Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm 2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm 2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,.

- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

3. Phẩm chất

- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình

 

docx 62 trang xuanhoa 10/08/2022 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm 2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9 (01/11- 05/11)
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2021
TIẾNG ANH ( 2t )
GV: Chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Phẩm chất
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh
- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV dẫn vào bài mới
3’
- TBHT điều hành lớp trả lời.
+Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cvận, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em
2. Luyện đọc:
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ
8-10’
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Lắng nghe
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải đến phải kiếm sống. 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương đến đốt cây bông. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp 
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)
- Gọi HS trả lời và bổ sung. 
* Liên hệ giáo dục: 
+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
8-10’
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
- Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 
+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc phân vai được lời các nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc phân vai
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng 
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
6. Hoạt động sáng tạo
8-10’
1’
1’
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Nếu bố mẹ em phản đối ước mở của em, em sẽ thuyết phục họ như thế nào?
 -------------------------------------------
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: ê- ke, thước
 - HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
3’
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
* Cách tiến hành:.* Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ)
 - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. 
+ Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Yêu cầu HS tính. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK. 
Vậy 241 324 x 2 = 482 648
 * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ)
 - GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4. 
 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. 
+ Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau. 
 - GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. 
Vậy 136204 x 4 = 544816
15’
Cá nhân- Nhóm- Lớp
- HS đọc: 241 324 x 2. 
- HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. 
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 
 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
 x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. 
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. 
 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
- HS đọc: 136204 x 4. 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
136204 * 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1. 
 x 4 * 4 nhân 0 bằng 0,thêm 1 bằng 1,viết1 
544816 * 4 nhân 2 bằng 8, viết 8. 
 * 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2. 
 * 4 nhân 3 bằng 12,thêm 2 bằng 14,viết 4 nhớ 1. 
 * 4 nhân 1 bằng 4,thêm 1 bằng 5, viết 5
3. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
* Cách tiến hành:Bài 1:Đặt tính rồi tính
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính va thực hiện phép nhân.
 Bài 3a: Tính(HSNK làm cả bài)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức
Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV chữa, chốt cách làm
4. HĐ vận dụng 
5. HĐ sáng tạo 
18’
1’
1’
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a. 341231 214325
 x 2 x 4 
 482648 .............
b. 102426 410536
 x 5 x 3
 .............. .............
- GV yêu cầu HS làm theo cặp, 2 cặp làm bảng lớn.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
a. 321 475 + 423 507 x 2 
 = 321 475+ 847 014 
= 1168 489 
 * 843 275 – 123 568 x 5
 = 843 275 – 617 840
 = 225 435
- HS làm bài vào vở Tự học
- Chữa bài trong nhóm đôi.
 - Ghi nhớ cách đặt tính và tính
Bài tập PTNL:
 1.(M3+M4) Mỗi xã được cấp 455550 cây giống , hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống?
Thứ ba, ngày 02, tháng 11, năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
3. Phẩm chất
- HS có biết tạo cho mình những ước mở được đánh giá cao
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + HS Chuẩn bị tự điển (nếu có). GV phô tô vài trang cho nhóm. 
 + Giấy khổ to và bút dạ. 
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
3’
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động thực hành:
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- YC HS đọc thầm lại bài: Trung thu độc lập và tìm các từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”.
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV gọi trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
3. Hoạt động vận dụng 
4. Hoạt động sáng tạo 
30’
1’
1’
Cá nhân-Lớp
- HS đọc yêu cầu
- HS tìm cá nhân-Nối tiêp báo cáo 
Đ/á: Mơ tưởng, mong ước.
Nhóm 4- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- TBHT điều hành các nhóm báo cáo-KL lời giải đúng
Đ/á:
+ Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. 
+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. 
Nhóm 2- Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. 
- Đại diện nhóm báo cáo đáp án-nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Đ/á:
a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
Cá nhân –Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tự suy nghĩ (làm việc cá nhân) và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. 
VD:
+ Ước mơ được: đánh giá cao: Ước mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chvận bệnh hiểm nghèo./ Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh/ Ước mơ chinh phục vũ trụ 
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả..
+ Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác 
- Ghi nhớ các từ ngữ cùng chủ điểm
- Lập kế hoạch để thực hiện những ước mơ của em
-----------------------------------------------------
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: - Phiếu nhóm
 - HS: Vở BT, bút, 
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- GV dẫn vào bài mới
3’
- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN
 2. Hình thành KT:
* Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân 
* Cách tiến hành: + Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
 - GV viết lên bảng biểu thức 
 5 x 7 và 7 x 5
+ Hãy tính và so sánh giá trị hai biểu thức này với nhau. 
 - GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 *KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. 
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 - GV treo lên bảng so sánh giá trị của hai biểu thức (SGK), yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng. 
Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu:
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=4, b=8?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=6, b=7?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=5, b=4?
+ Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
+ Ta có thể viết a x b = b x a
+ Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
+ Khi đó giá trị của tích a x b có thay đổi không?
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
 * KL: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
Đó là t/c giao hoán của phép nhân
15’
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- HS nêu 5 x 7 = 35 và 7 x 5 = 35. 
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5. 
- HS nêu: 
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: 
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 32.
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 42
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 20.
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- HS đọc: a x b = b x a
+ Hai tích đó đều có từa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích b x a.
+ Không thay đổi.
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- HS đọc lại 
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài 
- Chốt đáp án.
* KL: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
 Bài 2(a,b): Tính: HSNK hoàn thành cả bài
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần)
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 3 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng 
5. Hoạt động sáng tạo 
15’
1’
1’
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn.
Đ/a:
a. 4 x 6 = 6 x 4; b. 3 x 5 = 5 x 3 207 x 7 = 7 x 207 ;2138 x 9 = 9 x 2138
- HS nhắc lại t/c giao hoán
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a. 1357 x 5 =
 7 x 853 =
b. 40263 x 7 =
 5 x 1326 = 
- HS tự làm bài vào vở Tự học
- Ghi nhớ tính chất giao hoán của phép nhân
* Bài tập PTNLHS: (M3+M4)
1. Đổi chỗ các thừa số đẻ tính tích theo cách thuận tiện nhất.
a. 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25
b. 125 x 3 x 8 2 2 x 7 x 500
2. Cho 123 x 4 x 9 = 4428. Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tích dưới đây và giải thích:
123 x 9 x 4 =....
9 x 4 x 123 =.....
9 x 123 x 4 =....
---------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
3. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
 * KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
 - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
* GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
 - HS: Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
+ Vì sao cần tiết kiệm tiền của?
+ Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
5’
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
2.Hình thành KT mới 
HĐ1: Kể chuyện “Một phút” SGK/14- 15: 
- GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. 
- GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. 
 + Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Mi- chi- a trong cuộc thi trượt tuyết?
+ Sau chuyện đó, Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì?
- GV : Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
HĐ2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16): 
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. 
òNhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. 
òNhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 òNhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
*Kết luận. 
15’
Nhóm – Lớp
+ Luôn chậm trễ hơn người khác, 
+ Mi- chi- a thất bại, phải về sau bạn Vích- to. 
+ Con người chỉ càn một phút cũng làm nên việc quan trọng. 
- HS thảo luận. 
- Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. 
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. 
+ Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. 
3. Hoạt động thực hành
* Cách tiến hành
HĐ3: Bày tỏ phẩm chất(bài tập 3- SGK): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ phẩm chất về các ý kiến sau (Tán thành hoặc không tán thành): 
a. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. 
b. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. 
c. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. 
d. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. 
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. 
 - GV kết luận.
 - GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 
4. Hoạt đông vận dụng 
5. Hoạt động sáng tạo 
17’
1’
1’
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
 + Ý kiến d là đúng. 
 + Các ý kiến a, b, c là sai
- Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích. 
- HS đọc.
- Liên hệ giáo dục KNS, giáo dục tư tưởng HCM
- Xây dựng kế oạch tiết kiệm thời gian của bản thân.
-------------------------------------------
HÁT NHẠC
HỌC HÁT: BÀI TRÊN NGỰA TA PHI NHANH. TĐN SỐ 2
I. MỤC TIÊU
 - HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, biết cảm nhận và thể hiện tính chất vui tươi, sinh động trong bài hát.
- Giáo dục HS tình cảm đối với quê hương đất nước mình.
- Học bài TĐN số 2
II. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên :- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 4, bảng phụ.
- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
 * Học sinh : - SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Vở ghi bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Dạy theo STK
Thứ tư, ngày 03, tháng 11, năm 2021
TIN HỌC
GV: Chuyên soạn giảng
----------------------------------------------
TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: phép màu, quả nhiên, đầy tớ ....
- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS có những ước muốn chính đáng
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90 SGK (phóng to) 
 + Bảng lớp ghi sẵn đoạn cần luyện đọc. 
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - Đọc phân vai bài Thưa chuyện với mẹ
+ Nêu nội dung bài
- GV dẫn vào bài mới
3’
- 3 HS đọc phân vai
- Cương có ước mơ làm thợ rèn và đã thuyết phục mẹ đồng ý với ước mơ của mình
2. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Chia được các đoạn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
* Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng khoan thai. Lời vua Mi- đát chuyển từ phấn khởi, thoả mãn sang hốt hoảng, cầu khẩn, hối hận. Lời phán của thần Đi- ô- ni- dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV giải nghĩa thêm một số từ khó.
Khủng khiếp; nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ
+Đặt câu với từ khủng khiếp?(HS năng khiếu)
8-10’
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn1: Có lần thần hơn thế nữa. 
+ Đoạn 2: Bọn đầy tớ tôi được sống. 
+ Đoạn 3: Thần Đi- ô- ni- dốt đến tham lam. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, sung sướng,...,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: phép màu, quả nhiên (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
 + Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì?Vua Mi- đát xin thần điều gì?
+ Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy?
+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Tại sao vua Mi- đát lại xin thần Đi- ô- ni- dôt lấy lại điều ước?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?
+ Vua Mi- đát hiểu ra điều gì?
+ Nêu nội dung của đoạn 3?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
8-10’
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS ttự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Thần Đi- ô- ni- dốt cho Mi- đát một điều ước. Vua Mi- đat xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng. 
+ Vì ông ta là người tham lam. 
+Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời. 
 Ý1: Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện. 
+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. 
Ý2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. 
+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham. 
+ Vua Mi- đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. 
Ý3: Vua Mi- đát rút ra bài học quý. 
Ý nghĩa: Câu chuyện cho ta một bài học: Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. 
- HS ghi lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp, phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp + Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng 
- Em có suy nghĩ gì về điều ước của vua Mi-đát?
- Liên hệ, giáo dục HS những mơ ước chính đáng
5. Hoạt động sáng tạo 
8-10’
1’
1’
- 1 HS nêu lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Kể 1 câu chuyện em biết trong cuộc sống về một mơ ước viển vông, tham lam.
-----------------------------------------------------
TOÁN
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 
2. Kĩ năng
- HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... 
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2; bài 2 (3 dòng đầu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV giới thiệu vào bài
3’
- TBHT điều hành lớp trả lời:
+ Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi.
 2. Hình thành kiến thức:
* Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp * Nhân một số với 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu?
 + 10 còn gọi là mấy chục?
 + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. 
 + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
 + 35 chục là bao nhiêu?
 + Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. 
 + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
+ Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào?
 - Hãy thực hiện: 
 12 x 10
 457 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm kết quả.
+ Tại sao em đọc được ngay kết quả?
 + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350: 10 = 35?
+ Nêu quy tắc chia một số cho 10
 - Hãy thực hiện: 
 70: 10
 2 170: 10
 * Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, cho 100, 1000, : 
 - GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000, 
 * Kết luận: 
+ Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
 + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
15’
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- Đọc phép tính
+ 35 x 10 = 10 x 35
+ Là 1 chục. 
+ Bằng 35 chục. 
+ Là 350. 
+ Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. 
+ Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu kết quả
12 x 10 = 120
457 x 10 = 4570
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2, nêu đáp án: 350 : 10 = 35 
+Ta có 35 x 10 = 350. Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số ta được kết quả là TS còn lại
+ Thương chính là số bị chia bớt đi một chữ số 0 ở bên phải. 
+ Khi chia một số cho 10, ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu: 
 70: 10 = 7
 2 170: 10 = 217
- HS tự thực hiện phép tính, rút ra kết quả và nêu quy tắc nhân, chia
+ Ta chỉ việc viết thêm một,

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_09_nam_2021_ban_moi.docx