Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

Tiết 1 + 2 + 3: Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI ( 3 tiết)

Ngày soạn: 25/11/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27/11/2018

Tiết 1: Khoa học

Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- HS biết sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, mô tả, thực hành cho hs.

3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

II. Chuẩn bị:

 

doc 4 trang xuanhoa 09/08/2022 2330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn:24/11/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26/11/2018
Tiết 1 + 2 + 3: Mĩ thuật 
CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI ( 3 tiết)
Ngày soạn: 25/11/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27/11/2018
Tiết 1: Khoa học
Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, mô tả, thực hành cho hs.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị:
- Sgk, giấy vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 HS trình bày
- Nhận xét đánh giá
1. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- HS quan sát hình - 1 số HS nêu ý kiến
 Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển
 Hai bờ sông có làng mạc, cánh đồng
 Các đám mây đen và mây trắng
 Những giọt mưa từ đám mây đen ...
 Các mũi tên, ...
- Sơ đồ mô tả hiện tượng bay hơi, ngưng tụ của nước.
- Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông biển, nước bay hơi biến thành hơi nước, hơi nước liên kết với nhau 
- HS nghe
2. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- HS quan sát, tưởng tượng
- HS thực hành 
- 1 số HS trình bày ý tưởng
- 1 HS
- Hãy giải thích sự hình thành của mây, mưa.
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài
+ Y/c hs quan sát hình 1(T 48) TLCH:
 - Những cảnh nào được vẽ trong sơ đồ?
- Sơ đồ trên miêu tả hiện tượng gì?
 - Em hãy mô tả lại hiện tượng đó.
- GV chỉ trên sơ đồ kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối không ngừng bay hơi biến thành hơi nước...
- Y/c HS quan sát hình 2 (Tr 49) 
- Y/c HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét đánh giá
* PA 2 : Cho HS mô tả bằng lời.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước ... 
- Ôn bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tình cảm, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ.
- Một số việc làm thể hiện sự hiếu thảo
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình. 
- Hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết làm các công việc thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- Rèn kĩ năng lắng nghe, thảo luận, hợp tác, chia sẻ và phản hồi thông tin. Kĩ năng điều hành nhóm. 
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Băng bài hát Cho con (nếu có)
- HS: Sgk, đồ dùng hoá trang để đóng tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
- Trả lời theo ý hiểu. Ví dụ:
+ Cha mẹ rất yêu thương con.
+ Cha mẹ là người luôn gần gũi, chăm sóc con.
+ Cha mẹ luôn che chở cho con.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Phần thưởng.
- Quan sát, trả lời: Một người bà, một người cháu đang trò chuyện rất thân mật. Phía trên tường có treo một bàn thờ.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Làm việc theo nhóm 4.
- Thực hành kể chuyện.
- Thực hành hỏi - đáp. VD:
+ . cảm thấy rất vui.
+ rất yêu quý bà, muốn cho bà vui, khoẻ 
+ Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm, chăm sóc bà.
+ Chúng ta phải yêu quý, kính trọng, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ vì ông bà, cha mẹ là những người đã có công sinh thành ra chúng ta, nuôi dưỡng và chăm sóc cho chúng ta 
+ Hs nêu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
+ HS nêu: Công cha, nghĩa mẹ rất to lớn, chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ.
- HS nghe, 3 – 4 em đọc lại phần Ghi nhớ:
- HS tìm và nêu.
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (18)
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS giơ thẻ và giải thích 
+ Thẻ đỏ với các trường hợp sau: b; d; đ
+ Thẻ xanh với trường hợp: a; c
- HS nhắc lại (1-2 em)
- HS nối tiếp nhau nêu.
+ nấu cơm, trông em, quét dọn nhà cửa 
+ HS nêu.
+ HS kể.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc lại
- Bài hát: Cho con (Phạm Trọng Cầu).
+ Nội dung của bài hát là gì?
+ Vậy theo các em, chúng ta cần thể hiện hành động như thế nào với ông bà, cha mẹ?
- Gv cho HS quan sát tranh, hỏi: Em nhìn thấy những gì trong tranh?
- Nhận xét, nêu: 2 nhân vật trong tranh là Hưng và bà của Hưng. Ông của Hưng mới mất nên bà rất buồn. Hưng đã cố gắng động viên, an ủi, chăm sóc bà để bà đỡ buồn. Câu chuyện như sau 
- GV kể chuyện 
- HS làm việc theo nhóm 4: kể lại câu chuyện (có thể minh hoạ.)
- 1 nhóm lên kể chuyện, HS theo dõi, chuẩn bị câu hỏi để hỏi nhóm kể chuyện.
- Tổ chức cho HS hỏi – đáp: VD:
+ Khi nhập vai bà, bạn cảm thấy thế nào khi nhận được gói bánh?
+ Khi nhập vai Hưng, tại sao bạn lại biếu bà gói bánh?
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
* Sau khi HS báo cáo xong câu 2, GV hỏi thêm: 
+ Qua câu chuyện của bạn Hưng, em thấy chúng ta cần phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
- Nhận xét, kết luận: 
+ Em biết những bài ca dao nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng với ông bà, cha mẹ?
+ Em hiểu nghĩa bài thơ như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận phần bài học.
- Cho HS tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ khuyên răn con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: cách ứng xử nào đúng thì em sẽ giơ thẻ đỏ, còn lại giơ thẻ xanh.
- GV nêu từng trường hợp cho HS giơ thẻ.
- Gọi HS nhắc lại những cách ứng xử đúng.
*GV hỏi thêm:
+ Trong những việc làm đó, em có thể làm được những việc làm nào?
+ Em đã làm được những việc nào?
+ Theo em, thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét, chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Ở nhà, chúng ta có thể giúp ông bà, cha mẹ những việc gì?
+ Bản thân em đã làm được những việc gì thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Vì sao việc chăm chỉ học tập và rèn luyện là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Chúng ta không nên làm gì với cha mẹ, ông bà?
+ Hãy kể một số việc em làm chưa thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Giải thích vì sao chưa tốt và cách sửa lỗi.
- GV kết luận
+ Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2018_2019.doc