Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022

Tiết 2: THỂ DỤC:

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP.

TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”.

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.

- Một số quy định về nội dung, nội quy yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học.

- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi đúng luật.

- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.

2. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

 

docx 40 trang xuanhoa 06/08/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày dạy: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
Phần 1: Sinh hoạt dưới cờ.
Phần 2: Hoạt động trải nghiệm: Chào năm học mới.
Tiết 2: THỂ DỤC: 
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP.
TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”.
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định về nội dung, nội quy yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học.
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi đúng luật.
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
2. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. Địa điểm, phương tiện:
1. Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- GV cho HS tập hợp thành 2-4 hàng ngang.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản
a. Giới thiệu chương trình lớp 4.
- GV nêu nội dung trọng tâm trong năm học.
b. GV chọn cán sự bộ môn và phân công tổ, nhóm.
c. GV phổ biến nội quy tập luyện.
d. Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi.
- Phân tích cách chơi và luật chơi.
- GV làm mẫu. HS quan sát.
- HS chơi thử.
- HS chơi chính thức và thi dấu.
- GV quan sát. sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật.
3. Phần kết thúc
- GV cho HS thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học. 
4 – 6p
18 – 20p
4 – 6p
ĐỘI HÌNH
xxxxxxx
xxxxxxx
« GV
ĐỘI HÌNH
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
« GV
ĐỘI HÌNH
XXXXXXX
XXXX XXX
« GV
ĐỘI HÌNH
xxxxxxx
xxxxxxx
« GV
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TOÁN: 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số.
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
2. Năng lực, phẩm chất: 
- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, không khí vui tươi thoải mái cho HS trước khi vào bài mới.
* Cách tiến hành:
- Mời LPHT lên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Truyền điện”.
- Tổng kết trò chơi.
- GV giới thiệu bài.
- Chơi trò chơi “Truyền điện”
+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
* Cách tiến hành: 
* Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS tìm quy luật. 
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: 
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn.
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số.
* Bài 3:
a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
* Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào?
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính chu vi.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS ghi nhớ được nội dung tiết học.
* Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở kiểm tra.
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
* Đáp án: 36 000; 37 000; 38 000; 
39 000; 40 000; 41 000
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp.
- HS phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp.
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
- HS nêu.
+ Ta tính độ dài các cạnh của hình đó.
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (4 + 8) 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 4 = 20 (cm)
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Về nhà luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có)
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: TẬP ĐỌC: 	
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.
2. Năng lực, phẩm chất
- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi nội dung bài.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
* Cách tiến hành:
- HS cùng hát: Lớp chúng mình đoàn kết.
 - GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học.
- HS cùng hát.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn.
- Gọi HS chia đoạn bài tập đọc.
 - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt).
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, hướng dẫn luyện đọc từ khó. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp với ngắt nghỉ câu dài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 kết hợp với giải nghĩa từ khó.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn.
- Bài có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- HS nối tiếp đọc theo đoạn và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),...
- Luyện đọc từ khó.
- HS đọc lần 2 và đọc đúng câu văn dài:
Hôm nay / bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em,/ vặt chân, / vặt cánh ăn thịt em.//
- HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS nhận xét.
- HS thi đọc. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
3.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp trả lời
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=> Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
* Nêu nội dung bài.
- GV tổng kết, nêu nội dung bài
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- Nhóm điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ:
 + Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.
2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
4. Luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung.
5. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Quan bài học, HS rút ra được bài học từ nhân vật.
* Cách tiến hành: 
- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)
- Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (Nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU: 
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 	
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Có thái độ trung thực trong học tập.
2. Năng lực, phẩm chất
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.
- GDKNS: KN tự nhận thức về sự trung thực của bản thân trong học tập.
 KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
 KN làm chủ bản thân trong học tập.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Khiêm tốn học hỏi.
* GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ
2. Học sinh: Vở BT Đạo đức, thẻ bày tỏ ý kiến.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trước khi vào tiết học mới.
* Cách tiến hành:
- Mời TBVN lên cho cả lớp hát bài “Con chim vành khuyên” kết hợp vận động theo nhạc.
- GV giới thiệu môn học, giới thiệu bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
* Cách tiến hành: 
a. HĐ 1: Xử lí tình huống (SGK )
- Bước 1: HS xem tranh, thảo luận cách giải quyết
- Bước 2: Gọi HS đặt tình huống là Long để đưa ra ý kiến
+ Tại sao cần trung thực trong học tập?
+ Hãy nêu một vài biểu hiện khác của trung thực trong học tập
- GV kết luận, tổng kết bài học, giáo dục tư tưởng HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- HS cùng xem tranh và đọc nd tình huống, thảo luận nhóm 2 và đưa ra ý kiến – Chia sẻ lớp về cách giải quyết
+ Trung thực giúp em mau tiến bộ, được bạn bè quý mến,....
+ HS nối tiếp nêu.
- HS đọc nội dung bài học.
- HS nêu lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: HS vận dụng làm được các bài tập.
* Cách tiến hành:
b. HĐ 2: Chọn lựa hành vi đúng
- HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm vào VBT. GV bao quát chung
- HS báo cáo kết quả đã lựa chọn. 
- GV KL và kết thúc hoạt động.
c. HĐ 3: Bày tỏ ý kiến
- HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm vào VBT. 
- GV bao quát chung, lưu ý HS chỉ chọn tán thành hoặc không tán thành.
- HS báo cáo kết quả đã lựa chọn. 
- GV tổng kết, chốt các hành vi đúng cần bày tỏ sự tán thành.
- HS và lựa chọn ý đúng nhất – Chia sẻ trước lớp và giải thích lí do.
- HS nêu, tự làm.
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân bằng cách giơ thẻ tán thành hoặc không tán thành và giải thích tại sao.
4. Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giải quyết 1 số tình huống trong học tập.
- Thực hiện trung thực trong học tập.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (Nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.
2. Năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, hợp tác, NL sáng tạo, NL khoa học,...
- GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: + Các hình minh hoạ SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Bảng nhóm.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bước vào tiết học mới.
* Cách tiến hành:
- Mời TBVN lên cho cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình” kết hợp vận động tại chỗ.
- GV giới thiệu chương trình khoa học, dẫn vào bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: 
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
* Cách tiến hành:
a. HĐ 1: Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 2, quan sát tranh vẽ và và cho biết để duy trì sự sống, con người cần gì?
- GV chốt kiến thức và chuyển hoạt động.
b. HĐ2: Các điều kiện đủ để con người phát triển
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:
+ Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
+ Nếu thiếu các điều kiện đó, cuộc sống của con người sẽ thế nào?
- GV kết luận.
c. HĐ3: Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- HS sẽ tưởng tượng mình được di chuyển tới các hành tinh khác, nêu các thứ mình cần phải mang theo khi đến hành tinh đó và giải thích tại sao
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GDBVMT: Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường. Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
+ Con người cần không khí để thở.
+ Cần thức ăn, nước uống.
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp.
+ Con người cần: vui chơi, giải trí, học tập, thuốc, lao động, quần áo, phương tiện giao thông,...
+ Cuộc sống của con người sẽ trở nên buồn tẻ, con người sẽ ngu dốt,....
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến.
- HS nêu đúng và giải thích chính xác được tính 1 điểm.
- HS nối tiếp trả lời.
- Về nhà vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa con người với các điều kiện sống.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có):
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2021
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN: 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
- Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên.
2. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- BT cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 3 (dòng 1, 2), bài 4a.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ đã học, tạo cho HS hứng thú trước khi bước vào giờ học mới.
* Cách tiến hành:
- Trò chơi: Sắp thứ tự.
- GV chuẩn bị sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé).
- TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự.
- HS chơi theo tổ.
- HS lên bảng bốc các thẻ và thảo luận.
- HS cầm thẻ đứng theo thứ tự quy định.
- Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
* Cách tiến hành:
a. Bài 1:
- Tổ chức cho HS chơi trò Truyền điện kết hợp làm bài tập.
- Tổng kết trò chơi, chốt cách tính nhẩm.
b. Bài 2a: (HSNK làm cả bài)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở sau đó chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.
- GV chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia
c. Bài 3 (dòng 1, 2): HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ bài làm trước lớp.
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách so sánh các số nhiều chữ số
d. Bài 4a: (HSNK làm cả bài)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó đổi chéo vở.
- GV chốt cách so sánh và sắp thứ tự.
- HS chơi trò chơi Truyền điện
* Đáp án:
7000 + 2000 = 9000 ;
9000 – 3000 = 6000 ; 8000 : 2 = 4000 
 8000 x 3 =24000 ; 16000:2 = 8000
11000 x 3 = 33000 ; 49000 :7 = 7000
- HS nêu.
- HS làm bài cá nhân vào vở rồi chia sẻ kết quả.
*Đáp án: 
 4637 7036
+ 8245 - 2316 (...)
 13882 4720
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả
VD: 4327 > 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm cá nhân – Đổi chéo vở KT – Thống nhất đáp án:
a) 56731<65371 < 67351 < 75631
b) 92678 > 82697 > 79862 > 62978
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học xử lí tình huống trong thực tiễn.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Ghi lại giá tiền của 5 cuốn sách giáo khoa của em rồi so sánh.
- GV củng cố kiến thức.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ĐỊA LÍ:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ bản đồ.
- Nắm được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
- Bước đầu có kĩ năng sử dụng bản đồ.
2. Năng lực, phẩm chất
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
- GDQPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính VN và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Đồ dùng:
a. GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính.
b. HS: Vở BT, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật:
a. PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
b. KT: Đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, thoải mái trước khi vào tiết học mới.
* Cách tiến hành:
- Mời TTBVN lên cho cả lớp hát 1 bài.
+ Nêu cách để học tốt môn Lịch sử - Địa lí?
- GV chốt ý và giới thiệu bài.
- TBHT điều hành lớp.
- HS nối tiếp trả lời.
2. Bài mới:
* Mục tiêu: 
- HS nắm được định nghĩa đơn giản về bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ bản đồ
- Nắm được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
- Bước đầu có kĩ năng sử dụng bản đồ
* Cách tiến hành:
a. HĐ 1: Tìm hiểu về bản đồ.
- GV treo một số bản đồ đã chuẩn bị, trong đó có bản đồ hành chính VN và khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Yêu cầu đọc thông tin SGK và cho biết:
+ Bản đồ là gì?
- Quan sát và nêu tên bản đồ.
- HS làm việc nhóm 2 – chia sẻ lớp.
+ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ
+ Các bước vẽ bản đồ?
à GV kết luận lại nội dung các câu hỏi.
- Hướng dẫn HS quan sát H1 và H2 (SGK).
b. HĐ 2: Một số yếu tố của bản đồ.
- Yêu cầu làm việc nhóm 4, tìm hiểu về các yếu tố của bản đồ, nêu ý nghĩa của từng yếu tố.
- Yêu cầu thực hành trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- GV kết luận, chốt kiến thức.
lệ nhất định.
+ Chụp ảnh bằng máy bay hay vệ tinh – Nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện – Tính toán khoảng cách thự tế, thu nhỏ lại chính xác theo tỉ lệ - Lựa chọn kí hiệu và thể hiện trên bản đồ.
- HS quan sát chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
- HS thực hành và chia sẻ lớp:
+ Tên bản đồ.
+ Phương hướng.
+ Tỉ lệ.
+ Kí hiệu.
- HS thực hành nêu các yếu tố của bản đồ trên bản đồ này.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: HS vẽ được một số kí hiệu bản đồ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô 
4. Hoạt động vận dụng:
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô 
- 2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.
- Về nhà thực hành xác định các yếu tố của bản đồ.
- Tìm hiểu thêm về lược đồ và so sánh xem bản đồ và lược đồ có gì giống và khác nhau.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (Nếu có):
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: MĨ THUẬT: GV bộ môn soạn giảng.
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. Giải được câu đố trong SGK.
- Rèn KN xác định cấu tạo của tiếng.
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV.
2. Năng lực, phẩm chất:
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, phiếu học tập, VBT,..
- HS: VBT, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho lớp hát 1 bài kết hợp vận động.
- GV nhận xét, kết nối bài học.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
* Cách tiến hành: 
a. Phần nhận xét.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm việc nhóm 2 với các nhiệm vụ sau:
* Yêu cầu 1: Câu tục ngữ dưới đây gồm bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu.
* Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
* Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét.
+ Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu?
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
=> Vậy tiếng có cấu tạo gồm mấy phần?
+ Bộ phận nào bắt buộc phải có trong tiếng, bộ phận nào có thế khuyết?
* GV KL, chốt kiến thức. 
b. Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ.
 - Yêu cầu lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo.
- HS nối tiếp đọc các yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 2 với các câu hỏi phần nhận xét – Chia sẻ trước lớp
 + Câu tục ngữ có 14 tiếng
+ B-âu-bâu-huyền-bầu
+ Tiếng bầu gồm: âm đầu: b, vần: âu, thanh: huyền.
+ HS phân tích theo bảng trong VBT.
+ Các tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn
+ Tiếng: ơi
- HS trả lời
- 2 HS đọc ghi nhớ.
 - HS lấy VD.
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: HS thực hành phân tích được cấu tạo của tiếng. Giải được câu đố trong SGK
* Cách tiến hành: 
a. Bài 1: Phân tích các bộ phận của tiếng.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Nhận xét phiếu học tập của HS, chốt lại cấu tạo của tiếng.
b. Bài 2: Giảỉ câu đố sau:
Để nguyên lấp lánh trên trời
Bỏ đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày
- GV ra hiệu lệnh cho HS đồng loạt giơ bảng kết quả câu đố.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập, làm cá nhân – đổi vở kiểm tra chéo - ghi vào phiếu học tập.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Nhiễu
Điều
Phủ
Nh
...
...
iêu
...
...
ngã
...
...
- HS trình bày phiếu học tập.
- HS chơi trò chơi giải câu đố bằng cách viết vào bảng con để bí mật kết quả.
 Để nguyên là sao
 Bớt âm đầu thành ao
 Đó là chữ sao
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: HS tự tìm và phân tích cấu tạo của tiếng vừa tìm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu mỗi bạn một tiếng và phân tích cấu tạo của tiếng vừa nêu.
- GV hệ thống lại kiến thức.
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ cấu tạo của tiếng
- Tìm các tiếng bất kì và phân tích.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2021
BUỔI SÁNG:
Tiết 1 + 2: TIẾNG ANH: GV bộ môn soạn giảng.
Tiết 2: TOÁN: 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Củng cố kĩ năng tính toán.
- Tích cực, tự giác học bài.
2. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- BT cần làm: Bài 1, bài 2b, bài 3a, b.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: SGK, ...
III. Các hoạt động dạy học chủ - yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ đã học, tạo cho HS hứng thú trước khi bước vào giờ học mới.
* Cách tiến hành:
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ Gọi thuyền” kết hợp ôn kiến thức về tính nhẩm.
- GV chốt cách tính nhẩm.
- LPHT điều khiển trò chơi.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức 
* Cách tiến hành: 
a. Bài 2b: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện các phép tính.
b. Bài 3a,b: Tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét, chốt thứ tự thực hiện phép tính trong bài tính giá trị biểu thức.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Thống nhất và chia sẻ trước lớp.
 56346 43000
+ 2854 - 21308 (...)
 59200 21692
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả.
a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300
 = 6616
b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600
 = 3400
3. HĐ vận dụng:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức đã học trong tiết học.
- GV nhận xét giờ họ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_01_nam_hoc_2021_2022.docx