Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

Toán

Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề .

- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.

- Giáo dục học sinh tính chính xác trong học Toán.

- Làm được bài 1, 2, 3, 4 (a,b).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.

- SGK, nháp, PBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 26 trang xuanhoa 11/08/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2019
SÁNG
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần
Tiết 30: Chào cờ - Hoạt động ngoại khóa
Lớp 4A3 thực hiện
Tiết 2: Toán
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề .
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
- Giáo dục học sinh tính chính xác trong học Toán.
- Làm được bài 1, 2, 3, 4 (a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng các hàng của số có 6 chữ số.
- SGK, nháp, PBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
+ Nêu cách tính và công thức tính chu vi hình vuông ?
- GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập về các hàng
a. Hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn
- Yêu cầu HS quan sát sgk.
+ Nêu mối quan hệ của các hàng liền kề ?
b, Hàng trăm nghìn
- Gv giới thiệu : 10 chục bằng 1 trăm nghìn, 1 trăm nghìn viết là: 100 000.
c, Viết và đọc số có sáu chữ số
- Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số
a, Hướng dẫn đọc, viết số: 432516
- Gv gắn các thẻ số 100 000,
 10 000, 1000, 100, 10, 1 lên các cột tương ứng.
- GV gắn kết quả đếm xuống cuối bảng.
+ Số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, ..., bao nhiêu đơn vị ?
- Hướng dẫn HS viết số 432 516.
- Nhận xét.
+ Số này có mấy chữ số ?
 Khi viết ta phải viết từ đâu ?
- HS nêu cách đọc số.
- GV viết số: 12 537 và 312 537
 81 759 và 381 759
3. Luyện tập
Bài 1: Viết theo mẫu.
- GV nhận xét.
Bài 2: Viết theo mẫu.
- Củng cố về cấu tạo thập phân.
- GV nhận xét.
Bài 3: Đọc số sau
- GV viết số, gọi HS đọc số.
- Nhận xét tuyên dương
Bài 4: Viết số sau
- Tổ chức cho HS viết theo tổ.
- Khen ngợi động viên HS.
- HS nêu P= a 4
- HS nêu quan hệ giữa các đơn vị liền kề: 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,...
+ 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- HS viết số vào nháp: 432 516.
+ 6 chữ số.
+ Viết từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp.
- HS đọc số và nêu cách đọc.
- HS đọc và so sánh: cách đọc khác nhau ở hàng trăm nghìn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết vào PBT
- HS lên bảng đọc và viết số.
- Viết số: 523 453.
- Đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào PBT
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp đọc số: 96 315; 796 315;
106 315; 106 827
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS thi viết số theo tổ (phần a, b)
a) 63115 b) 723936
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài 
- GV nhận xét bài học
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tập đọc
Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn,(trả lời được các CH trong SGK).
- HS có kĩ năng tự nhận thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
- Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
- Đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn trước lớp.
- GV chý ý sửa đọc cho HS.
- Hướng dẫn HS hiểu một số từ khó.
- GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
+ Ngoài những nhân vật đã xuất hiện ở phần 1, ở phần này xuất hiện thêm nhân vật nào?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
* Đoạn 1: 	
+ Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
+ Với trận địa đáng sợ như vậy bọn Nhện sẽ làm gì ?
+ Em hiểu từ: “sừng sững, lủng củng” như thế nào?
+ Đoạn 1 đã cho em hình dung ra cảnh gì?
* Đoạn 2
+ Dế Mèn đã làm như thế nào dể bọn nhện phải sợ?
+ Thái độ của bọn nhện sau khi gặp Dế Mèn ra sao?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì ?
* Đoạn 3
+ Dế Mèn đã nói như thế nào với bọn Nhện để chúng nhận ra lẽ phải?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế, bọn nhện đã hành động như thế nào?
+ Từ ngữ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?
- Đoạn 3 nói lên điều gì ?
+ Chúng ta có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào ?
- GV giải nghĩa tặng danh hiệu.
* GV: các danh hiệu đó đều có thể phong cho Dế Mèn, nhưng phù hợp nhất là danh hiệu Hiệp sĩ.
* KNS
- Nếu em gặp một bạn gái cùng lớp bị các bạn trai ở lớp khác bắt nạt thì em sẽ làm gì?
c. Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn cách đọc, giọng đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Nội dung chính của bài là gì?
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện 
- 01 HS đọc toàn bài
- Chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu (trận địa mai phục của bọn nhện)
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (kết cục câu chuyện)
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp.
(2 - 3 lượt)
- HS đọc theo nhóm 2 và giải nghĩa từ.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS chú ý nghe GV đọc bài.
+ Xuất hiện thêm bọn Nhện
+ Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- HS đọc đoạn 1
+ Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với vẻ hung dữ.
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ.
+ Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
+ Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự, không ngăn nắp, dễ đụng chạm.
+ Cảnh trận địa mai phục đáng sợ của bọn Nhện
- HS đọc đoạn 2.
+ Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ oai phong, giọng thách thức của kẻ mạnh: muốn nói chuyện với tên chóp bu; dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.
+ Thấy Nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng, phóng càng đập phanh phách.
+ Lúc đầu cũng ngang tàn, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại, rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
+ Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.
 - HS đọc đoạn 3
+ Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn Nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe dọa chúng.
+ Chúng sợ hãi, cùng rạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
+ Gợi cảnh cả bọn nhện vội vàng rối rít vì quá sợ hãi.
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- 1 HS đọc to câu hỏi 4, thảo luận nhóm nêu ý kiến.
- HS chọn, phong tặng danh hiệu cho Dế Mèn.
* HS khá giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và nêu được lí do chọn.
- HS nghe
- HS tự nêu.
VD: Em sẽ nói với các bạn như vậy là không nên và không được ỷ mạnh bắt nạn các bạn yếu.
- 03 HS tiếp nối nhau đọc bài
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
+ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét sự áp bức, bất công, bênh vực 
chị Nhà Trò yếu đuối.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài 
+ Em học tập được đức tính gì ở Dế Mèn?
- GV nhận xét bài học
..................................................................................................................................................................................................................................................................
CHIỀU
Đ/c Hạnh Huyền soạn giảng
Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2019
SÁNG
Đ/c Hạnh Huyền soạn giảng
CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức 
Tiết 2: Trung thực trong học tập (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu đựơc một số biểu hiện của trung thực trong học tập 
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp các em học tập tiến bộ được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ hành vi học tập. 
II. KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
- Thảo luận, giải quyết vấn đề.
- SGK; các mẩu chuyện tấm gơng về sự trung thực trong học tập.
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số việc làm thể hiện trung thực trong học tập.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 3: Thảo luận nhóm 
- HS hiểu rõ hơn Thế nào là trung thực trong học tập.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Nhận xét- bổ sung.
- GV kết luận:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để bù lại.
+ Báo cáo cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
+ Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là 
không trung thực trong học tập.
* Bài tập 4: Trình bày tài liệu đã su tầm được.
- Tổ chức cho HS trình bày, giới thiệu tài liệu của nhóm.
- Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
- GV kết luận: Xung quang chúng ta có nhiều tấm gương trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
* Bài tập 5: Trình bày tiểu phẩm.
- Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm.
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
- Nếu em ở trong tình huống đó em có hành động như vậy không?
- GV nhận xét chung.
- HS nêu 
- HS thảo luận nhóm xử lí bài tập 3.
- HS các nhóm trình bày.
- 1,2 HS nhắc lại.
- HS trình bày những tài liệu đã sưu tầm.
- HS trao đổi ý kiến.
- 1-2 nhóm trình bày tiểu phẩm.
- HS trao đổi ý kiến.
- HS nêu
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán*
Ôn tập 
I. MỤC TIÊU
- Mức 1: HS đọc, viết cộng, trừ ,nhân .
- Mức 2: HS Tìm thành phần chưa biết và giải toán có lời văn.
- Mức 3: Tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, phương án giải các BT
- SGK,bảng con, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mức 
Bài tập
Đáp án
1
Bài 1. Viết số biết số đó gồm
a, 5 chục nghìn , 9 trăm ,1 chục và 6 đơn vị
b, 3 chục nghìn , 1 trăm và 1 đơn vị 
c, 4 chục nghìn , 6 nghin và 2chục 
d, 7 chục nghìn và 2 đơn vị
Bài 2. Đặt tính rồi tính
a, 43839 + 5017
b, 64172 - 31544
c, 27304 x 2
Bài 1: 
a, 50916
b, 30101
c, 46020
d, 70002
Bài 2:
a, 48856
b, 22628
c, 54608
2
Bài 1: Tìm x
a, x + 39573 = 60000 
b, x - 4769 = 1225
c, x : 5 = 2278
Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 200kg muối, buổi chiều bán được bằng số muối bán được trong buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô gam muối?
Bài 1: 
a, x = 20427
b, x = 5994
c, x = 11390
Bài 2: 
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam muối là:
200 : 4 = 50 (kg)
Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam muối là:
200 + 50 = 250 (kg)
 Đáp số: 250kg muối
3
Bài 1: Tinh giá trị của biểu thức.
a, 25743 + 14031 x 4 = 
b, 71024 - 12071 x 5 = 
Bài 2: Một đội thủy lợi đào được 315m mương trong 3 ngày. Hỏi trong 8 ngày đội đó đào được bao nhiêu mét mương?
Bài 1: 
a, 91867
b, 10669
Bài 2: 
Bài giải
Mỗi ngày đội thủy lợi đào được số mét mương là:
315 : 3 = 105 (m)
Tám ngày đội thủy lợi đào được số mét mương là:
105 x 8 = 840 (m)
Đáp số:840m.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét ,tuyên dương.
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ điểm: Xây dựng nề nếp
I. MỤC TIÊU
	- HS tìm hiểu về chủ điểm.
	- Bồi dưỡng cách giao tiếp nề nếp thói quen, cách ứng xử cho các em.
	- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường, tổ chức múa hát tập thể, tìm hiểu về nhà trường thầy cô giáo và các hoạt động trong nhà trường.
	- Giáo dục vệ sinh trường lớp.
II. THỜI GIAN, ĐIAẠ ĐIỂM
	- Thời gian 15 giờ 50 phút tại khu Hô Be.
III. ĐỐI TƯỢNG 
	- GV và học sinh lớp 4A3
IV. CHUẨN BỊ 
	- Một số bài múa
	- Trò chơi "Kết bạn"
	- Một số câu hỏi về chủ điểm 
V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
	- Thông qua kế họach hoạt động trong tuần, ôn tập các bài múa, trò chơi.
2. Hình thức hoạt động
	- Tập trung học sinh 
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
1. Văn nghệ
* Múa hát những bài hát ca ngợi trường lớp.
	Em yêu trường em, Lớp chúng ta đoàn kết.
	Những bông hoa những bài ca. Bài ca đi học
	GV nhận xét khen ngợi.
2. Tổ chức trò chơi vận động: Kết bạn
*Khởi động "Học sinh vừa hát vừa múa"
 GV nêu tên trò chơi: Kết bạn
 Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 Cho học sinh chơi thử. 
 Cho học sinh chơi thật. 
 Đánh giá nhận xét.
* Câu hỏi
1. Ở trường em được tham gia những hoạt động nào?
2. Em hãy kể tên môn học mà em thích?
3. Để trường lớp sạch đẹp hàng ngày em phải làm gì?
Nhận xét đánh giá 
VII. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
	Nhận xét chung tiết hoạt động tập thể 
	GD HS có tình cảm yêu trường yêu lớp, vệ sinh trường lớp hàng ngày để trường lớp sạch đẹp
	Dặn học sinhchuẩn bị một số bài hát , bài thơ, câu chuyện có nội dung thể hiện chủ điểm.
Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2019
SÁNG
Tiết 2: Toán
Tiết 8: Hàng và lớp
I. MỤC TIÊU
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn
- Biết giá trị của một chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi chữ số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng
- HS làm được Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng kẻ sẵn các lớp, các hàng của số có 6 chữ số như sgk .
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
- GV viết bảng: 152 675; 12 753
 768 672; 113 628
- Đánh giá tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
+ Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn?
- GV giới thiệu: các hàng này được sắp xếp thành các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng , lớp nghìn gồm ba hàng 
- GV viết số 321 vào cột “số” trên bảng phụ.
- Tương tự với các số: 654 000; 
654 321
3.3 Luyện tập
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.
Bài 2: 
a, GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 số.
- Nhận xét.
b, Hoàn thành bảng sau:
- Thống nhất kết quả.
Bài 3: Viết số sau thành tổng 
(Theo mẫu)
M: 52 314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4
- HS đọc số và nêu các chữ số ở từng hàng.
+ Hàng đơn vị, hàng chục, ... hàng trăm nghìn.
- HS chú ý nghe.
- HS nêu lại tên hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
- HS lên ghi từng chữ số vào các cột ghi hàng.
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
HTN
HCN
HN
HT
HC
HĐV
321
3
2
1
654 000
6
5
4
0
0
0
654 321
6
5
4
3
2
1
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài tập 1 vào PBT
VD đọc số: Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
Viết số: 54 312
- Nêu yêu cầu.
- HS tự làm phần còn lại.
Ví dụ: Số 46 307 đọc là : Bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy. Chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
- HS đọc các số và nêu lại mẫu.
- HS hoàn thành bảng.
Số
38 753
67 021
79 581
302671
715519
GT của CS 7
700
7000
70 000
70
700000
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS dựa vào mẫu để làm bài, nêu kết quả.
503060 = 500000 + 00000 + 3000 + 000 + 60 + 0
83760 = 80000 + 3000 + 700 + 60 + 0
176091 = 100000 + 70000 + 6000 + 000 + 90 + 1
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét đánh giá tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc
Tiết 4: Truyện cổ nước mình
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- HS trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 10 dòng thơ cuối. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Giáo dục học sinh yêu thích học Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn 10 câu thơ đầu.
- Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
- Đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nêu nội dung bài?
- Đánh giá tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu truyện
a. Luyện đọc
- Chia đoạn: 5 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu ... phật tiên độ trì.
+ Đ2: Tiếp theo ... dừa nghiêng soi.
+ Đ3: Tiếp theo ... ông cha của mình.
+ Đ4: Tiếp theo ... chẳng ra việc gì.
+ Đ5: Phần còn lại.
- Giúp HS sửa phát âm và hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
+ Em hiểu “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào?
+ Từ nhận mặt có nghĩa như thế nào?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam?
+ Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
c, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ đầu ... nghiêng soi.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét tuyên dương
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- 2 HS đọc truyện.
- HS nêu.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
- HS đọc trong nhóm 2.
- 1 – 2 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc từ đầu ... đa mang, cả lớp đọc thầm.
+ Truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa sâu xa.
+ Truyện cổ đề cao phẩm chất tốt đẹp của cha ông ta: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,...
+ Truyện cổ truyền cho đời sau những lời răn dạy của ông cha ta: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin.
+ Ông cha ta trải qua bao nắng mưa, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu.
+ Giúp cho con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của ông cha ta từ bao đời nay.
- HS đọc thầm đoạn: 
Thị thơm ... đời sau.
+ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường.
+ Sự tích Hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Sọ dừa, Sự tích dưa hấu, trầu cau, Thạch Sanh,...
- 1 HS đọc 2 dòng thơ cuối bài.
+ Hai dòng thơ cuối bài là lời ông cha ta căn dặn con cháu: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ..
- 3 HS đọc tiếp nối, nêu cách đọc.
- 2 - 3 HS đọc.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm.
- HS nêu nội dung.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài học
+ Qua câu chuyện cổ, ông cha ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
+ Ăn ở hiền lành, sống có trước có sau nên giúp đỡ những người nghèo khó,...
- Nhận xét đánh giá tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 3: Kể lại hành động của nhân vật
I. MỤC TIÊU
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hIện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND Ghi nhớ )
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích) bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để thành câu chuyện.
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi 9 câu văn phần luyện tập.
- 6 thẻ mỗi loại: Chích, Sẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là kể chuyện?
+ Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện?
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay ghúng ta học bài: Kể lại hành động của nhân vật.
2. Nhận xét
- Đọc truyện: Bài văn bị điểm không
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
+ Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm 0 trong truyện? 
- GV thống nhất: 
a, Giờ làm bài: nộp giấy trắng.
b, Giờ trả bài: im lặng mãi mới nói.
c, Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi.
+ Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì?
+ Các hành động nói trên được kể theo trình tự nào?
+ Khi kể hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?
- GV: Hành động tiêu biểu của nhân vật là hành động quan trọng nhất trong một chuỗi hành động của nhân vật.
3. Ghi nhớ
- Thế nào là kể lại hành động của nhân vật?
4. Luyện tập
- Giúp HS hiểu rõ yêu cầu
+ Điền tên Sẻ, Chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp các hành động thành một câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó.
- GV thống nhất ý kiến, thứ tự là: 
1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9.
- Nhận xét tuyên dương
- 2 Hs trả lời.
- HS theo dõi
- 2 HS đọc tiếp nối toàn truyện.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi trong nhóm, nêu kết quả. 
+ Tình yêu với cha, tính cách trung thực của cậu bé.
+ Hành động xảy ra trước kể trước, hành động xảy ra sau kể sau.
+ Chỉ kể các hành động tiêu biểu của nhân vật.
- 3 HS nêu ghi nhớ sgk.
- 1 HS đọc ND bài tập, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi trong nhóm và làm vào PBT.
- 1 HS lên bảng.
- 1 - 2 HS kể lại câu chuyện.
IV. CỦNG CỐ , DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét đánh giá tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
CHIỀU
Tiết 2: Tiếng Việt*
Ôn tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Mức 1: HS nghe viết 2-3 câu trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
+ Mức 2: HS nghe viết cả bài viết “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
+ Mức 3: HS nghe viết cả bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch sẽ. Làm được BT chính tả.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mức
Nội dung
1
1. Nghe - viết chính tả
- Viết nháp: xước xanh, vài bước, chợt
- Nghe - viết vở : Một hôm, qua một vùng cỏ......
- Soát chữa lỗi.
2
1. Nghe - viết chính tả
- Viết nháp: gục đầu, đôi chỗ,bự, lột.
- Nghe - viết vở : Một hôm, qua một vùng cỏ......
- Soát chữa lỗi.
3
1. Nghe - viết chính tả
- Đọc đoạn chính tả cần viết: điểm vàng,bay được xa.
- Nghe - viết vở : Một hôm, qua một vùng cỏ......
- Soát chữa lỗi.
2. Bài tập:
*Điền an hay ang?
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét ,tuyên dương.
Tiết 3: Toán*
Ôn tập
I. MỤC TIÊU
- Mức 1: Củng cố cho HS cách viết và đọc các số có sáu chữ số. 
- Mức 2: Biết cách thực hiện đặt tính rồi tính. Biết tìm quy luật trong dãy số.
- Mức 3: Biết viết các số có sáu chữ số từ các số đã cho, giải được bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở viết, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mức 
Bài tập
Đáp án
1
Bài 1. Viết các số sau (theo mẫu):
a) Ba trăm bảy mươi hai nghìn tám trăm năm mươi tư: ................
b) Chín trăm bảy mươi sáu nghìn tám trăm bốn mươi hai: ....... 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a, 14 000; 15 000; 16 000; ...;...; ...
b, 48 600; 48 700; 48 800; ...; ...; ...; ...
c, 76 870; 76 880; 76 890; ;...; ...; ...
Bài 1: 
a, 372854
b, 976842
Bài 2:
a, 17 000; ;18 000; 19 000
b, 48 900; 49 000; 49 100; 49 200
c, 76 900; 76 910; 76 920
2
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a, 4053 + 5889 
b, 56752 - 43298
c, 4391 x 7
d, 50075 :5
Bài 2. Điền tiếp ba số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 406850; 406860; 406870; ...; ...; ...
b) 657 213; 657 214; 657 215; ...; ...; ....
Bài 1: 
a, 9942 
b, 13454
c, 30 737 
d, 10015 
Bài 2: 
a) 406890; 406900; 406910
b) 657 216; 657 217; 657 218
3
Bài 1: Viết bốn số có sáu chữ số, mỗi số:
a, Đều có sáu chữ số ; 1; 2 ; 3 ;5; 8 ; 9 là 
b, Đều có sáu chữ số ; 0; 1; 2; 3; 4; 5 là ....
Bài 2: Mua 5 quyển vở hết 28500 đồng. Hỏi mua 8 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? 
Bài 1: 
a, 123589; 135892; 123895; 123598
b, 123450; 102345; 120345; 123045
Bài 2: 
Bài giải
Một quyển hết số tiền là:
28500 : 5 = 5700 (đồng)
8 quyển hết số tiền là:
5700 8 = 45600 (đồng)
 Đáp số: 45600 đồng
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 - GV hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét, tuyên dương.
Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2019
SÁNG 
Tiết 2: Toán
Tiết 9: So sánh các số có nhiều chữ số
I. MỤC TIÊU
- So sánh được các số có nhiều chữ số 
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo dục học sinh tính chính xác trong khi học Toán
- Làm được bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK, giấy nháp, bút, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
- GV viết bảng: 123 456; 15 763
 17 536; 57 163 
- Nhận xét đánh giá
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số. 
a, So sánh 99 578 và 100 000 
- GV viết bảng: 99 578 ..... 100 000
- Yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích tại sao?
- GV nhấn mạnh vào dấu hiệu dễ nhận biết: căn cứ vào số chữ số.
b, So sánh các số có số các chữ số bằng nhau
Số: 693 251 và 693 500
- So sánh hai số trên.
+ Khi so sánh các số có số các chữ số bằng nhau ta so sánh như thế nào?
3.3 Luyện tập
Bài 1: , = ?
- Nhắc nhở HS lưu ý khi so sánh 2 số.
- Chữa bài, đánh giá.
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số
- Hướng dẫn HS giải bài.
- Nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 3: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc số và nêu các hàng, lớp.
- HS đọc hai số đã cho.
99 578 < 100 000.
Vì: số 99 578 có 5 chữ số; số 100 000 có 6 chữ số.
- HS nêu nhận xét: trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn.
- HS đọc hai số đã cho.
 693 251 < 693 500.
Vì: Cùng có 6 chữ số, lớp nghìn giống nhau nhưng lớp đơn vị của số 693 251 nhỏ hơn nên số đó nhỏ hơn.
 - Khi so sánh các số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp số hàng tiếp theo.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào nháp
 9 999 < 10 000. 653 211 = 653 211
99 999 < 100 000; 43 256 < 432 510.
726 585 > 557 652; 845713 < 854 713.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.
Số 902 011 là số lớn nhất trong các số đã cho.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
Thứ tự từ bé đến lớn: 
 2 467; 28 092; 932 018; 943 567.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét đánh giá tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Chính tả: (Nghe - viết) 
Tiết 2: Mười năm cõng bạn đi học
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3 a/b, hoặc bài tập chính tả.
- HS có ý thức luyện viết chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết bài tập 2a.
- Dk: Hoạt động cá nhân, nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GVđọc một số từ để HS viết.
- Nhận xét tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu yêu cầu + Ghi bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả
- GV đọc đoạn viết.
- Bạn Sinh đã làm gì đẻ giúp đỡ bạn Hạnh?
- Việc làm của bạn Sinh đáng trân trọng ở chỗ nào?
- Hướng dẫn HS viết một số từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa viết.
- GV đọc chậm từng câu, từng cụm từ để HS nghe viết bài.
- Gv đọc lại bài viết để HS soát lỗi. 
- Thu một số bài nhận xét chữa lỗi 
3. Luyện tập
Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
- Yêu cầu HSchọn từ, hoàn thành bài.
- Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
- GV nhận xét.
Bài 3a: Giải đáp các câu đố sau
- Tổ chức cho HS hỏi đáp các câu đố.
- Nhận xét tuyên dương
- HS đọc tên bài học
- HS đọc đoạn viết.
- Sinh cõng bạn đi học suốt mười năm.
- Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hạnh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km qua đèo vượt suối, khúc .
- HS viết bảng con. khuỷu, ghập ghềnh
- HS đọc các từ khó.
- HS chú ý nghe GV đọc để viết bài.
- Soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc truyện: Tìm chỗ ngồi.
- Đáng cười ở chi tiết: Ông tưởng người đàn bà xin lỗi ông, nhưng không phải như vậy mà là bà ta muốn tìm chỗ ngồi.
- Hs giải câu đố và báo cáo kết quả
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét đánh giá tiết học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 4: Dấu hai chấm
I. MỤC TIÊU
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT 1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết đoạn văn phần nhận xét.
- SGK, PBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra đầu giờ
- Em hãy đặt một câu có tiếng nhân có nghĩa là người ?
- Nhận xét, chữa bài cho học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Nhận xét
- GV nêu ví dụ.
+ Dấu hai chấm có tác dụng gì trong các câu? Nó được dùng phối hợp với dấu câu nào?
3. Ghi nhớ
- Dấu hai chấm được dùng để làm gì ? 
4. Luyện tập
Bài 1: Trong các câu sau, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Gv nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Viết đoạn văn theo truyện Nàng tiên ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm.
- GV nhắc HS:
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật thì có thể dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
+ Khi dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời giải thích thì được dùng kết hợp với dấu hai chấm
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài tập, 1 HS lên bảng viết câu mình đặt.
- HS dưới lớp nhận xét.
- 3 HS đọc tiếp nối bài tập 1 (mỗi HS 1 ý)
- HS đọc lần lượt từng ý.
a, Dấu hai chấm. báo hiệu phần sau là lời của Bác Hồ. Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
b, Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời của Dế Mèn. Phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
c, Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời g

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_chuan_kien_th.doc