Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ.

3. Thái độ: HS yêu thích cuộc sống và có những ước mơ cho tương lai.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

 

docx 32 trang xuanhoa 06/08/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 8
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ.
3. Thái độ: HS yêu thích cuộc sống và có những ước mơ cho tương lai.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng đọc đúng, lưu loát và nêu nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh chế ra những gì? 
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
+ Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?
- Giới thiệu bài mới ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:-Rèn đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu một số từ ngữ trong bài.Hiểu ý nghĩa của bài.
Cách tiến hành:
Giới thiệu bài: Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những ước mơ gì?
1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
+ Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
- HS tiếp nối nhau luyện đọc trong nhóm – HS từng nhóm nhận xét cách đọc từng bạn.
- GV viết lên bảng cho HS luyện đọc, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
Nếu chúng mình có phép lạ
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Tha hồ/ hái chén ngọt lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Hóa trái bom/ thành trái ngon
 Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV nêu lại giọng đọc toàn bài và đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ.
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không còn mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hóa trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:Đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khát khao của các bạn nhỏ.Thuộc lòng bài thơ.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét giọng đọc HS.
- Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
- Nhận xét HS.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu:Nêu ước mơ của mình và giải thích vì sao.
Cách tiến hành:
+ Nếu em có phép lạ, em sẽ ước điều gì trong tương lai? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố tính chất của phép cộng và cách tính tổng của ba số.
2. Kĩ năng: - Biết vận dung một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. Biết giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
3. Thái độ: HS có ý thức tính toán cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng tính thuận tiện của HS.
 Cách tiến hành:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 35, đồng thời kiểm tra vở của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập,thực hành
Mục tiêu:Củng cố về vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính nhanh.
Cách tiến hành:
Bài 1a: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - 4 HS lên bảng làm.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2a: - HS nêu yêu cầu của bài tập?
- GV hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là số tròn chục, tròn trăm với nhau.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu:Củng cố kĩ năng tính tổng & giải bài toán.
Cách tiến hành:
Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
HS làm bài trong nhóm 4. 1 HS lên điều khiển các nhóm lần lượt báo cáo, nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4: - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề trong nhóm đôi bạn.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS lên bảng sủa bài.
- GV nhận xét.
Bài 5:
+ Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào?
+ Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì?
- Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có: P = (a + b) x 2
- GV: Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật.
+ Phần b của bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu:Nhắc lại tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.
Cách tiến hành:
- GV hỏi lại tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.
Áp dụng a+( b-c) = (a- c) +b,hãy tính giá trị của các biểu thức sau :
425+(321-125) 546+(879-246) 2456+ (1207-456)
 Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
- Làm bài 1a, 5 trong SGK.
CHÍNH TẢ
Tiết 8: TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Viết được đoạn từ Ngày mai các em có quyền đến to lớn, vui tươi trong bài Trung thu đôc lập.
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả.
- Tìm và viết đúng các từ bắt đầu bằng r/d/gi, có vần iên/ iêng/yên để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập.
- HS có tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3b.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu:Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- HS viết bảng con một số từ: trung thực, chung thủy. khai trương, vườn cây, sương gió 
- HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. 
- Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: -HS hiểu nội dung đoạn viết.
-Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
+ Em có tình cảm như thế nào đối với thiên nhiên và đất nước? Vì sao?
- GV nêu: Thiên nhiên đất nước ta thật đẹp, chúng ta phải biết yêu quý, tự hào và giữ gìn cảnh vật đó.
*HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài.Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS:
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:Rèn kĩ năng viết đúng những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, vần iên/yên/iêng.
Cách tiến hành:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu.Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
+ Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?
Bài 3b:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.
- Gọi HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu:- HS thi tìm và ghi lại các tiếng có âm r/d/gi,iên/yên/iêng.
Cách tiến hành:
-Thi đua: HS tìm và ghi lại các tiếng có âm r/d/gi hoặc iên/yên/iêng.
Mỗi dãy cử 4 HS thi tiếp sức trong 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
Biểu dương nhóm HS viết đúng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được quy tắc viết tên người và tên địa lý nước ngoài (nội dung ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2 (mục III).
- Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài một cách thành thạo.
3. Thái độ: HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung: Một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, một bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau).
- Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra cách viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
Cách tiến hành:
- HS viết bảng lớp 2 câu thơ.
 Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông...
- Bảng con: ghi tên 2 xã của huyện Trảng Bom.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:HS biết được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng.
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận đươc viết như thế nào?
+ Cách viết hoa trong cùng một bộ phận như thế nào?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi bạn, trả lời câu hỏi: Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
- GV giảng về tên riêng được phiên âm Hán Việt.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lên bảng lấy ví dụ minh họa cho từng nội dung.
- Gọi HS nhận xét tên người, tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:Biết vận dụng quy tắc đã học đã viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập.Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Đọan văn viết về ai?
+ Em đã biết nhà bác học Lu-I Pa-xtơ qua phương tiện nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở.GV đi chỉnh sửa cho từng em.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch.
- Dán 4 phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức.
- Bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:Nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Cách tiến hành:
+ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô các nước đã viết ở bài tập 3.
TOÁN
Tiết 37:TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2.Kĩ năng: Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nhận ra được các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
3.Thái độ: HS ý thức tự giác tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng tính thuận tiện của HS.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS sửa 1a, 5 làm nhà.
GV nhận xét.
Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:Hướng dẫn HS cách giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.”
Cách tiến hành:
GV đưa ví dụ lên bảng – một HS đọc đề bài.
* Hướng dẫn cách giải thứ nhất.
+ Bài toán cho biết gì? (Tổng hai số là 70 và hiệu của hai số là 10).
+ Bài toán hỏi gì? (Tìm hai số ). Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
Số lớn:
Số bé: 
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn thế nào? (bằng số bé).
Vậy muốn tìm hai lần số bé ta làm như thế nào? (70 – 10 = 60). Khi đó số bé được tính cách nào? (60: 2 = 30).
* Hướng dẫn giải cách 2:
+ Nếu thêm cho số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn. Khi đó số bé như thế nào? (Số bé bằng số lớn).
Lúc đó trên sơ đồ có mấy đoạn thẳng bằng nhau? (Hai). Và mỗi đoạn thẳng ứng với số nào? (Số lớn). Vậy muốn tìm hai lần của số lớn ta làm như thế nào? (70 + 10 = 80). Khi đó số lớn được tính như thế nào? (80: 2 = 40). Còn số bé? (40 – 10 = 30 hoặc 70 – 40 = 30).
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:HS giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc bài.
+ Bài toán cho ta biết điều gì? (Tổng tuổi của bố và con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi). Bài toán yêu cầu đi tìm cái gì? (Tuổi của mỗi người)
+ Như vậy hai số cần tìm ở đây là gì?(Tuổi bố, tuổi con).Tổng của 2 số là bao nhiêu? 
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu? (38).Tuổi bố tương ứng với số nào? (Số lớn).
+ Tuổi con tương ứng với số nào? (Số bé). 
- HS tóm tắt vào bảng màu cá nhân sau đó giải. 
Bài 2: HS làm theo đôi bạn, sau đó đổi vở kiểm tra nhau.
Lớp 4B
Lớp 4A
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và nêu hai số mình tìm được.
- GV hỏi: Một số khi cộng với 0 cho kết quả là gì?
- Một số khi trừ đi 0 cho kết quả là gì?
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu:Nhắc lại các cách giải của bài toán.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS nhắc lại 2 cách giải tìm hai số khi biết tổng & hiệu của 2 số đó.
-Áp dụng bài 4, trong SGK cho HS tìm hai số mà tổng của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 123? ( Đó là số 123 và số 0).
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
KHOA HỌC
Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt 
 2. Kĩ năng: Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. 
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
- Sau bài học các em sẽ biết mình phải làm gì khi cơ thể bị bệnh.
 * KNS: Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
3. Thái độ: Có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân và nói ngay với với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bệnh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
- Phiếu ghi các tình huống.
HS: Tìm hiểu xây dựng câu chuyện theo nội dung các hình minh họa trang 32SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra nhận thức của HS về ý thức phòng tránh bệnh.
Cách tiến hành:
+ Hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Hãy nêu lên cách phòng tránh như thế nào?
+ Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cho mình và mọi người?
Hoạt động 2:Quan sát và kể chuyện
Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 32SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau:
+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.
+ Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả dấu hiệu cho em biết khi Hùng khỏe và khi Hùng bị bệnh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
- GV kể chuyện: Còn em cảm thấy trong người như thế nào khi bị bệnh. Hãy nói cho các bạn cùng nghe.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng.
- Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng.
+ Em đã từng mắc bệnh gì?
+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.
Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai “ mẹ ơi, con sốt”
Mục tiêu:HS có kĩ năng nói với cha mẹ khi trong người khó chịu, không bình thường.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển trò chơi.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu yêu cầu.
- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
- Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.
+ Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
+ Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Đạt thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Đạt định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Đạt sẽ nói gì với mẹ?
+ Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. (Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẽ răng mẹ ạ).
+ Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì?
+ Nhóm 5: Tình huống 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu:HS nêu lại mục Bạn cần biết trang 33.
Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích tực tham gia xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33.
- Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
- Dặn HS về nhà trả lời câu hỏi: Khi người thân bị ốm em sẽ làm gì?
KỂ CHUYỆN
Tiết 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể được câu chuyện bằng lời của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí mà đã nghe, đã đọc.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe cho HS.
- Lời kể sinh động, hấp dẫn, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét, đánh giá câu chuyện, lời kể của bạn.
3. Thái độ: Yêu thích đọc truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- Tranh ảnh minh họa truyện Lời ước dưới trăng.
HS: sưu tầm các truyện có nội dung đề bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng kể chuyện của HS.
Cách tiến hành:
- HS kể lại chuyện: Lời ước dưới trăng.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét – khen thưởng
Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:Rèn kĩ năng nghe cho HS.
Cách tiến hành:
+ Hỏi: Theo em, thế nào là ước mơ đẹp?
- HS trả lời, GV bổ sung.
+ Những ước mơ như thế nào được coi là viễn vông, phi lí?
- Chúng ta luôn có những ước mơ riêng của mình. Những câu chuyện các em được đọc hay nghe kể về những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa, vươn tới cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng có những ước mơ viễn vông, phi lí, chẳng mang lại kết quả gì. Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về nội dung đó.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viễn vông, phi lí.
- Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý.
- Hỏi: + Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ.
+ Khi kể chuyện cần lưu ý đến những điểm nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
Hoạt động 3:HS thực hành kể chuyện. 
Mục tiêu: - Hiểu truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá câu chuyện, lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
* Kể chuyện trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm đôi bạn.
* Kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở những tiết trước.
- Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện bạn kể, lời bạn kể.
- Nhận xét.
- Tuyên dương HS kể tốt.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu:HS biết kể lại những câu chuyện đã nghe cho người thân.
Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã nghe các bạn kể và chuẩn bị câu chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 8: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
- Lồng ghép : Bác Hồ và những bài học quí – Bài3: Dùng đủ thì thôi.
2. Kĩ năng: Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm lãng phí tiền của.
 3. Thái độ: 
 - Tiết kiệm trong cuộc sống là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Biết thực hành tiết kiệm tiền của. Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhớ người khác cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Phiếu quan sát hoạt động thực hành.
HS: - Bìa xanh, đỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra nhận thức của HS về tiết kiệm tiền của.
Cách tiến hành:
+ Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
+ Em đã thực hiện tiết kiệm tiền của chưa? Kể những việc đã làm.
- Giới thiệu ghi bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Mục tiêu:HS biết thực hiện tiết kiệm tiền của. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm.
+ Yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu? Nếu số việc chưa tiết kiệm nhiều hơn số việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của.
+ Yêu cầu một số HS nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.
- GV kết luận:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 trong SGK (hoặc làm thành phiếu bài tập).
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm?
+ Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?
- Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào trước những việc mà mình đã từng làm trong số các việc làm ở bài tập 4.
- Yêu cầu HS tìm hiểu xem bạn mình đã biết tiết kiệm hay chưa? Nếu chưa thì mình sẽ khuyên bạn như thế nào?
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu:Rèn kĩ năng xử lí tình huống cho HS. Giúp HS hiểu sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm 4, 1 HS lên điều khiển.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Yêu cầu các nhóm trả lời.
+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét xem cách xử lí nào thể hiện sự tiết kiệm.
+ Cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. 1 HS lên điều khiển.
+ Yêu cầu HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm.
+ Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào? HS đặt câu hỏi giao lưu.
- Tổ chức HS làm việc cả lớp.
- Yêu cầu 1 vài nhóm nêu ý kiến của mình trước lớp.
- Yêu cầu HS đánh giá cách làm bài của bạn mình đã tiết kiệm hay chưa?
- Nếu chưa thì làm thế nào?
- GV: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở,đồ dùng, điện nước trong cuộc sống là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối
Mục tiêu:GV kể chuyện Một que diêm, qua đó giáo dục HS biết tiết kiệm như Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- GV kể cho lớp nghe câu chuyện Một que diêm kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ.
- HS đọc bài 3: Dùng đủ thì thôi.- trong tài liệu Bác Hồ và những bài học quý.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem bài “Tiết kiệm thì giờ”.
Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 16: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ: ba ta, vận động 
- Hiểu nội dung bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm đến ươc mơ của cậu, khiến cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nước biển, thon thả, tưởng tượng, lang thang, ngẩn ngơ, mấp máy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng, 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn tả toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- HS biết quan tâm, cảm nhận và chia sẻ với mong muốn của người khác. 
3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ mong muốn với người khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi:
+ Nêu ý chính của bài thơ.
+ Nếu có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
- Nhận xét.
Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu:- Đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu,giữa các cụm từ.
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: ba ta, vận động 
-Hiểu ý nghĩa của bài.
Cách tiến hành:
1. Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
+ Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
- HS đọc bài trong nhóm, nhận xét bạn đọc, giáo viên kết hợp viết từ sai lên bảng luyện đọc cho cả lớp.
- Hướng dẫn câu dài:
* Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!
* Tôi tưởng tuợng / nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của bạn tôi 
- HS đứng đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. Giải nghĩa các từ ngữ: ba ta, vận động 
- GV nêu lại giọng đọc toàn bài, đọc mẫu.
2.Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: Từ đầu đến của các bạn tôi.
+ Nhân vật “tôi “ là ai?
+ Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì?
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
* Đoạn 2: Phần còn lại
+ Chị phụ trách Đội được giao việc gì?
+ Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
+ Vì sao chị biết được mơ ước của cậu bé? 
+Nếu em là Lái, em sẽ nói gì với chị phụ trách ?
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp?
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng một số câu văn.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:Nêu nội dung chính của bài. HS biết quan tâm, cảm nhận và chia sẻ với mong muốn của người khác. 
Cách tiến hành:
+ Nêu ý chính của bài.
+ Qua bài văn, em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu:Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành:
+ Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách?
- GD: Trong lớp, cần để ý đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. 
- Chuẩn bị: Thưa chuyện với mẹ.
TOÁN
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo số lượng, đơn vị đo thời gian.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận khi đổi đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà.
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 37, đồng thời kiểm tra vở của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập,thực hành
Mục tiêu:Củng cố về tìm số lớn (hoặc số bé) khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài trong nhóm đôi bạn.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự trong nhóm đôi bạn rồi làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét.
Bài 3: - GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm đôi bạn, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. GV đi kiểm tra vở của một số HS.
Bài 5: GV gợi ý HS đổi t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.docx