Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

TIẾT 2: TOÁN

PHÉP TRỪ( Số tiết :01)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không qúa 3 lượt và không liên tiếp.

- Làm được các bài tập 1; 2(dòng 1); 3 HS mức 3 làm được bài 2(dòng 2); bài 4

2. Năng lực.

-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

 3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, cẩn thận, tự giác học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

 - HS : Đồ dùng học tập.

 

doc 53 trang xuanhoa 10/08/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 08/10/2021 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN 
 (Lớp trực tuần thực hiện)
______________________________________________
TIẾT 2: TOÁN
PHÉP TRỪ( Số tiết :01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không qúa 3 lượt và không liên tiếp.
- Làm được các bài tập 1; 2(dòng 1); 3 HS mức 3 làm được bài 2(dòng 2); bài 4
2. Năng lực.
-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.
 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Bảng phụ, phiếu bài tập. 
 - HS : Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính 
- Nhận xét và giới thiệu vào bài
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Củng cố cách thực hiện phép trừ.
- GV viết phép tính: 
a) 865279 – 450237 = ?
- Nêu cách thực hiện tính.
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ
- HS nhận xét và nêu cách thực hiện phép trừ
b) 7367895 – 541728 = ?
* Tương tự yêu cầu hs thực hiện phần b
- So sánh sự khác biệt giữa hai phép tính
- Khi thực hiện phép trừ có nhớ ta cần lưu ý điều gì?
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
+ Bài có mấy yêu cầu?
 839084 628450
 - 246937 - 35813
 592147 592637
- GV yêu cầu HS chia sẻ bài làm.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Tính 
* HS mức 3 làm dòng 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài phần 
- Nhận xét, cùng cả lớp thống nhất kết quả
* Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4
* HS mức 3
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu chia sẻ cách làm
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động 4: vận dụng, trải nghiệm
Yêu cầu HS thực hiện phép tính tìm kết quả.
Số dân 2 huyện: 163 024 người, 
Sìn Hồ : 81 360 người. 
Phong Thổ :............người
- Nhận xét, tuyên dương
- HS hát 1 bài vận động theo nhạc
- HS lên bảng làm bài
 4682 2968 
+ 2305 + 6524 
 6987 9492 
- HS đọc phép toán: 865279 – 450237= ?
- HS nêu cách đặt tính và tính , HS nêu thứ tự thực hiện phép tính
- Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
 865279 9 trừ 7 bằng 2 viết 2,7 trừ 3 
 - 450237 bằng 4 viết 4 
 415042 2 trừ 2 bằng 0 viết 0
 5 trừ 0 bằng 5 viết 5
 6 trừ 5 bằng 1 viết 1
 8 trừ 4 bằng 4 viết 4
 865279 – 450237 = 415 042
 7367895
 - 541728
 6826167
 7367895 – 541728 = 6 826 167
- HS nêu: 
+ Phép trừ thứ nhất là phép trừ không nhớ
+ Phép trừ thứ hai là phép trừ có nhớ.
- Hàng nào không trừ được thì mượn hàng bên trái và luôn nhớ để trừ ở hàng tiếp theo.
- Nêu yêu cầu của bài. 
+ HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
 987864 969696
 - 783251 - 656565
 204613 313131
-Lớp thống nhất kết quả
- Đọc, nêu yêu cầu của bài. 
 - HS làm bài phiếu nhóm đôi. Chia sẻ cách làm.
- HS chữa bài trên bảng
80000 - 48765 = 31235 
941302- 298764 = 642538
48 600 - 9455 = 39 145
65102 -13859 = 51 243
- HS đọc bài toán
- Lớp làm bài vào vở
- 1 HS trình bày phiếu lớn
Bài giải
Quãng đường từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1730- 1315 = 415(km)
 Đáp số: 415km
- HS đọc bài toán
- HS trình bày bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài
 Bài giải
Năm ngoái HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 – 80 600 = 134 200 ( cây ) 
 Cả hai năm HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 + 134 200 = 349 000 ( cây )
 Đáp số : 349 000 cây. 
- HS thực hiện đặt tính và nêu kết quả
 163024 
 - 81360 
 82664 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
TIẾT 3: THỂ DỤC
Giaó viên chuyên soạn giảng
______________________________________________
TIẾT 4: TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY – CA(Số tiết:01)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 1. Năng lực
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài.
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời của nhân vật với lời người kể.
 - Hiểu nội dung: Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Phẩm chất
- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
 - GV :Tranh minh họa, bảng phụ. 
 - HS : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
 Cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
 - Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá
 * Luyện đọc. 
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn?
- HD HS luyện đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng câu văn dài.
- Đọc toàn bài
- GV đọc bài mẫu
* Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
? Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
? Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ cậu thế nào?
? An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
 Đoạn 2:
? Chuyện gì đã xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà.
? Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
?An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
? Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là một cậu bé như thế nào?
- GV chốt lại nội dung của bài.
3. Hoạt động 3:Luyện tập, thực hành 
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Nêu giọng đọc toàn bài?
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn:
" Bước vào phòng an ủi em
 Không, con không có lỗi. .... khỏi nhà."
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Nêu nội dung chính của bài.
4.Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm.	
? Nếu đặt tên khác cho truyện em đặt tên câu chuyện này là gì?	
? Nếu gặp An - đrây – ca em sẽ nói gì với bạn. 
* Em cần làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, bố mẹ?
- HS chơi 
+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân 
+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trống 
- HS nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia thành : 2 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà
+ Đoạn 2: đoạn còn lại
- 2HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm: 
An- đrây-ca, hoảng hốt,...
- HS đọc: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch về của hàng / mua thuốc/ rồi mang về nhà.
+ Lần 2: Đọc câu dài; Giải nghĩa từ khó SGK: dằn vặt
+ Lần 3: Luyện đọc trong nhóm.
- 1HS đọc toàn bài.
- Nghe GV đọc mẫu
- Đọc lướt, trả lời:
- Câu chuyện xẩy ra khi An- đrây- ca 
9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay.
- Gặp các bạn chơi đá bóng và rủ em nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- HS đọc thầm + trả lời
- Mẹ khóc vì ông đã qua đời
- Khóc và tự cho là vì mình mà ông đã mất
- Cậu ân hận vì mình mải chơi mang thuốc về chậm mà ông mất, cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe; Cậu cho rằng đó là lỗi của mình; Yêu thương ông, nhưng thấy ông sắp chết còn mải đi chơi. 
- An - đrây - ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS đọc nối tiếp toàn bài
- Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt mỏi, yếu ớt, lời mẹ an ủi, dịu dàng, lời An- đrây- ca buồn, day dứt.
- Nghe và phát hiện cách thể hiện giọng đọc. 
- HS nghe
+ HS đọc theo cặp.
- 2- 3 HS thi đọc
- Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Tự trách mình, Chú bé An - đrây - ca , Chú bé trung thực ... 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
BUỔI CHIỀU
	TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2 Số tiết 02)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của nguời khác.
2. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
- GD tính mạnh dạn tự tin trước tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + SGK Đạo đức lớp 4
- HS: VBT
 + Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2:Luyện tập, thực hành.
* Tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 *Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa). 
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa): 
- Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay): 
- Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!
 Mẹ Hoa: 
- Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?
 Bố Hoa: 
- Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ!
 Mẹ Hoa gắt: 
- Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!
 Bố Hoa lắc đầu: 
- Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!
 Mẹ Hoa: 
- Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó. 
 Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi: 
- Hoa ơi, ra mẹ bảo. 
 Hoa (Từ trong nhà chạy ra)
- Mẹ bảo con gì ạ?
 Mẹ Hoa
- Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao?
 Hoa phụng phịu: 
- Mẹ ơi, con muốn được đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ. 
 Mẹ Hoa thở dài: 
- Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học. 
 Hoa suy nghĩ một lát rồi nói: 
- Nếu nhà ta khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh, được không mẹ?
 Mẹ Hoa băn khoăn: 
- Nhưng như thế mẹ sợ con vất vả quá!
 Hoa cười: 
- Không sao đâu, con làm được mà mẹ. 
 Bố Hoa: 
- Ý kiến con nó đúng đấy! Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý như thế đi. 
 Mẹ Hoa: 
- Thôi được, tôi đồng ý. 
 Hoa cười sung sướng: 
- Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ học tập thật tốt ạ.
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
*GV: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các con nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến mình. Ý kiến các con sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. 
* “Trò chơi phóng viên”. 
 - Các nội dung phỏng vấn
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em. 
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em. 
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm. 
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch. 
+ Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau: 
+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích. 
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
*GV: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình. 
* HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10): 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tổ chức cho HS trưng bày bài viết, tranh vẽ đã sưu tầm ở nhà.
- GV: + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, như vấn đề người lớn không gương mẫu, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường kém.... 
 + Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. 
 + Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 
3. Hoạt đông 3: Vận dụng, trải nghiệm 
- Phát biểu ý kiến của em về các vấn đề xung quanh bản thân.
-HS hát 1 bài
- HS làm việc theo tổ: phân vai, diễn lại tiểu phẩm (đã được chuẩn bị trước)
- 1-2 nhóm diến tiểu phẩm, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Sau khi diễn lại tiểu phẩm, HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
- HS lắng nghe
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS trưng bày bài viết, tranh vẽ đã sưu tầm ở nhà và trình bày. 
- HS lắng nghe, bổ sung, góp ý kiến
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường. 
- Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em như môi trường sống quanh em hoặc những vấn đề liên quan đến gia đình em như sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
TIẾT 2: ÔN TOÁN
 ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Mức 1: - Nắm chắc hơn mối quan hệ của tạ, tấn với ki- lô- gam. 
 Mức 2: - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian. Tính giá trị của biểu thức:
 Mức 3: - So sánh, sắp xếp được các đơn vị đo khối lượng 
 - Thực hiện các phép tính với các đơn vị đo 
 - Rèn kĩ năng tính nhanh, thành thạo .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 6 yến= ...... kg 
 7 yến 3kg =...... kg
 7 tạ = ...... kg 
 4 tạ 3 yến =...... kg 
 6 tấn 5 tạ = ...... kg
 8 tấn 52 kg = ...... kg
Bài 2 2500 năm = ? thế kỷ.
	A. 25	B. 500	C. 250	D. 50
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
1 phút = ...... giây 
 8 phút= ...... giây
 phút = ...... giây
5 phút 12 giây = ...... giây 
1 thế kỉ =...... năm
 thế kỉ = ...... năm
 3 thế kỉ = ...... năm
1 thế kỉ 25 năm =...... năm 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) 6412 + 513 x m với m = 7
b) 1500 – 1500 : b với b = 3
c) 125 x b – 25 x b với b = 6
Bài 3:Năm 1459 thuộc thế kỷ thư mấy?
	A. XII	B. XIII	C. XIV	D. XV
Bài 1: >,<,=
1 tạ 11 kg.... 10 yến 1 kg
2 tạ 2 kg.... 220 kg
4 kg 3dag .... 43 hg 
 8 tấn 80 kg .... 80 tạ 8 yến 
Bài 2: 
Mỗi bao gạo nặng 3 tạ .Một ô tô chở 9 tấn gạo thì chở được bao nhiêu bao như vậy?
A. 90 bao B. 900 bao 
C. 30 bao D. 270 bao
Bài 3: Tính 
 30 phút – 15 phút
 12 giây+ 45 giây
 3 tấn 5 tạ+ 2 tấn 3 tạ
 4 kg 500 g- 2kg 500g
 69 giờ : 3
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 52 + 37 + 48 + 63 b) (666 – 333 x 2) : (150 – 50 x 2) 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
TIẾT 3: KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (Tiết số: 01- Số tiết: 02)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu cánh phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
 + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
 - Đưa trẻ đi khám để chữa bệnh kịp thời.
 - Nêu cách phòng, tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu cách phòng bệnh béo phì.
 - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
2. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác. 
3. Phẩm chất
- GD HS có ý thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:- Các hình minh hoạ 
 - Bảng nhóm.
 - HS: VBT
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động: Tổ chức cho HS chơi “Truyền hoa”với nội dung câu hỏi: Nêu một số cách bảo quản thức ăn?
- Nhận xét, tuyên dương.Dẫn vào bài mới
2.Hoạt động 2: Khám phá
 a.Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu nguyên nhân gây ra các bệnh trên.
Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu VitaminD sẽ bị còi xương. Thiếu I ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
b.Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
*Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như:
- Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu VitaminA.
- Bệnh phù do thiếu VitaminB1.
- Bệnh chảy máu chân răng do thiếu VitaminC.
* Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ
 chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần theo 
dõi cân năng thường xuyên. Nếu phát hiện 
trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì 
phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lý đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị.
 c)Trò chơi Bác sĩ
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Tên bệnh?
+ Nêu cách phòng bệnh?
- Giáo viên yêu các nhóm khác tiếp tục chơi.
d.Tìm hiểu về bệnh béo phì
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo phiếu học tập 
? Dấu hiệu của bệnh béo phì?
? Tác hại của bệnh béo phì?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
e.Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
? Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
? Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
* Đóng vai:
 - GV đưa ra tình huống : Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ làm gì để giúp các em mình ?
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm
-Tuyên truyền, giải thích cho gia đình, người thân về cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh béo phì từ đó có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- HS hát 1 bài hát và cùng truyền bông hoa , bài hát kết thúc bông hoa đến HS nào, HS đó trả lời.
+ Quan sat H1,H2 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
 + HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
+ Bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh phù,bệnh chảy máu chân răng 
+ Phải thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. Để đề phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất.
- 1 học sinh đóng vai bác sĩ.
- 1 học sinh đóng vai bệnh nhân.
- Đại diện một nhóm trình bày
 + Nêu triệu chứng, dấu hiệu của bệnh.
 + Nêu cách phòng các bệnh đó.
- HS làm việc theo nhóm 4:
+ HS thực hiện vào phiếu, nêu được:
VD: Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, mặt với hai má phúng phính...
+ Có nguy cơ bị: Tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, bị sỏi mật,....
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Do thói quen không tốt về ăn uống, ăn quá nhiều, ít vận động.
+ Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng, ăn đủ lượng Vitamin, chất khoáng,...
+ Vận động thường xuyên...
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận, phân vai lời thoại và diễn xuất.
+ Các nhóm diễn.
+ Lớp nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Ngày soạn: 9/10/2021 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
Đ/C Duyến soạn giảng
______________________________________________
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Mức 1: Củng cố cho HS về danh từ chung, danh từ riêng, cách viết danh từ chung, danh từ riêng.
	Mức 2: Củng cố cho HSvề danh từ chung, danh từ riêng, cách viết danh từ chung, danh từ riêng. Đặt được câu với danh từ em vừa xác định.
Mức 3: Củng cố cho danh từ chung, danh từ riêng, cách viết danh từ chung, danh từ riêng. Đặt được câu với danh từ chung, danh từ riêng em vừa xác định.
	- Giáo dục HS ý thức học tập. 
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Nội dung các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Bài 1: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
 Ôm/ quanh/ Ba Vì/ là/ bát ngát/ đồng bằng/, mênh mông/ hồ/ nước/ với/ những/ Suối Hai/, Đồng Mô/, Ao Vua /... nổi tiếng/ vây gọi/. Mướt mát / rừng / keo/ những / đảo/ Hồ/ đảo/ Sếu/ ... xanh ngắt/ bạch đàn / những / đồi / Măng/ đồi/ Hòn/ ... Rừng / ấu thơ/, rừng/ thanh xuân/ ... Tiếng / chim gù /, chim/ gáy/, khi / gần/ khi xa/ như mở rộng / mãi/ ra/ không gian/ mùa thu/ xứ / Đoài/ .
? Nêu cách viết của danh từ chung và danh từ riêng?
* Đặt câu với 1 danh từ em vừa tìm được
* Đặt 2 câu với 2 danh từ em vừa tìm được?
Bài 2: Viết lại các cụm từ sau chi đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
xã Kim Liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an, sông cửu long, núi ba vì, cầu hàm rồng
 Bài 3: Trong câu "Tháp Mười đẹp nhất bông sen." có mấy tiếng ?
A.tám	B. ba	
C.chín	D. sáu
xã Kim Liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an, sông cửu long, núi ba vì, cầu hàm rồng, chùa thiên mụ, qua đèo ngang, tới vũng tầu, đèo hải vân
* Đặt câu 1 câu với 1 cụm từ em vửa sửa
Bài 3: Trong tiếng"hoàng" có âm đệm nào ?
A.h	B. a	
C. o	D.ng
xã Kim Liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an, sông cửu long, núi ba vì, cầu hàm rồng, chùa thiên mụ, qua đèo ngang, tới vũng tầu, đèo hải vân
* Đặt câu 2 câu với 2 cụm từ em vửa sửa
Bài 3: Trong các từ sau, từ nào không cùng có hai thanh sắc ?
A.xúng xính B. tính toán 
C.tí toáy D. rộn ràng
 IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________
TIẾT 2: LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) 
(Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà). 
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, ... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. 
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
2. Năng lực.
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng, phiếu học tập của HS. 
 - HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì khi đô hộ nước ta?
+ Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá
2.1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I trả thù nhà”. 
- GV giải thích 
+ Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. 
+ Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. 
- GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến: 
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. 
+ Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. 
 Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?
* Kết luận: sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà. 
2.2. Diễn biến:	
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS cuộc kn Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc kn. 
- GV nhận xét tóm tắt lại diễn biến
2.3.Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi:
+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì 
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
*Kết luận: Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng.
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện kể, thơ, văn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, xuống biển mò ngọc trai, .. 
+ Không chịu sự áp bức bóc lột của chúng, nhân dân ta liên tục nổi day, đánh đuổi quân đô hộ 
- 1 HS đọc
- HS các nhóm thảo luận và nêu ý kiến của nhóm mình.
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trong nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Mùa xuân năm 40 từ cửa sông Hát Môn tỉnh Hà Tây ngày nay.
- Đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh ® tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa ® tấn công Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) trung tâm của chính quyền đô hộ. Quân Hán thua trận bỏ chạy toán loạn.
- Đọc thầm SGK
+ Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi 
+ Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập. 
+ Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
______________________________________________
TIẾT 3: TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN 
HƯỚNG DẪN HS VỀ CÁCH TÌM SÁCH THEO TRÌNH ĐỘ ĐỌC 
QUY TẮC 5 NGÓN TAY (Số tiết: 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Giúp hs nắm được cách tìm sách theo trình độ đọc của mình. 
- GV áp dụng quy tắc 5 ngón tay để HD HS đọc sách phù hợp với trình độ đọc của từng em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. GV thực hành phân loại năng lực đọc cho học sinh
	- Vật liệu hỗ trợ: Một số quyển sách có các mã màu trắng, xanh dương, vàng.
	- GV gọi lần lượt từng HS lấy sách và đọc: “Trước mặt con có các quyển sách theo mã màu xanh lá, màu đỏ, cam, trắng, Xanh dương, vàng, con đọc cho cô quyển mã màu trắng 5 câu trang .” cho em đó đọc 5 câu liên tục, Trong khi học sinh đọc, GV dùng quy tắc 5 ngón tay để đếm số lỗi của hs đó
+ Nếu HS mắc 0-1 lỗi: cuốn sách dễ so với trình độ đọc của HS, GV cho em đọc tiếp quyển sách có mã màu nâng cao hơn.
+ Nếu HS mắc 2-4 lỗi: cuốn sách đó phù hợp với trình độ đọc của HS
Nếu HS mắc từ 5 lỗi trở lên: cuốn sách đó khó hơn so với trình độ đọc của HS, GV cho em đọc tiếp quyển sách có mã màu dễ hơn.
	- GV kiểm tra HS đọc lần lượt cho đến hết HS của lớp. Sau khi GV đã kiểm tra được trình độ đọc của mỗi HS, GV ghi lại kết quả mã màu phù hợp với từng HS, có thể ghi tổng hợp kết theo từng nhóm HS với từng mã màu. Căn cứ vào kết quả đó, yêu cầu các em tìm sách đọc theo mã màu phù hợp với trình độ đọc của mình.
STT
Họ tên HS
Năng lực phù hợp
1
Lò Anh Thư
Trắng
2
Vàng Quốc Anh
Trắng
3
Hoàng Thị Vắn
Xanh dương
4
Hò Thùy Linh
Trắng
5
 .
	- Tuy nhiên sau các tiết đọc, GV sẽ theo dõi, giúp đỡ những HS đọc chưa tốt nâng dần kĩ năng đọc để chuyển mã màu phù hợp với quy định của HS lớp 4.
2. Tổ chức cho một số HS thực hành chọn sách và đọc
- Một số HS lên chọn sách theo kết quả mã màu GV đã kiểm tra ở trên
3. Nhận xét, tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
 _________________________________________________
Ngày soạn: 10/10/2021
Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2021
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ ( Số tiết 01)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, Kĩ năng
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
2. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ học bài
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (hai cột)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
 + GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
 -HS: VBT, vở nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động: Khởi động
 - Làm bài tập 5
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Khám phá
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài:
* Tìm hiểu biểu thức có chứa hai chữ.
 - Treo bảng phụ ghi ví dụ.
 + Giải thích : Mỗi chỗ (...) chỉ số cá do anh (em) hoặc cả hai câu được.
+ VD : Anh câu được 3 con cá
 Em câu được 2 con cá. Hỏi cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?
 + Anh câu a con
 Em câu b con
Vậy cả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_06_nam_hoc_2021_2022.doc