Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 39: BỐN ANH TÀI (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện: quả núc nác, túng thế.

- Hiểu nghĩa câu truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

2. Kĩ năng:

+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai.

- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

3. Thái độ: Hợp tác, đoàn kết trong mọi hoạt động.

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình. Biết sức mạnh của tinh thần đoàn kết.

 

doc 38 trang xuanhoa 06/08/2022 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 20
	Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 39: BỐN ANH TÀI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện: quả núc nác, túng thế.
- Hiểu nghĩa câu truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2. Kĩ năng:
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
3. Thái độ: Hợp tác, đoàn kết trong mọi hoạt động.
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình. Biết sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
HS: - Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Kiểm tra 2, 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi.
+ Cuộc sống trên đất khi mới có loài người như thế nào?
+ Cuộc sống trên trái đất từ khi có loài người thay đổi như thế nào? Sự thay đổi đó vì ai? 
+ Nêu nội dung bài thơ.
- Nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (2 đoạn)
- HS đọc bài trong nhóm 2 (luyện đọc từ sai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
HS đọc thành tiếng - đọc thầm + suy nghĩ cá nhân, trao đồi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đoạn 1: 
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Đoạn 2: 
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Ý nghĩa của câu chuyện.
- Ghi nội dung chính của bài
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm, có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
Cách tiến hành:
- HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài. Giọng hồi hộp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ, khoan thai ở đoạn 2. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng, nhấn giọng đúng.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm: “Cẩu Khây tối sầm lại”.
- GV cùng trao đổi với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- HS sửa cách đọc cho nhau - HS thi đua đọc diễn cảm.
- HS đóng hoạt cảnh 4 anh em đánh nhau với yêu tinh. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Truyện ca ngợi điều gì?
+ Các em đã làm gì để rèn luyện sức khỏe cho mình?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Để chiến thắng bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào chúng ta phải làm gì?
+ Hãy kể một vài việc làm của em thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong cuộc sống.
- Vài HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị: Trống đồng Đông Sơn. 
TOÁN
Tiết 96: PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu về phân số, về tử số và mẫu số.
2. Kĩ năng: Biết đọc, viết phân số.
3. Thái độ: HS yêu thích học toán. Tích cực hợp tác, trao đổi với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Các hình minh họa trong SGK, 2 bảng phụ cho bài tập 2.
HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành.
+ GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập Tính diện tích hình bình hành: 
 a = 12cm, h = 8cm 
 a= 17dm, h= 9dm.
+ TN: Công thức tính diện tích hình bình hành là:
 a. S=axh b. S= axa c. S=axb d.S=bxb
- HS, GV nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Bước đầu biết về phân số, về tử số và mẫu số.
Cách tiến hành:
- 	Treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Có mấy phần được tô màu?
- 	HS đọc + viết.
- 	Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6.
- 	Ta gọi là phân số.
+ Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang?
+ 	Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?
- 	GV dẫn dắt để HS nêu được: mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0.
Tử số là phần bằng nhau được tô màu.
+ Đưa ra hình tròn: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số. 
+ Đưa hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao phần hình vuông? HS giải thích.
+ Nêu tử và mẫu số của phân số. 
- 	GV, HS nhận xét.
- Lưu ý: HS chỉ nhận biết về phân số có tử số và mẫu số đều là số tự nhiên, mẫu số phải khác 0, chưa giải thích gì thêm.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức vừa học làm bài tập có liên quan.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS lên điều khiển.
- 	Trao đổi nhóm đôi: 1 em viết - 1 em đọc. Chia sẻ trao đổi trong nhóm. Đại diện nhóm lần lượt đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.
Bài 2:
- 	GV treo bảng phụ có kê sẵn bảng số như trong bài tập.
- 2 HS làm bảng phụ - Lớp làm phiếu bài tập.
- Đổi phiếu để kiểm tra lẫn nhau - Nói cho nhau nghe cách viết.
- 	Nhận xét bài làm bảng phụ của bạn.
+	Mẫu số của phân số là những số tự nhiên nào?
- 	HS, GV nhận xét. 
Bài 3: 1 HS lên điều khiển.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Làm bài trong nhóm: 1 em đọc - 1em viết rồi ngược lại, thống nhất kết quả.
- Trình bày trước lớp.
Bài 4 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên: 
+ GV gọi HS A đọc phân số thứ nhất . nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HS B đọc 
tiếp. Cứ như thế cho đến khi đọc hết 5 phân số.
+ Nếu HS A đọc sai thì GV cho HS khác sửa, HS A đọc lại rồi mới chỉ định HS B đọc tiếp.
- 	Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được đọc và viết phân số.
Cách tiến hành:
- HS viết bảng con: , , 
Cho HS trao đổi trong nhóm bàn, chia sẻ với bạn bên cạnh
+ Đọc các phân số.
+ Nêu các tử số, mẫu số của phân số?
+ Các mẫu số của phân số đó cho biết gì?
- 	Nhận xét tiết học.
- 	Dặn HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ (nghe- viết)
Tiết 20: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC XE ĐẠP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Lồng ghép : Văn hóa giao thông : Bài 5 : Giữ gìn xe đạp sạch đẹp 
 Bài 8 : Để xe đạp đúng nơi qui định.
2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/ tr, uốt/ uôc.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ đẹp, cẩn thận, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bài tập 2a viết sẵn vào bảng phụ.
HS: Bút dạ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS lên điều khiển.
- 1 HS lên bảng - lớp viết bảng con một số từ: sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình.
- Nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- 	HS đọc đoạn văn Cha đẻ chiếc lốp xe đạp - trả lời.
+ Trước đây chiếc bánh xe đạp được làm bằng gì?
+ Sự kiện nào làm Đân – lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp?
- HS đọc Bài 5 : Giữ gìn xe đạp sạch đẹp và Bài 8 : Để xe đạp đúng nơi qui định.Trong tài liệu Văn hóa giao thông.
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
c. Viết chính tả:
GV đọc cho HS viết bài.
d. Soát lỗi và chấm bài:
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Tổ chức cho HS tự nhận xét về chữ viết và phát hiện lỗi, sửa lỗi chính tả trong bài.
- Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/ tr, uốt/ uôc.
Cách tiến hành:
Bài 2a:
- 	Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài cá nhân, trao đổi, sửa bài cho nhau - Hai đội lên thi đua điền 
- 	HS nhận xét bài làm trên bảng.
- 	Nhận xét kết luận bài giải đúng và đội làm nhanh nhất và đúng.	
- 	HS đọc lại khổ thơ, cả lớp đọc thầm để thuộc khổ thơ tại lớp.
Bài 3a:
- 	Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa. 
- 	Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp - trao đổi trong nhóm, đọc cho nhau nghe.
- Chia sẻ câu chuyện trước lớp.
- 	HS nhận xét.
- 	Nhận xét – kết luận.
+ Chuyện đáng cười ở điểm nào?
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
- Cho HS phát âm lại và viết lại một số từ sai. 
Thi đua: Lần 1: Tìm và viết ra 5 từ có âm ch/ tr.
 Lần 2: Tìm và viết ra 5 từ có vần uôc/ uôt.
- 	Nhận xét tiết học.
- 	Yêu cầu HS xem lại bài.
	Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021	 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu và tìm được các câu kể dạng “Ai, làm gì?” trong bài văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
2. Kĩ năng: Biết viết 1 đoạn văn có dùng kiểu câu trên.
3. Thái độ: HS yêu thích môn TV, thích trao đổi, chia sẻ với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu, bảng phụ cho bài tập 2.
HS: Tranh: cảnh làm trực nhật lớp để viết đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ 1 HS đặt câu có từ ở bài tập 1tiết trước.
+ 1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở bài tập 3. Chọn câu em thích. Vì sao?
Nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu. Viết 1 đoạn văn có dùng kiểu câu trên.
Cách tiến hành:
Bài tập 1: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để tìm câu kể kiểu “Ai làm gì?”, trao đổi trong nhóm - Gạch dưới các câu tìm được bằng bút chì.
- Báo cáo trước lớp.
- Chốt: Câu 3, 4, 5, 7.
Bài tập 2:
- HS làm việc cá nhân - Nói cho nhau nghe trong nhóm về: Xác định chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu /. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ - 1 em làm bảng phụ.
- Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp.
- HS, GV sửa bài trên bảng phụ.
Bài tập 3: 
- HS tự làm vào vở.
- GV gợi ý: Công việc trực nhật là những công việc nào? Có thể viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người sau để chỉ ra đâu là câu kiểu “Ai, làm gì?”
- Đọc cho nhau nghe trong nhóm, sửa chữa, bổ sung – Đọc bài trước lớp trước lớp.
- HS, GV nhận xét. Tuyên dương nhóm viết đoạn văn hay hay.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu 2 HS đặt 2 câu kể Ai làm gì?
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong 2 câu đó.
- HS đặt cá nhân, chia sẻ trong nhóm - trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Nối các chủ ngữ ở cột A với vị ngữ ở cột B sao cho phù hợp.
 A B 
Bố của em a. làm bài kiểm tra giữa học kì.
Thầy giáo tôi b. mua cho em một chiếc cặp mới.
Bạn tôi c. chữa bài kiểm tra giữa học kì.
Chúng tôi d .loay hoay mãi chưa tìm ra kết quả.
- Về nhà hoàn chỉnh bài 3 vào vở.
- Chuẩn bị: Câu kể “Ai làm gì?”.
	TOÁN
Tiết 97: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Phép chia của một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.
- Thương của phép chia tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
2. Kĩ năng: Biết viết thương dưới dạng một phân số.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. Thích hoạt động nhóm, chia sẻ với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Các hình minh họa trong SGK, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ HS viết lên bảng các phân số, sau đó yêu cầu HS khác đọc.
+ Gọi 3 HS lên bảng, lần lượt đọc các phân số cho 3 HS viết.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nắm được phân số và phép chia số tự nhiên.
Cách tiến hành:
Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác:
* Trường hợp có thương là một số tự nhiên: 
- GV: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam?
+ Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?
+ Như vậy thực hiện một số chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là những số nào? 
- HS suy nghĩ, trao đổi nhóm tìm ra câu trả lời: Là một số tự nhiên. Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy.
* Trường hợp là phân số:
+ Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em, hỏi mỗi em được bao nhiêu cái bánh?
+ Em có thể thực hiện phép chia 3: 4 tương tự như thực hiện 8: 4 được không?
+ Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.
+ Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được nhận mấy cái bánh? 
+ Vậy 3: 4 =?
- GV viết bảng: 3: 4 = ?
+ Thương trong phép chia 3: 4 =... có gì khác so với thương trong phép chia 8: 4 = 2?
- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số.
+ Em nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3:4?
- Cho HS thảo luận để rút ra kết luận.
- Kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- HS cho ví dụ: 8 : 4=, 3 : 4=; 5 : 5=
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Thực hiện được phép chia có thương là phân số và số tự nhiên.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS lên điều khiển.
- HS làm bài vào bảng con, đổi bảng để kiểm tra lẫn nhau.1 HS lên bảng viết, sau đó chữa bài trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài cá nhân vào vở, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. 
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm - Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Bài 3: 
a. HS chơi trò chơi chuyền điện – GV+ HS nhận xét.
VD: 1 : 6= 
b. Từ kết quả sửa bài GV cho HS nêu nhận xét (GV nêu câu hỏi để HS nhận biết được mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.)
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng viết thương dưới dạng một phân số.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu mối liên hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- HS viết bảng con các kết quả của phép chia sau – chia sẻ, trao đổi với bạn bên cạnh:
2 : 5, 4 : 5, 7 : 10, 8 : 11, 24 : 8, 8 : 2, 14 : 7
- Tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu, phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng: - Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
- Biết xử lí các hành động gây ô nhiễm không khí.
3. Thái độ: Hợp tác tốt với bạn. Có ý thức và vận động người thân cùng bảo vệ môi trường.
HS biết bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí trong lành, không xả rác bừa bãi.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu điều tra khổ to.
- Hình minh họa trang 78, 79 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
HS: Sưu tầm tranh (ảnh) thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Nêu các cấp gió và dấu hiệu đặc trưng của từng cấp gió.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão.
+ Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão. 
- Nhận xét câu trả lời.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS phân biệt được không khí sạch (trong lành) và không khí bị ô nhiễm . Cách tiến hành:
 a. Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS.
- HS trao đổi với nhóm.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em? 
+ Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm?
- GV: Để hiểu rõ thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm các em cùng quan sát các hình minh họa trang 78, 79 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Chi tiết nào cho em thấy điều đó?
- HS trình bày. Gọi HS bổ sung ý kiến khác - Không khí có những tính chất gì? Thế nào là không khí sạch?
- HS nêu:
+ Không khí sạch là không khí trong suốt, không mùi, không màu, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác.
- HS nhắc lại.
+ Em phải làm gì để giữ cho bầu không khí luôn trong sạch? HS trao đổi, trả lời.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
Mục tiêu: Nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí
Cách tiến hành:
b. Nguyên nhân gây không khí ô nhiễm. 
- Tổ chức cho HS suy nghĩ - thảo luận nhóm 4, với câu hỏi: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ thực tế ở địa phương hoặc những nguyên nhân mà các em biết qua đài báo, tivi, phim ảnh 
- Đại diện các nhóm phát biểu. 
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:
+ Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ 
+ Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hóa học.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:Nêu được tác hại của không khí bị ô nhiễm.
Cách tiến hành:
c. Tác hại của không khí bị ô nhiễm
- HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi: không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống con người, động vật, thực vật?
- HS trình bày tiếp nối những ý kiến không trùng nhau.
+ Cần làm gì để vận động mọi người cùng tham gia giữ cho bầu không khí luôn trong lành?
Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. Vận dụng để bảo vệ bầu không khí sạch.
Cách tiến hành:
+ Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm?
+ Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
TN: Tác hại của không khí bị ô nhiễm
a. Làm hại đến sức khỏe con người.
b. Làm hại đến các sinh vật khác.
c. Chỉ làm hại đến cây cối.
d. Chẳng làm hại gì vì chúng bay trên trời.
- HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi với bạn bên cạnh, chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Nhận xét. 
- Biết bảo vệ môi trường, bảo vệ không khí trong lành, không xả rác bừa bãi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có kiến thức thực tế, nhắc nhở HS chăm đọc sách. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 79, SGK.
KỂ CHUYỆN
Tiết 20: CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tìm được một truyện theo đúng yêu cầu của đề bài (nói về người có tài). Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
2. Kĩ năng: Biết kể lại câu chuyện rõ ràng, tự nhiên bằng lời của mình. 
3. Thái độ: Mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài và một số gợi ý quan trọng. Các tranh minh họa trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
HS: Một số sách, báo, truyện viết về những người có tài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ 3 HS kể từng đọan trước lớp truyện: Bác đánh cá và gã hung thần.
+ Kể toàn bộ câu chuyện, cho HS bình xét.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS tìm được một truyện theo đúng yêu cầu của đề bài (nói về một người có tài).
Cách tiến hành:
a) HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài.
b) HS tìm câu chuyện cho mình:
GV nhắc lại nội dung gợi ý 3 để HS hiểu:
+ Khi giới thiệu câu chuyện, em phải nói tên truyện, nói truyện kể về ai, về đề tài gì đặc biệt của họ.
+ Khi kể diễn biến câu chuyện, em phải chú ý đến tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến. Nói có đầu có cuối để các bạn hiểu được.
+ Kết thúc câu chuyện, em phải đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc của mình.
- GV nhắc nhở để HS kể chuyện tự nhiên. Tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thực, rút được ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Kể trong nhóm 4: 1 HS lên điều khiển.
+ Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- HS kể toàn bộ câu chuyện, lớp bình xét.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. 
- Nhận xét chung.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Khi kể chuyện em cần chú ý điều gì?
+ Em học được điều gì qua câu chuyện của bạn kể?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Để trở thành người có tài, em cần rèn luyện như thế nào?
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể chuyện hay, lưu ý HS những lỗi các em thường mắc để sữa chữa.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp cho người thân.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần tới (kể chuyện về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết).
ĐẠO ĐỨC
Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1. Hiểu vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
2. Kĩ năng: Biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
3. Thái độ: Có thái độ kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
Tôn trọng giá trị sức lao động. Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. 
HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động? 
+ Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào?
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành 
Mục tiêu: HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
Cách tiến hành:
Bài tập 4: Đóng vai 
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
- Lớp phỏng vấn các HS đóng vai.
+ Thảo luận lớp:
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? 
+ Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống.
Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động. Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động. Em đã thực hiện những việc làm gì để thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
Bài tập 5: HS nêu yêu cầu – Nói cho nhau nghe trong nhóm - thống nhất kết quả
- Đọc trước lớp.
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, truyện nói về người lao động. 
 +Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 + Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- GV đưa ra 3 ô chữ và nội dung có liên quan đến một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nào đó.
- HS quan sát từng ô chữ xem mỗi ô chữ có mấy chữ cái. Đọc kĩ bài ca dao hay gợi ý của GV để đoán.
Ô chữ cần đoán 1/ Bài ca dao ca ngợi người lao động:
 “Cày đồng đang buổi ban trưa 
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
 (Có 7 chữ cái: NÔNG DÂN)
2) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về người lao động nào? 
 (Có 8 chữ cái: GIÁO VIÊN)
3) Đây là người lao động luôn phải đối mặt với nguy hiểm, với những kẻ tội phạm. 
 (Có 6 chữ cái: CÔNG AN)
Bài tập 6: Trình bày sản phẩm
- HS, GV nhận xét => Kết luận chung về nhóm vẽ tranh đẹp, viết bài kể về người lao động hay, sưu tầm được nhiều ca dao, tục ngữ.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp 
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Cách tiến hành:
+ HS nêu lại ghi nhớ.
+ Nêu và thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. 
Nối cột: 
 Quét rác là một nghề.
 Xây nhà không phải là nghề.
 Buôn bán là một nghề.
 Mua bán ma túy là một nghề.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
- Chuẩn bị: Lịch sự với mọi người. 
	Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết40: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam. 
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn hóa Đông Sơn - nền văn hoá của một thời kì cổ xưa dân tộc. 
3. Thái độ: 
- Thích đọc trong nhóm, trao đổi nhóm. Yêu quê hương đất nước. Tự hào về những di sản văn hóa của cha ông xưa để lại, trân trọng và giữ gìn các di sản đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn để luyện đọc diễn cảm. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS: Sưu tầm tranh, ảnh về nền văn hoá Đông Sơn. Đọc bài và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Kiểm tra 2, 3 HS đọc truyện Bốn anh tài (tt) và trả lời câu hỏi.
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? 
- Nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (2 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 2 (luyện đọc từ sai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm - Suy nghĩ cá nhân, trao đổi trong nhóm trả lời các câu hỏi.
Đoạn 1: 
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
+ Đoạn văn 1 nói về điều gì?
Đoạn 2: - Cho HS đọc.
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên mặt trống đồng?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người được miêu tả trên mặt trống đồng?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
+ Đoạn cuối cho em biết về điều gì?
- GV: Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp, là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ thời xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.
+ Nêu nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Đọc trôi ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đoạn: Nổi bật nhân bản sâu sắc.
- HS nêu giọng đọc.
- HS nêu một số từ cần nhấn giọng.
- HS đọc diễn cảm trước lớp – nhận xét.
- Các nhóm đọc trước lớp – Nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc – HS, GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng, nhấn giọng đúng. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? 
+ Khi đi thăm các bảo tàng, các di tích lịch sử em cần có thái độ như thế nào?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Hãy nêu những suy nghĩ của em về trống Đồng Đông Sơn?
+ Để giữ gìn nền văn hóa dân tộc, bản thân em cần làm gì?
+ HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. 
TOÁN
Tiết 98: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc