Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước, quê hương. Hiểu một số từ ngữ trong bài: Sa Pa, rừng cây âm âm, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người Việt Nam.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh đẹp của đất nước.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

 

doc 34 trang xuanhoa 06/08/2022 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 29
Thứ hai, ngày 2 tháng 4 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước, quê hương.	Hiểu một số từ ngữ trong bài: Sa Pa, rừng cây âm âm, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh đẹp của đất nước. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ HS nêu nội dung tranh chủ điểm. GV giới thiệu nội dung chủ điểm.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh đẹp của đất nước.
Cách tiến hành:
1. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài: Những đám mây trắng nhỏ huyền ảo.
- HS luyện đọc.	
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa?
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. 
+ Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
Cách tiến hành: 
- GV đọc diễn cảm đoạn Xe chúng tôi leo liễu rủ. Giọng đọc suy tưởng, nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
- Cho HS nhẩm HTL từ”Hôm sau hết” và thi đọc thuộc lòng.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Em nhận thấy quê mình như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu những cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em đang sống?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
- HS nêu lại nội dung bài.
+ Mọi người cần có ý thức như thế nào để giữ gìn cảnh đẹp của đất nước?
GDHS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh đẹp của đất nước.	
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn, học thuộc đoạn 1.
- Chuẩn bị: Dòng sông mặc áo.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 141: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách viết tỉ số của hai số hoặc số đo cùng đại lượng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về “Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của hai số đó”.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: bảng phụ.
HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
Chọn ý đúng: Có 480 kg gạo. Số kg gạo ở bao nhỏ nếu tăng lên 5 lần thì được số kg gạo ở bao to. Số kg gạo ở bao to là: 
a. 80 kg	 b. 400 kg 	 c. 480 kg 	 d. Tất cả đều sai.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Củng cố về viết tỉ số của hai số có đơn vị đo đại lượng.
- Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: Bảng con: HS viết tỉ số a và b theo yêu cầu.
Nhằm phân biệt tỉ số của a & b với tỉ số của b & a.
- HS đọc kết quả.
- Nhận xét bài bạn. - GV kết luận.
Bài tập 2: - GV treo bảng phụ có ghi nội dung của bài lên bảng và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sau đó điền vào ô trống trên bảng.)
- Yêu cầu 1HS làm bài trên bảng phụ; lớp làm bài vào SGK bằng bút chì.
- HS đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
- GV chữa bài.
Bài tập 3: - Gọi 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.)
+ Tổng của hai số là bao nhiêu? (Tổng của hai số là 1080.)
+ Hãy tìm tỉ số của hai số. (Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.)
- 1 HS lên làm bài bảng phụ. Lớp làm vở (HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.)
- Nhận xét bài bạn.
- GV kết luận.
Bài tập 4: Các bước giải
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm chiều dài, chiều rộng. 
- 1 HS lên làm bài - lớp làm vở.
- Nhận xét bài bạn - GV kết luận.
Bài tập 5: - Gọi HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm SGK.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm) – 2 nhóm giải bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn. - GV kết luận.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành: 
+ Muốn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ ta làm như thế nào?
+ Tuổi con được bao nhiêu ngày thì tuổi mẹ được bấy nhiêu tuần. Biết tổng số tuổi của hai mẹ con là 32. Tính tuổi mỗi người.
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó.
- Làm bài trong SGK.	
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
CHÍNH TẢ 
Tiết 29: AI ĐÃ NGHĨ RA CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4, ? (NGHE VIẾT)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Viết được chính tả bài: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ?
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu ch/ tr.
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a.
- Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Chữ A- rập do người nước nào nghĩ ra? (người Ấn Độ)
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu ch/ tr.
Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2a và bài 3. 
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 1 HS lên điều khiển.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ - 2 nhóm làm phiếu lớn.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
Thi đua: Điền tiếng có chứa âm ch/ tr: 
Leo trùng lượn vùng .. khai .. chán .
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có).
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết 30.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 29: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông.
- Lồng ghép : Văn hóa giao thông : Bài 3 : Biển báo hiệu giao thông.
2. Kĩ năng: HS biết tham gia giao thông an toàn.
- HS có kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông. Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. 
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày, nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng và thực hiện tốt luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số biển báo an toàn giao thông.
- Nội dung một số thông tin về ATGT thu thập từ sách báo.
HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?
+ Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào?
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS biết tham gia giao thông an toàn.
- HS biết giải quyết tình huống. 
- HS có kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông. Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. 
- HS có thái độ và hành vi tôn trọng Luật Giao thông.
Cách tiến hành: 
* Tìm hiểu các biển báo giao thông.
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo.
- Chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
- GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng. 
- GV đánh giá cuộc chơi.
- HS đọc Bài3 : Biển báo hiệu giao thông- Trong tài liệu Văn hóa giao thông.
Bài tập 3: 
- Chia HS thành các nhóm. Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết. 
- 1 HS điều khiển từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận: 
Bài tập 4: 
- 1 HS điều khiển, đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. 
- Kết quả chung: Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành: 
+ Nêu ý nghĩa và tác dụng của các biển báo mà em biết?
+ Khi tham gia giao thông em cần làm gì? 
+ Nếu thấy bạn mình không chấp hành luật giao thông em sẽ nói gì với bạn?
- Giáo dục HS tham gia giao thông đúng luật. Phê phán những hành vi vi phạm giao thông.
- Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Chuẩn bị: Bảo vệ môi trường.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ba, ngày 4 tháng 4 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 57: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH, THÁM HIỂM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm du lịch, thám hiểm.
2. Kĩ năng: Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi”Du lịch trên sông”.
3. Thái độ: Kích thích trí tưởng tượng, yêu thích đi du lịch.
- Giúp các em hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tờ giấy để HS làm BT1.
HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ HS lên bảng đặt câu và nêu từ thể hiện ý cầu khiến.
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: - HS hiểu nghĩa các từ”du lịch, thám hiểm”. 
- Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi”Du lịch trên sông”.
Cách tiến hành: 
Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- Cho HS trình bày ý kiến khoanh ý chọn vào SGK – 3 HS làm PBT lớn.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài 2: HS thảo luận nhóm đôi để chọn ý đúng. (Cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn)
- GV chốt: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4 (cá nhân, thống nhất ý kiến trong nhóm).
- 1 HS điều khiển các bạn nêu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý.
* Câu tục ngữ”Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nêu nhận xét: ai đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành.
* Câu tục ngữ nói lời khuyên: Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới khôn ngoan, hiểu biết.
Bài 4: 
- Treo bảng phụ. Chia nhóm tổ chức thành 2 cặp nhóm thi trả lời nhanh. Nhóm 1 nhìn bảng đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết nửa bài thơ đổi ngược nhiệm vụ.
Sau đó làm tương tự với nhóm 3, 4.
Nhóm nào trả lời đúng đều là thắng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường thiên nhiên? – HS trao đổi, trả lời.
KL: Quê hương đất nước ta có nhiều cảnh thiên nhiên rất đẹp. Vì vậy các em cần có ý thức BVMT thiên nhiên của đất nước.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành: 
- Cho HS nhắc lại một số từ về đức tính cần có của người thám hiểm.
 Tuy chưa đến tuổi để có thể khám phá thế giới nhưng ngay bây giờ các em cũng nên có ý thức tìm hiểu, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo...
- Chuẩn bị bài: giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 142: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến tỉ số.
3. Thái độ: HS tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: bảng nhóm.
HS: xem trước nội dung bài học. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Muốn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà.
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Cách tiến hành: 
Bài toán 1:
- GV nêu bài toán - HS nghe và nêu lại bài toán: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì? (Yêu cầu tìm hai số.)
- Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- Yêu cầu HS cả lớp dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn chúng bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên sơ đồ. HS vẽ nháp. 1 em vẽ trên bảng lớp.
- GV kết luận về sơ đồ đúng.
- Yêu cầu HS đọc sơ đồ và hỏi: 
+ Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy phần bằng nhau?
+ Em làm thế nào để tìm được 2 phần?
+ Như vậy hiệu số phần bằng nhau là mấy?
+ Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị? (24 đơn vị.)
+ Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé 2 phần, theo đề bài thì số lớn hơn số bé 24 đơn vị, vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng nhau?
- GV: Như vậy hiệu hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau.
+ Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau, hãy tìm giá trị của 1 phần.
 + Vậy số bé là bao nhiêu? (Số bé là: 12 Í 3 = 36.)
 + Số lớn là bao nhiêu? (Số lớn là: 36 + 24 = 60.)
 - Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán, nhắc HS khi trình bày có thể gộp bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé với nhau.
Bài toán 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán GV viết trên bảng phụ, lớp đọc thầm.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.)
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu? (Là 12)
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu? (Là )
- HS thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn, thống nhất ý kiến trong nhóm) giải vào nháp. 2 nhóm giải bảng phụ.
- HS các nhóm báo cáo việc thảo luận nhóm.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét, kết luận.
- HS nhắc lại các bước giải để ghi nhớ.
- GV khuyến khích các em làm ngắn gọn.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức vừa học giải được các bài toán liên quan.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài; cả lớp đọc thầm bài trong SGK.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết? (Bài toán cho hiệu vả tỉ số của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số đó nên đó là dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.)
- HS làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ. Sau đó đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
- 3 HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét.
+ Vì sao em biểu thị số thứ nhất là 2 phần bằng nhau và số thứ hai là 5 phần bằng nhau?
Bài tập 2: 
- 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở theo nhóm đôi (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS , kết luận về bài làm đúng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau theo kết luận của GV.
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán: 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.)
+ Biết gì về 2 số đó?
- Thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm).
- 2 nhóm HS trình bày ở bảng phụ.
- 1HS điều khiển các bạn trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
+ Hiệu số tuổi của cha và con là 27 tuổi. Sau 3 năm nữa thì tuổi cha bằng tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
- GV tổng kết giờ học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KHOA HỌC
Tiết 57: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
2. Kĩ năng: - Nêu được những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
- Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật. 
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK. - Phiếu học tập theo nhóm. 
HS: - HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Nêu tính chất của nước? (nước không có hình dạng xác định.)
+ Ta nhìn thấy vật khi nào? (có ánh sáng từ vật tới mắt).
+ Nêu tính chất của không khí? (Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra).
+ Nhiệt độ truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.
Cách tiến hành: 
1. Trình bày cách tiến hành: thí nghiệm thực vật cần gì để sống?
- Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng trong lon sữa bò của các thành viên.
- Hoạt động trong nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV: Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên bàn; quan sát các cây trồng; mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc cho các bạn biết; thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo.
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
- Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm. GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.
+ Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau?
+ Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết điều đó?
+ Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
+ Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào?
Hoạt động 3 : Luyện tập – thực hành
Mục tiêu: - Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
Cách tiến hành: 
2. Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường. 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm..........
1. Đánh dấu Í vào các yếu tố mà cây được cung cấp và dự đoán sự phát triển của cây.
Các yếu tố mà cây được cung cấp
Ánh
sáng
Không khí
Nước
Chất khoáng có trong đất
Dự đoán kết quả
Cây số 1
Í
Í
Í
Cây còi cọc, yếu ớt sẽ bị chết
Cây số 2
Í
Í
Í
Cây sẽ còi cọc, chết nhanh
Cây số 3
Í
Í
Í
Cây sẽ bị héo, chết nhanh
Cây số 4
Í
Í
Í
Í
Cây phát triển bình thường
Cây số 5
Í
Í
Í
Cây bị vàng lá, chết nhanh
2. + Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường, tại sao? Những cây khác sẽ như thế nào? Vì sao?
+ Nêu điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
- 1 HS điều khiển các bạn trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động4: Vận dụng
Mục tiêu: - HS biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Cách tiến hành: 
 3. Tập làm vườn.
+ Nhà em nào có trồng cây cối?
+ Vì sao nên trồng cây cối? (môi trường xanh, sạch, đẹp)
- Chốt: Đó còn là để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
+ Trồng hoa ta cần làm gì hàng ngày giúp cây phát triển tốt, cho hiệu quả cao?
- 2 đến 4 HS trình bày.
+ Nhận xét.	Ví dụ: Nhà trồng mấy luống rau cải. Hằng ngày giúp mẹ tưới cây, nhổ cỏ 
HS thấy một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành: 
+ Thực vật cần gì để sống?
- Cho HS nhắc lại một số điều kiện cần thiết để cung cấp cho thực vật.
- Xem bài nhu cầu nước của thực vật, sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật. HS về sưu tầm ảnh, tên 3 loài cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi ẩm ướt, 3 loài cây sống dưới nước.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KỂ CHUYỆN
Tiết 29: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện. Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể.
3. Thái độ: Ấp ủ ước mơ được đi đây, đi đó.
Thấy được những nét thơ ngây và đáng yêu của Ngựa Trắng. Từ đó có ý thức bảo vệ các động vật hoang dã.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh họa truyện trong SGK. 
HS: Xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS chú ý nghe kể chuyện.
Cách tiến hành: 
1. GV kể chuyện.
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ước ao ); giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối - Ngựa Trắng đã biết phóng như bay.
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
Hoạt động3: Luyện tập – thực hành
 Mục tiêu: - HS thi kể chuyện và hiểu nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành: 
2. Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
- Cho HS kể trong nhóm 2 hoặc 4 em và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp: 
+ Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn của truyện theo tranh.
+ HS kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
 - Cho HS bình chọn bạn kể tốt.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng đại bàng núi?
+ Ý nghĩa của truyện là gì?
+ Em thấy ngựa trắng là con vật như thế nào?Em cần làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã?
Giáo dục HS: Thấy được những nét thơ ngây và đáng yêu của Ngựa Trắng. Từ đó có ý thức bảo vệ các động vật hoang dã.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ tư, ngày 4 tháng 4 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 58: TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu bài thơ thể hiện một cách nhìn rất riêng, một khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi một khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên; đọc đúng những câu mở đầu cả bài thơ và từng khổ thơ “Trăng ơi... từ đâu đến?” với giọng ngạc nhiên, thân ái, dịu dàng, thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với trăng, sự gần gũi giữa nhà thơ với trăng. 
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành: 
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Kiểm tra 2, 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa?
+ Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
1. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (6 khổ thơ).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn câu dài.
- HS luyện đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. (HS trả lời cá nhân, sau đó trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm) 
* Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu.
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì? 
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
* Đoạn 2: Khổ thơ 3, 4.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
* Đoạn 3: Khổ 5, 6.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
+ Vầng trăng tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc