS trả lời
HT: cá nhân, nhóm, lớp
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
HS làm bài
HS sửa
- Yêu cầu Hs làm bài vào SGK. Sửa bài
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 20: Ôn tập (tiết 8)
(trang 102)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một bài “Chiều trên quê hương’, ôn cách cấu tạo một bức thư
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
3. Thái độ:Yêu thích môn chính tả, tập làm văn 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV	
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cho cả lớp hát một bài.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Viết chính tả
MT: giúp HS nghe-viết đúng đoạn văn 
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.	
- GV đọc bài, giải nghĩa từ khó.
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết.
- GV cho HS chữa bài. GV chấm 10 vở.
2.2. Tập làm văn
MT: giúp HS ôn lại các phần của 1 bức thư.
PP: trực quan, giảng giải, thực hành .	
 + Yêu cầu HS nêu lại các phần của 1 bức thư.
+ Đọc đề bài.
+ Đặt câu hỏi để HS nêu được các ý cần có khi viết thư cho người thân nói về ước mơ của em.
- Yêu cầu HS viết thư.
+ Sửa 2,3 bài mẫu.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS nào chưa hoàn thành thì tiếp tục hoàn thành bức thư.
- Hát
HT: cá nhân, lớp
- HS viết chính tả
- Đổi chéo vở kiểm tra lỗi
- HS nhắc lại các phần của bức thư
- Làm bài cá nhân 
- HS viết thư.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
ĐỊA LÍ
Tiết 10: Thành phố Đà Lạt
(trang 93 - 96 )
I. Mục tiêu
 - HS biết vị trí của Đà Lạt trên bản đồ VN, nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt
- Xác định được vị trí của Đà Lạt trên bản đồ VN
 - Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt ( GV, HS sưu tầm )
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* KTBC
Sông ở Tây Nguyên có tiềm năng gì? Vì sao?
Mô tả 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp ở Tây Nguyên?
Tại sao cần phải bảo vệ rừng & trồng lại rừng?
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
MT : giúp HS tìm hiểu về rừng thông và thác nước
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
=> GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2.2. Đà Lat – thành phố du lịch và nghỉ mát
MT : giúp HS tìm hiểu về du lịch và nghỉ mát 
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải .
- Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
 => GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
+ Cho HS đem tranh , ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp .
2.3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
MT : giúp HS tìm hiểu về hoa quả và rau xanh 
PP : Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
=> GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về Đà Lạt và làm một bộ ảnh về Đà Lạt.
- Cả lớp hát một bài.
- 3 HS trả lời (Hải Đăng, Đặng Quý, Quỳnh Sương)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Dựa vào SGK, trả lời câu hỏi của GV
HS thảo luận về một cảnh đẹp của Đà Lạt
Đại diện nhóm trình bày
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS các nhóm thảo luận .
-Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả .
-Các nhóm đem tranh ,ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp .
- NX, bổ sung.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Các nhóm thảo luận và cừ đại diện trình bày.
- NX, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc