Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 55: ÔN TẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

3. Thái độ: Rèn tính mạnh dạn, thái độ kiểm tra nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 – 27.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

Cách tiến hành:

- 1 HS điều khiển cả lớp hát.

- GV liên hệ giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành

 

doc 26 trang xuanhoa 06/08/2022 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 28
Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 55: ÔN TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc –hiểu.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.
2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Rèn tính mạnh dạn, thái độ kiểm tra nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 – 27.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.
- Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
Cách tiến hành: 
1. Kiểm tra tập đọc & HTL (1/6 số HS trong lớp).
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi đọc và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn HS về nhà chuẩn bị để kiểm tra vào tiết sau.
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã đọc trong chủ điểm Người ta là hoa đất. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Những bài tập đọc thuộc chủ điểm “Người ta là hoa đất” khuyên các em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại các bài tập đọc.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
3. Thái độ: Rèn trí nhớ, tư duy logic.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Nêu đặc điểm của hình thoi.
+ Nêu công thức tính diện tích hình thoi.
- HS sửa bài tập tiết trước. 
- Nhận xét phần sửa bài.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - HS củng cố về đặc điểm HCN.
- HS củng cố về đặc điểm hình thoi.
- Vận dụng công thức tính diện tích các hình đã học.
Cách tiến hành: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
- HS giơ tấm bìa có mặt đỏ (Đúng), mặt xanh (Sai).
Đáp án: câu đúng a, b, c 	câu sai: d
- Nhận xét. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
- Hai đội thi đua gắn thẻ có ghi chữ Đ, S vào ô trống.
Đáp án: câu đúng b, d 	câu sai: a, c
- Nhận xét. 
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
+ Lần lượt tính diện tích của từng hình.
+ So sánh số đo diện tích của các hình.
- HS thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm). 1 số nhóm làm bảng phụ. 
- Trình bày kết quả, nhận xét. 
- Nêu kết luận.
 Đáp án: hình vuông 25 cm2	Hình chữ nhật 24 cm2
	 Hình bình hành 20 cm2	Hình thoi 12 cm2
Hoạt động 3 : vận dụng 
Mục tiêu: Vận dụng giải toán có lời văn
Cách tiến hành:
Bài 4:
- HS đọc đề, tóm tắt trên bảng.
- HS tự giải bài toán vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức. 
Cách tiến hành:
- HS thực hiện bảng con một số bài trắc nghiệm về đặc điểm chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- Nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
CHÍNH TẢ
Tiết 27: ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
2. Kĩ năng: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học Ai thế nào?, Ai làm gì?, Ai là gì? để kể, tả hay giới thiệu.
3. Thái độ: Rèn tư duy tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh ảnh hoa giấy, bảng phụ HS làm BT2.
HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: HS viết chính tả sạch đẹp, đúng.
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học Ai thế nào?, Ai làm gì?, Ai là gì? để kể, tả hay giới thiệu.
Cách tiến hành: 
1. Nghe viết bài: Hoa giấy.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Nội dung đoạn văn nói về điều gì?
- GV cho HS xem tranh hoa giấy và giới thiệu thêm về loài hoa này.
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ lên bảng.
- 3 HS lên bảng làm mỗi em 1 câu – lớp làm vào vở, sau đó thảo luận nhóm đôi sửa cho nhau.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét kết luận.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Thế nào là câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
+ Nêu sự khác nhau giữa 3 loại câu kể trên?
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS hiểu: Cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- Lồng ghép : Văn hóa giao thông : Bài 2:Biển báo hiệu giao thông.
- Lồng ghép GDQP và AN : Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng. 
2. Kĩ năng: HS biết tham gia giao thông an toàn.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông, nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số biển báo giao thông, đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai.
HS: Xem trước nội dung bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 
+ Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào? 
+ Kể các hoạt động nhân đạo mà các em đã làm trong tuần qua.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. 
Cách tiến hành: 
- Chia nhóm 4 và giao nhịêm vụ cho các nhóm đọc thông tin SGK/40 và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. 
- 1 HS điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung chất vấn.
- HS đọc bài 2:Biển báo hiệu giao thông - Trong tài liệu văn hóa giao thông.
- GV kết luận: 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ,...). 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lỡ núi...), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông, ).
+ Mọi người dân đều có trách nhiện tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - HS đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
- HS biết tham gia giao thông an toàn.
Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- Từng nhóm HS xem xét từng bức tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?
- 1 HS điều khiển một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn, bổ sung.
- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. 
Bài tập 2:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống. 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận có thể đóng vai. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV kết luận:	
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. 
- Đọc ghi nhớ trong . 
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Tại sao phải tôn trọng luật giao thông?
+ Em hãy nêu những việc mình đã làm thể hiện sự tôn trọng luật giao thông?
- HS quan sát 1 số biển báo giao thông, nêu ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. 
- Giáo dục HS ý thức khi tham gia giao thông.
Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, nêu ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- Chuẩn bị tiết sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 55: ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL, mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
2. Kĩ năng: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
3. Thái độ: Rèn chữ viết, rèn tính mạnh dạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: phiếu viết tên từng bài tập đọc, phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- HS: xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
Cách tiến hành:
1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. 
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Nghe viết chính tả. 
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
+ Nội dung bài thơ nói về điều gì?
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Tên chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu nói về điều gì?
+ Em thích bài tập đọc nào thuộc chủ điểm trên? Vì sao?
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
Tiết 137: GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số.
2. Kĩ năng: Biết đọc, biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số. 
3. Thái độ: Rèn tư duy logic.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng nhóm.
HS: bảng con, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- HS thực hiện bảng con một số bài trắc nghiệm về đặc điểm chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- GV nhận xét bài làm tiết trước của HS. 
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số. Hiểu ý nghĩa của tỉ số 
Cách tiến hành: 
- GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải & 7 xe khách. 
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
 5 xe tải 
 7 xe khách
- GV đặt vấn đề: Số xe tải bằng mấy phần số xe khách?
- GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải & số xe khách là 5: 7 hay . Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách. 
- GV tiếp tục đặt vấn đề: Số xe khách bằng mấy phần số xe tải? GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải & số xe khách là 7: 5 hay . Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
- Chú ý: + Khi viết tỉ số của số 5 và 7 thì phải viết theo thứ tự là 5: 7 hoặc 
+ Khi viết tỉ số của số 7 và 5 thì phải viết theo thứ tự là 7: 5 hoặc 
- HS lập tỉ số của 5 và 7, 3 và 6. 
- Sau đó lập tỉ số a và b (b khác 0): là a: b = 
- Kết luận chung: Tỉ số của số a và số b là a: b hay 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Biết đọc, biết tỉ số của hai số.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: HS lập tỉ số theo yêu cầu. 
- HS làm vào bảng con.
- HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau.
- Nhận xét bài của HS trên bảng. 
Bài tập 2: HS thảo luận nhóm đôi, viết câu trả lời. 
- Nhận xét – Kết luận.
a) Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là .
b) Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là .
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: HS biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số và giải toán có lời văn.
Cách tiến hành: 
Bài tập 3: 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Để viết được tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ chúng ta phải biết được gì? (Chúng ta phải biết được có bao nhiêu bạn trai, cả tổ có bao nhiêu bạn.)
+Vậy chúng ta phải đi tính gì? (Chúng ta phải tính số bạn của cả tổ.)
- Yêu cầu HS làm thảo luận nhóm 2 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- 1 HS lên làm bài bảng phụ. 
- Nhận xét – Kết luận.
Bài tập 4: - 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và trình bày lời giải. 
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- HS chia sẻ với bạn bên cạnh kiểm tra lẫn nhau.
- Trình bày kết quả. Nhận xét 
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách viết tỉ số.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 HS đọc tỉ số, 1 HS khác viết tỉ số.
+ Tỉ số em vừa viết cho biết gì?
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của hai số đó.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KHOA HỌC
Tiết 55: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về vật chất và năng lượng: nước, âm thanh, ánh sáng, nhiệt, 
2. Kĩ năng: Củng cố những kĩ năng các kĩ năng quan sát, thí nghiệm về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
3. Thái độ: HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Một số đồ dùng cho thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, xi-lanh, đèn, nhiệt kế 
- Tranh ảnh về việc dùng âm thanh, ánh sáng, nhiệt trong cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất, vui chơi giải trí.
HS: Chuẩn bị trước nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có nhiệt độ?	
- Nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về vật chất và năng lượng
Cách tiến hành: 
1. Trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Cho HS tự làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi SGK: Chép vào vở, bảng và sơ đồ ở câu 1 và 2 trang 110 để làm.	
- Chữa và nhận xét chung.
Hoạt động3 : Vận dụng
 Mục tiêu: - Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
Cách tiến hành:
2. Trò chơi “Đố bạn chứng minh được”.
- GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS của nhóm mình.
Ví dụ về câu hỏi: bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
+ Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
+ Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
+ Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+ Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
+ Sự lan truyền âm thanh.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Bóng của vật thay đổi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
+ Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Không khí là chất cách nhiệt.
- Đại diện 5 nhóm lên bốc thăm câu hỏi trước (mỗi nhóm 2 ý), sau đó các nhóm lần lượt trả lời
- HS có thể sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm
- 1 HS lên điều khiển các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học.
Cách tiến hành:
- Không yêu cầu sưu tầm tranh ảnh tài liệu thu thập được về chủ đề vật chất và năng lượng.
- Hướng dẫn HS cách tìm phương hướng dựa vào ánh sáng mặt trời (dùng cọc tìm ra hướng Đông-Tây).
HS yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng đối với các thành tựu khoa học kĩ thuật. 
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KỂ CHUYỆN
Tiết 28: ÔN TẬP (TIẾT 4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ, đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
3. Thái độ: Rèn tư duy tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Phiếu bài tập 1, 2; Bảng lớp viết bài tập 3. 
HS: xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - Ôn lại các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm.
- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điến từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
Cách tiến hành: 
- Từ đầu HKII, các em đã học những chủ điểm nào?
Bài 1+2: Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
- GV chia nhóm và phát bảng mẫu cho các nhóm. Mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm.
- Cho HS làm bài.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm lên bảng.
- 1 HS điều khiển các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm phụ – lớp làm PBT.
- HS chia sẻ trong nhóm bàn, nhận xét lẫn nhau.
- HS nhận xét bài bảng phụ.
- GV nhận xét kết luận.
- 1 HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Các từ ngữ ở BT3 thuộc những chủ điểm nào?
+ Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu nói về điều gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ tư, ngày 28 tháng 3 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 56: ÔN TẬP (tiết 5)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL, mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá được một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
3. Thái độ: Rèn tính mạnh dạn, thái độ kiểm tra nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: phiếu ghi tên từng bài tập đọc, HTL; vài phiếu khổ to HS làm BT2.
HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Kiểm tra tập đọc & HTL (1/6 số HS trong lớp). Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung.
Hệ thống hoá được một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
Cách tiến hành:
1. Kiểm tra tập đọc & HTL
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi đọc và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn HS về nhà chuẩn bị để kiểm tra vào tiết sau.
sau.
2. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS nhận xét về hoạt động của nhóm.
- 1 HS điều khiển đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt nhất.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Những bài tập đọc thuộc chủ điểm “Những người quả cảm” khuyên các em điều gì?
+ Em nghĩ gì về hành động của sẻ già?
+ Đối với cha, mẹ em nên cư xử như thế nào? Lấy ví dụ về điều đó?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các tiết học về 3 kiểu câu kể. 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TOÁN
	Tiết 138: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến tỉ số.
3. Thái độ: Rèn tư duy, óc tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng nhóm.
HS: xem trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV yêu cầu HS sửa bài tiết trước. 
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
Cách tiến hành: 
Bài toán 1:
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Phân tích đề toán: Số bé là mấy phần? Số lớn là mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn HS giải:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Phân tích đề toán: Số vở của Minh là mấy phần? Số vở của Khôi là mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- HS giải nhóm đôi (cá nhân, đổi bài kiểm tra nhau). Giải theo các bước sau:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần.
+ Tìm số vở của Minh.
+ Tìm số vở của Khôi.
- GV: Qua hai bài toán trên, bạn nào có thể nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng? (Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán; Tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm số bé; Tìm số lớn)
- HS nêu lại các bước giải, sau đó giảng: Sau khi tìm được tổng số phần bằng nhau chúng ta có thể tìm giá trị của một phần, bước này có thể làm gộp với bước tìm số bé.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Làm rõ mối quan hệ giữa tổng của hai số phải tìm & tổng số phần mà mỗi số đó biểu thị.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến tỉ số.
Cách tiến hành: 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.)
+ Em hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- HS chia sẻ bài làm với bạn, nêu bài giải trước lớp.
- GV chữa bài.
+ Vì sao em lại vẽ sơ đồ số bé là hai phần bằng nhau và số lớn là 7 phần bằng nhau? (Vì tỉ số của số bé và số lớn là nên biểu thị số bé là 2 phần bằng nhau thì số lớn là 7 phần như thế.)
- GV nhận xét.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV tiến hành tương tự như bài tập 1. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán rồi giải.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS thảo luận nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm).
- 2 nhóm làm bảng phụ - Vài HS nêu bài làm.
- HS giải thích cách làm.
- HS, GV nhận xét bài làm của HS trên bảng.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách giải toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách tiến hành:
+ Nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
+ Dựa vào đâu để vẽ sơ đồ minh hoạ trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng. Hai số có tỉ số là với a, b khác 0, thì em vẽ sơ đồ như thế nào? (Dựa vào tỉ số của hai số để vẽ sơ đồ, nếu tỉ số của hai số là với a, b khác 0 thì ta vẽ số thứ nhất là a phần bằng nhau, số thứ hai là b phần như thế.)
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 55: ÔN TẬP (TIẾT 6)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai làm gì?).
2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
3. Thái độ: Rèn tư duy tổng hợp, khả năng cảm thụ văn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn bài giải bài tập 1.
HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: - HS nêu được định nghĩa và tìm được VD về 3 kiểu câu kể đã học.
- HS viết được một đoạn văn ngắn trong truyện Khuất phục tên cướp biển có sử dụng cả 3 kiểu câu kể.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc HS xem lại các tiết Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?Ai thế nào?, Ai là gì?.
- HS làm bài theo nhóm 4 mỗi em viết về một kiểu câu kể, rồi viết nhanh vào bảng so sánh. (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến trong nhóm)
- 1 HS điều khiển các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài.
- GV gợi ý cho HS làm: Các em tìm trong đoạn văn đã cho 3 kiểu câu kể nói trên và nêu rõ tác dụng của từng kiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc