Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm 2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm 2021 (Bản mới)

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt) SGK/15

TGDK : 40 phút

A-Mục tiêu :

1 - Kiến thức: Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

HS chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu 4).

2- Kĩ năng : Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

3. Phẩm chất: - GD HS giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

B- ĐDDH : Bảng phụ

 

doc 27 trang xuanhoa 10/08/2022 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm 2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
 Tin – đ/c Hiền dạy chuyên
 Tập đọc Tiết : 3
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt) SGK/15
TGDK : 40 phút
A-Mục tiêu :
1 - Kiến thức: Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
HS chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (câu 4).
2- Kĩ năng : Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
3. Phẩm chất: - GD HS giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....
B- ĐDDH : Bảng phụ 
C- Các HĐDH: 
1. Bài cũ : (5’) HĐTQ ôn bài Mẹ ốm
2. Bài mới : (30’)
Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Đọc rành mạch, trôi chảy bài văn.
- Các nhóm chia đoạn đọc bài theo cặp - kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ khó. 
- HS chia đoạn : Chia bài thành 4 đoạn
- Đại diện nhóm HS đọc nối tiếp 4 đoạn 
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
* HS trả lời được các câu hỏi trong SGK và hiểu nội dung bài văn.
GD KNS : GD HS nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nghĩa hiệp nhân vật Dế Mèn; Thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ với chị Nhà Trò yếu đuối và ghét áp bức bất công.
- HS đọc bài – TLCH – Cả lớp nhận xét 
+ Câu 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ: Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, Bố trí nhện gộc canh gác, tất cả bọn nhà nhện núp kín trong hang đá với vẻ hung dữ. 
+ Câu 2 : Cách mà Dế Mèn làm cho bọn nhện phải sợ : Dế Mèn hỏi lời lẽ rất oai: Ta muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu Thấy Nhện cái xuất hiện Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
+ Câu 3 : Dế Mèn phân tích : Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ. Cuối cùng Dế Mèn đe dọa: Có phá hết vòng vây đi không ?
Bọn Nhện đã hành động : Chúng dạ ran, sợ hãi, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
+ Câu 4 : Danh hiệu Dế Mèn : Hiệp sĩ 
Qua bài học này em có suy nghĩ gì về nhân vật : Dế Mèn
- HS rút ra ý nghĩa chuyện.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
* Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- HS chọn đoạn để luyện đọc – HS đọc diễn cảm đoạn đã chọn. 
- Thi đọc diễn cảm – Nhận xét, tuyên dương.
	- Bình chọn bạn đọc tốt.
3. Củng cố –Dặn dò: (5’)
- HS nêu lại nội dung bài văn - Chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận xét tiết học 
D/ Bổ sung: 
Toán : Tiết 6
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ. SGK/8 
TGDK : 35 phút
Mục tiêu : 
1. Kiến thức
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
- HS làm được Bài 1;2;3;4ab/VBT/8
 3. Phẩm chất: GD HS tính chăm chỉ và cẩn thận khi tính toán.
 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
B- ĐDDH: Bảng phụ.
C- Các HĐDH:
1. Bài cũ :(5’) Luyện tập
2. Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Ôn tập
* Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 	- Ôn về các hàng : đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
 	- HS nêu : 10 đơn vị = 1 chục ; 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn ; 
 10 nghìn = 1 chục nghìn.
- Hàng trăm nghìn: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn ; 1 trăm nghìn viết là:100 000.
- Viết và đọc số có sáu chữ số : 
VD : Viết số : 313 214 - Đọc là : Ba trăm mười ba nghìn hai trăm mười bốn
+ HS cho thêm một số VD khác.
Hoạt động 2 : Luyện tập. 
Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm
* Củng cố cách đọc và viết số có sáu chữ số .
- HS đọc ND bài tập – Làm vào VBT
- Nêu miệng kết quả – Nhận xét
+ Kết quả : Viết số : 312 222 ; Đọc số : Ba trăm mười hai nghìn hai trăm hai mươi hai.
Bài 2 : 
HS đọc ND bài tập – Làm vào VBT
1 HS đọc kết quả - Lớp nhận xét
+ Kết quả : 152 734 : Một trăm năm mươi hai nghìn bảy trăm ba mươi bốn.
	 243 753: Hai trăm bốn mươi ba nghìn bảy trăm năm mươi ba.
Bài 3 : Nối
- HS làm VBT.
- GV chấm bài - Nhận xét 
 	600 000	 Bảy trăm ba mươi nghìn
 730 000	 Một trăm linh năm nghìn
105 000	 Sáu trăm nghìn
670 000	 Sáu trăm linh bảy nghìn
607 000	 Sáu mươi bảy nghìn
67 000	 Sáu trăm bảy mươi nghìn
3- Củng cố – Dặn dò: (5’)
- HS đọc viết các số có 6 chữ số.
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét – Tuyên dương.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng nhận xét tiết học.
D- Bổ sung: 
Luyện từ và câu: Tiết 3
MRVT: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT. SGK/17
TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu : 
	 - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). 
 + HS nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
	- Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ 
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (2’)Luyện tập về cấu tạo của tiếng
2. Bài mới (30’) HS luyện tập : VBT/10
Bài 1: 
* HS biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm : Thương người như thể thương thân.
	- HS đọc yêu cầu BT – HS làm bài theo nhóm – Đại diện nhóm trình bày.
	+ HS nhận xét và chốt kết quả + Giáo dục HS 	
+ Các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu : Lòng thương người, nhân ái, bao dung, 
	+ Trái nghĩa với nhân hậu : Độc ác , hung dữ, dữ tợn, 
	+ Thể hiện tinh thần đùm bọc : Cưu mang, giúp đỡ, che chở, bảo vệ, 
	+ Trái nghĩa với đùm bọc : Ức hiếp, hành hạ, đánh đập, doạ nạt, 
Bài 2: 
* Nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
	- HS đọc yêu cầu BT – HS làm VBT – GV chấm bài – Sửa bài – Nhận xét.
+ K.quả : 
+ Từ có tiếng nhân ( người): Nhân dân, công nhân, nhân tài, nhân loại.
+ Từ có tiếng nhân (lòng thương người ): Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu : Đặt câu với từ vừa tìm được ở bài 2 ( Đặt thêm một số câu khác nhau).
- HS làm việc cá nhân – Nêu miệng kết quả - Cả lớp nhận xét .
Bài 4: 
* HS nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ BT
 - HS đọc yêu cầu BT – Làm việc theo cặp - Đại diện trình bày.
 - Cả lớp nhận xét.
	 a - Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu. 
	 b - Chê người có tính xấu khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.
	 c - Khuyên người ta sống phải đoàn kết với nhau.
3- Củng cố –Dặn dò :(5’)
	- HS nhắc lại các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, đoàn kết.
- Về nhà học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ - Chuẩn bị bài sau.
	- HS nhận xét tiết học
D. Bổ sung: 
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021
Chính tả: ( nghe- viết) Tiết 2
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC. SGK / 16
TGDK : 35 phút
 A. Mục tiêu: 
	-Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định. Bài viết không mắc quá 5 lỗi
	- Làm đúng bài 1; 2b /VBT/9
- GD HS có ý thức rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : (5’)3 HS viết các tiếng có phần vần ang/an – Cả lớp viết vào giấy nháp .
2. Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: HS nghe viết chính tả. 
* Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định. Bài viết không mắc quá 5 lỗi
	- HS đọc bài chính tả : Mười năm cõng bạn đi học – HS đọc thầm bài chính tả
 - Bài văn nói lên điều gì ? ( Nói lên tinh thần không quản ngại khó khăn, biết giúp đỡ bạn bè của bạn Đoàn Trường Sinh) 
- HS viết từ khó: khúc khuỷu, gập ghềnh và chú ý một số danh từ riêng.
- GV đọc chính tả – HS viết bài.
- GV đọc bài – HS đổi vở soát lỗi - Nhận xét bài bạn.
Hoạt động 2 : Luyện tập. VBT /9
Bài 1 :HS phân biệt được các tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn.
- HS đọc yêu cầu bài tập - Làm bài vào vở – Sửa bài.
+ Kết quả : Thứ tự các từ cần điền: sau, rằng, chăng, xin, băn khoăn, sao, xem.
Bài 2b : HS giải câu đố - HS làm VBT – Nêu kết quả.
 Dòng thơ 1 : Chữ trăng ; Dòng thơ 2 : Chữ trắng.
3. Củng cố –Dặn dò: (5’) HS viết lại một số từ khó. Chuẩn bị bài sau. 
	- HS nhận xét tiết học
D. Bổ sung: ..
Tiếng anh – đ/c Nam dạy chuyên
Toán : Tiết:7
LUYỆN TẬP
 SGK/10 - TGDK : 35’
 A-Mục tiêu: 
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- HS làm được Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)/SGK/10
- GD HS tính cẩn thận
B- ĐDDH: Bảng phụ .
C- các HĐDH:
1-Bài cũ :(5’) Các số có 6 chữ số
2- Luyện tập :(25’)
* Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
 Bài 1 : Viết theo mẫu
- HS đọc yêu cầu BT - Làm bài vào vở.
- Nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
653 267
6
5
3
2
6
7
Sáu trăm năm mươi ba nghìn hai trăm sáu mươi bảy
425 301
4
2
5
3
0
1
Bốn trăm hai mươi lăm nghìn ba trăm linh một
728309
7
2
8
3
0
9
Bảy trăm hai mươi tám nghìn ba trăm linh chín
725 736
4
2
5
7
3
6
Bảy trăm hai mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi sáu
 Bài 2: Đọc số
	- HS nêu miệng – Lớp nhận xét.
+ Kết quả: 
- hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba
bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba
năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
Bài 3: Viết số 
- HS làm vào vở - đổi vở chấm Đ/S- Nhận xét
+ Kết quả: a/4 300; b/24 316; c/ 24 301. 
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm vào vở - đổi vở - Nhận xét
+ Kết quả: a/600 000; 700 000 . b/ 380 000; 390 000.
 3. Củng cố –Dặn dò: (5’)
- Ôn viết và đọc được các số có đến sáu chữ số: 670 340.
- Về nhà ôn lại bài – xem bài : Hàng và lớp.
D- Bổ sung : 
 Mỹ thuật – Đ/c My dạy chuyên
 Đạo đức: Tiết 2
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( T2)
 TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
+ HS : Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- GDHS áp dụng vào thực tế cuộc sống.
B. ĐDDH : phiếu học tập
C. Các HĐDH:
1.Bài cũ: (5’)Trung thực trong học tập.
2.Bài mới:(25’) 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
 - Các nhóm thảo luận BT3
 - Các nhóm thảo luận xong. Đại diện nhóm trình bày- Nhận xét bổ sung.
 KQ : a/ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học tập để gỡ lại.
 b/ Báo cáo cho cô giáo biết để sửa lại cho đúng.
 c/ Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
GD KNS : GD kĩ năng biết làm chủ bản thân trong học tập.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4).
* Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập 
 - HS trình bày và giới thiệu.
 - Cả lớp thảo luận: Em nghĩ gì về những mẫu chuyện, tấm gương đó ?
 - HS nêu kết luận : Xung quanh chúng ta những tấm gương về trung thực trong học tập rất nhiều. Chúng ta cần học tập theo.
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (bài tập 5).
 - HS trình bày tiểu phẩm- Cả lớp nhận xét - tuyên dương.
3.Củng cố-dặn dò: (5)
- HS đọc lại ghi nhớ. 
GD ĐĐCM : GD HS biết trung thực trong học tập chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét tiết học
D.Bổ sung: 
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021
 Thể dục – đ/c Định dạy chuyên
	Tập đọc Tiết : 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH. SGK / 19
TGDK : 40 phút
A. Mục tiêu: 
	- Đọc rành mạch, trôi chảy bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quí báu của cha ông (TL được các câu hỏi / SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu).
- HS biết yêu quí, giữ gìn kho tàng truyện cổ ở VN.
B. Đồ dùng dạy học: HS chuẩn bị các tranh ảnh truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế.
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :(5’) HĐTQ ôn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
2. Bài mới : (30’)
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
* HS đọc rành mạch, trôi chảy bài thơ.
- HS đọc nối tiếp nhau trong nhóm các khổ thơ. Kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ khó.
- 2 HS đọc bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* HS trả lời được các câu hỏi sgk và hiểu được nội dung bài thơ.
- HS lần lượt đọc từng khổ thơ –TLCH - HS nhận xét.
+ Câu 1: Tác giả yêu truyện cổ nước mình vì : Truyện cổ rất nhân hậu, có ý nghĩa sâu sắc Truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quí báu của ông cha, truyền cho đời sau lời dạy quí báu. 
+ Câu 2: Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện cổ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường.
+ Câu 3: Những truyện khác thể hiện sự nhân hậu của người VN : Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa , Thạch Sanh, Trầu Cau, Sự tích hồ Ba Bể.
+ Câu 4: Hai dòng thơ cuối ý muốn nói :Truyện cổ là lời dạy của ông cha ta cho đời sau, dạy cho con cháu sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ.
	*Qua bài này em rút ra được bài học gì cho bản thân – HS nêu.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
* HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm; thuộc 10 dòng thơ đầu.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- HS chọn và đọc diễn cảm đoạn thơ.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL 10 dòng thơ đầu. HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
3 . Củng cố – Dặn dò : (5’) 
- HS nêu ý nghĩa bài thơ - HTL bài thơ – Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhận xét tiết học
D. Bổ sung: .
Toán : Tiết 8 
 HÀNG VÀ LỚP	SGK/11
TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số; Biết viết số thành tổng theo hàng. 
- HS làm được bài 1;3;4 /VBT/10
- HS có ý thức trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :(5’) HĐTQ ôn bàiLuyện tập
2. Bài mới : (25’)
Hoạt động 1 : Giới thiệu hàng và lớp .
* Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
 - HS nêu các hàng đã học từ hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn .
HS kết luận : Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV đưa bảng phụ kẻ sẵn HS nêu các hàng, các lớp.
+ VD : Số 321 ; 654000 ; 654321 - HS điền vào bảng kẻ sẵn - Nhắc lại từng hàng, từng lớp.
 Hoạt động 2 : Luyện tập : VBT / 10 : 
Bài 1 : 
* HS nhận biết được các hàng, các lớp của các số. 
- HS đọc yêu cầu BT - HS làm việc cá nhân - Nêu miệng kết quả - Cả lớp nhận xét .
Bài 3 : 
* HS nhận biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
- HS đọc yêu cầu BT – HS làm vở – Chấm bài - Sửa bài .
Số
543 216
254 316
123 456
Giá trị của chữ số 2
200
200 000
20 000
Giá trị của chữ số 3
3 000
300
3 000
Giá trị của chữ số 5
500 000
50 000
50
Bài 4: 
* HS biết viết số thành tổng theo hàng.
- HS đọc yêu cầu BT – Làm bài và đổi vở - Sửa bài.
+ Kết quả :
73 541 = 70 000 + 3 000 +500 + 40 + 1 	 6 532 = 6 000 +500 + 30 + 2 .
83 071 = 80 000 + 3 000 + 70 + 1 	 90 025 = 90 000 + 20 + 5 .
3- Củng cố –Dặn dò : (5’)
- HS nhắc lại các hàng, các lớp vừa học. Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng nhận xét tiết học
D. Bổ sung: ... 
Làm văn Tiết : 3
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT. SGK/ 20
TGDK : 35 phút
A. Mục tiêu: 
	- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
	- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
- GD HS có ý thức trong học tập, trình bày rõ ràng, cụ thể.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :(2’) - Thế nào là văn kể chuyện? Nêu nhân vật trong truyện?
 - HĐTQ làm việc
2. Bài mới : (30’)
Hoạt động 1: HS tìm hiểu ví dụ và nêu nhận xét :
* HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật.
- HS đọc truyện : Bài văn bị điểm không .
- Từng cặp HS trao đổi để thực hiện các yêu cầu 1,2 ,3 trong SGK – HS nêu – và ghi vắn tắt hoạt động của cậu bé bị điểm không :
+ Giờ làm bài thì nộp giấy trắng ; Giờ trả bài thì làm thinh, cô hỏi mãi mới nói; Tới lúc ra về cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi.
+ Mỗi lời nói của cậu bé nói lên tình yêu thương đối với ba và tính trung thực trong học tập
+ Rút ra ghi nhớ : HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Luyện tập : 
* Giúp HS biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (chim Sẻ, chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
- HS làm vào VBT - HS làm bảng phụ – Sửa bài 
Kết quả : 
- HS điền đúng tên nhân vật; Sắp xếp thứ tự các câu cho phù hợp: 1,5,2,4,7,3,6,8,9.
 *M4: HS dựa vào bài tập kể lại câu chuyện hoàn chỉnh.
3. Củng cố -Dặn dò :(3’) 
 - HĐTQ làm việc
- HS nhận xét bình chọn.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau 
D. Bổ sung: 
Khoa học - Tiết: 2
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI 
 TGDK: 35 phút - SGK/ 6
A. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- GD HS biết áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: ( 4 phút ) HĐTQ ôn bài: Con người cần gì để sống?
2. Bài mới: ( 27 phút ) Trao đổi chất ở người
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
* Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường 
- HS quan sát ( hình 1 trong Sgk/ 6 ) – HS thảo luận nhóm đôi ( 2 phút ): Hằng ngày con người lấy vào những gì và thải ra những gì? Quá trình đó gọi là gì?
- Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận: Con người lấy vào: thức ăn, nước uống, không khí (khí ô-xi) và thải phân, nước tiểu, khí các - bô –nic. Quá trình này gọi là sự trao đổi chất.
Hoạt động 2: Thực hành 
* Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- HS thảo luận nhóm ( 4 phút ): trình bày về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường – GV theo dõi các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả – Lớp nhận xét.
3-Củng cố –Dặn dò: ( 4 phút )
 - HĐTQ điều khiển
 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Trao đổi chất ở người ( tt)
 - Lớp nhận xét tiết học, bình chọn bạn, nhóm học tốt - Tuyên dương
D. BỔ SUNG: 
 . 
Thứ năm ingày 28 tháng 10 năm 2021
 Âm nhạc 
Đ.C: TÂM DẠY CHUYÊN
TOÁN – Tiết 9
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
	T/ G : 35 phút SGK/ 12,13
Mục tiêu :
- So sánh được các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 Học sinh làm Bài 1, bài 2, bài 3 VBT/11
- HS có ý thức trong học tập.
B.ĐDDH : 
C-Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : (2’) Ôn bài Hàng và lớp
2. Bài mới : (30’)
 - So sánh 99 578 và 100 000; 693 251 và 693500
- HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập – trao đổi với bạn – Thống nhất nhóm ( 5’) 
- GV nghiệm thu kết luận : 99 578 < 100 000 ; 693251 < 693500
HĐ2: Thực hành. VBT bài 1, bài 2, bài 3 /11
* - So sánh được các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 1: , = ?
- HS đọc đề bài, cá nhân làm bài VBT, trao đổi nhóm đôi – thống nhất nhóm lớn – GV nghiệm thu.	
687653 > 98978 493701 < 654702
687653 > 687599 700000 > 69999
857432 = 857432 857000 > 856999
Bài 2: a/ Khoanh vào số lớn nhất:
 b/ Khoanh vào số bé nhất:
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào VBT, nhóm trưởng điều khiển bạn kiểm tra bài trong nhóm, GV nghiệm thu.
- Đại diện nhóm nêu kết quả:
 a/ 725863 b/ 349675
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống:
- HS đọc đề bài, làm vào VBT, đổi vở kiểm tra trong nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra
 89124 ; 89194 ; 89259 ; 89295
Mức 4: Tìm số lớn nhất có sáu chữ số? Tìm số bé nhất có sáu chữ số ?
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào VBT, nhóm trưởng điều khiển bạn kiểm tra bài trong nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả - Lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: (5’)
 - Nêu cách so sánh hai số có nhiều chữ số ?
 	- Bình chọn cá nhân, nhóm gọc tốt, tuyên dương
- GV dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.	
D. Bổ sung:.............................................................................................................................
Luyện từ và câu : Tiết 4
 Dấu hai chấm. SGK /22 
Thời gian dự kiến : 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (Nội dung Ghi nhớ).
 - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
- GDHS vận dấu câu khi viết văn.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ .
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ : (2’)MRVT: nhân hậu - đoàn kết.
2. Bài mới : (30’)
Hoạt động 1 : HS làm việc cá nhân
* Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu.
- HS nêu ví dụ a, b ,c trong SGK - HS phân tích :
+ VD a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Có dùng phối hợp với dấu ngoặc kép. 
GDHCM : GD HS tỏ lòng biết ơn Bác Hồ vì Người là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hy sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
 + VD b : Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Có dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ VD c : Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
- HS rút ra ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 2 : Luyện tập :VBT /13
Bài 1 : 
* HS nhận biết tác dụng của dấu hai chấm.
- HS đọc từng đoạn văn để trao đổi theo cặp về tác dụng của dấu hai chấm.
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Kết quả :
a) Dấu hai chấm thứ nhất phối hợp với dấu gạch đầu dòng báo hiệu bộ phận câu sau nó là lời nói của nhân vật “tôi” ; 
b)Dấu thứ hai phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo. 
c)Dấu hai chấm có tác dụng giới thiệu cho bộ phận đứng trước, phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước..
Bài 2 : 
* Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
- HS đọc kỹ yêu cầu BT – Làm vào VBT.
- GV Sửa bài .
3 - Củng cố –Dặn dò :(3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ - Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng nhận xét tiết học.
D. Bổ sung: ..
Lịch Sử Tiết: 2 
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt)
SGK /7 TGDK : 35’
A. Mục tiêu :
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tương lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
 - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
B- ÑDDH: Baûn ñoà ñòa lyù töï nhieân VN, Baûn ñoà haønh chính VN
C- Caùc HÑDH:
1- Baøi cuõ(2’) HS nêu bản đồ là gì? Nêu các kí hiệu bản đồ.
2- Baøi môùi:(30’)
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
* Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tương lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
 - HS đọc ND trong SGK để biết được các bước sử dụng bản đồ.
 KL: SGK/7
Hoạt đọng 2: Thục hành theo nhóm.
* Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi a, b ở SGK 
- Các nhóm lên chỉ trên bản đồ các hướng: Đông , Tây , Nam, Bắc.
+ HS nêu các nước láng giềng của VN: Trung Quốc , Lào , Cam-pu-chia.
+ Vùng biển của nước ta là một phần của biển Đông.
+ Quần đảo của VN :Hoàng Sa, Trường sa 
+ Một số đảo của Việt Nam : Phú Quốc , Côn Đảo , Cát Bà 
+ Một số sông chính: Sông Hồng , sông Thaí Bình , sông Tiền , sông Hâu 
- GV treo bản đồ – HS chỉ các hướng trên bản đồ.
- 1 HS khác chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống.
- 1 HS khác chỉ những tỉnh giáp với tỉnh mình đang sống.
3- Củng cố - Dăn dò :(3’) 
- HS nhắc lại cách sử dụng bản đồ.
- Chuẩn bị bài sau : Nước Văn Lang
- HS nhận xét tiết học.
D- BS : .
Kể chuyện : Tiết 2
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. SGK /18 
 TGDK : 35 phút
A. Mục tiêu: 
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- GD HS biết quan tâm giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ .
C.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ :(5’) Sự tích hồ Ba Bể
2. Bài mới :(25’) 
Hoạt động 1:Tìm hiểu câu chuyện : Nàng tiên Ốc.
* Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS đọc diễn cảm bài thơ – 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ – 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm từng đoạn thơ – lần lượt trả lời từng câu hỏi để ghi nhớ nội dung mỗi đoạn.
+ Bà lão nghèo làm nghề mò cua, bắt ốc để sinh sống. 
+ Bà lão bắt được Ốc không muốn bán vì thấy Ốc đẹp, bà thương, thả vào chum để nuôi.
+ Từ khi có Ốc bà thấy mỗi khi đi làm về, nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau đã được nhặt sạch cỏ.
+ Khi rình xem bà cụ thấy một nàng tiên từ trong chum bước ra. Sau đó bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên. Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau.
Hoạt động 2 : HD HS kể chuyện 
* Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
 - HD HS kể lại bằng lời của mình - HS kể theo cặp 
- Thi kể chuyện trước lớp – GV cùng HS nhận xét, bổ sung thêm 
- Bình chọn bạn kể hay nhất – Hiểu chuyện nhất.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố - Dặn dò : (5’)
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện . Giáo dục HS.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe – Chuẩn bị bài sau
- HS nhận xét tiết học
D. Bổ sung: 
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2021
 Tiếng anh – tiết 1,2 đ/c Nam dạy chuyên
Làm văn Tiết : 4
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
Sgk /24 T/g : 35 phút
A/ Mục tiêu : 
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
 - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
- GD HS có ý thức trong học tập . 
B/ ĐDDH : Bảng phụ
C/ Các HĐDH:
1/ Bài cũ : ( 5 phút) Kể lại hành động của nhân vật 
2/ Bài mới : ( 27 phút)
Hoạt động 1 :HS tìm hiểu phần nhận xét :
* HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu 1, 2 - Đọc thầm lại đoạn văn và ghi vắn tắt đặc điểm tả ngoại hình của chị Nhà Trò .
- HS rút ra ghi nhớ : SGK 
 - Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
+ Sức vóc : gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
+ Cánh : mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở .
+ Trang phục : Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bắt nạt.
Hoạt động 2 : Luyện tập : VBT /15.
Bài 1: 
* Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật.
- HS đọc yêu cầu BT - Cả lớp đọc thầm và viết nhanh vào VBT những chi tiết miêu tả hình dáng của chú bé liên lạc
- GV chấm bài - Sửa bài .
+ Ngoại hình của chú bé : Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
+ Các chi tiết trên muốn nói chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả, hiếu động, nhanh nhẹn, thông minh và gan dạ.
Bài 2 :
* Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên 
- HS dựa vào câu chuyện Nàng tiên Ốc để kể lại một đoạn, kết hợp tả ngoại hình của bà lão hoặc nàng tiên.
- Gọi một số HS kể.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
GD KNS: GD HS có kĩ năng tư duy sáng tạo và xử lí thông tin.
3 . Củng cố –Dặn dò : ( 3 phút) HS nhắc lại ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau.
- Lớp trưởng nhận xét tiết học
D. Bổ sung: 
 Toán : Tiết 10
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
Sgk /13 T/g : 35 phút
A/ Mục tiêu : 
	- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
 - Biết viết các số đến lớp triệu.
	+ HS làm được bài 1, bài 2, bài 3 /VBT/12.
- GD HS có ý thức trong học tập .
B/ ĐDDH : Bảng phụ.
C/ Các HĐDH : 
1/ Bài cũ : ( 5 phút) So sánh các số có nhiều chữ số.
2/ Bài mới : ( 25 phút)
Hoạt động 1 : Giới thiệu triệu và lớp triệu 
* HS nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- GV giới thiệu : + 10 trăm nghìn gọi là 1 triệu, viết là : 1 000 000.
	 + 10 triệu gọi là 1 chục triệu, viết là : 10 000 000.
	 + 10 chục triệu gọi là 1 trăm triệu, viết là : 100 000 000.
 Vậy lớp triệu gồm những hàng nào ? (Hàng trăm triệu, hàng chục triệu, hàng triệu) 
 + HS nhắc lại như ở Sgk 
	- GV lấy một số ví dụ khác để khắc sâu hơn cho HS.
Hoạt động 2 : Luyện tập - VBT /12 
* HS biết về lớp đơn vị, lớp nghìn và lớp triệu. Biết viết các số đến lớp triệu. 
Bài 1 : 
	- HS đọc yêu cầu BT - HS viết nhanh kết quả vào VBT.
	- Nêu miệng kết quả - HS nhận xét - kết quả đúng:
a/ 300 000 ; 400 000 ; 500 000 ; 600 000 ; 700 000 ; 800 000 ; 900 000 ; 1 000 000.
b/ 2 000 000 ;4 000 000 ; 6 000 000 ; 8 000 000 ; 10 000 000 ; 12 000 000.
c/ 10 000 000 ; 20 000 000 ; 30 000 000 ; 40 000 000 ; 50 000 000 ; 60 000 000;
 70 000 000.
Bài 2 : Nối theo mẫu 
	- Cả lớp làm vào VBT - 1 HS làm bảng phụ
 - GV chấm bài - Sửa bài .
 60 000 000	 Sáu triệu
600 000 000	 Tám mươi sáu triệu
 86 000 000	 Sáu mươi triệu
16 000 000	 Sáu trăm triệu
 6 000 000	 Mười sáu triệu
Bài 3 : HS viết số thích hợp vào ô trống 
 - HS làm bài VBT.
	- 2 HS làm bảng phụ - Lớp đổi vở - Sửa bài.
 Kết quả :
Số
3 250 000
325 000
Giá trị của chữ số 3
3 000 000
300 000
Giá trị của chữ số 2
200 000
20 000
Giá trị của chữ số 5
50 000
5 000
 3/ Củng cố-Dặn dò: ( 5 phút) 
 - HS nêu : Lớp triệu gồm những hàng nào? 
 - Học bài và chuẩn bị bài sau.
	 - Lớp trưởng nhận xét tiết học
D. Bổ sung: ...
Địa : Tiết 2
	 Dãy Hoàng Liên Sơn. SGK /70
T/ g: 35 phút
A. Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
+ HS: - Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc.
B.ĐD

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_02_nam_2021_ban_moi.doc