Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Đề 3

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Đề 3

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây sồi và cây sậy

 Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

 Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

 - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

 Cây sậy trả lời:

 - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

 Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

 

doc 5 trang xuanhoa 03/08/2022 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt (Đọc hiểu) Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Thiện Trung CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên : 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lớp : Bốn .	
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- Năm học: 2020 – 2021
 Ngày kiểm tra: 03 / 11/ 2020 
 Môn: TIẾNG VIỆT( Đọc hiểu) – Khối 4 (Đề 3)
Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề )
ĐIỂM
Chữ ký GT1
Chữ ký GT2
Chữ ký GK1
Chữ ký GK2
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây sồi và cây sậy
 Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
 Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
 - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
 Cây sậy trả lời:
 - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
 Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)
Thông tin
Trả lời
A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.
Đúng / Sai
B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ .
Đúng / Sai
3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
5. Nêu nội dung câu chuyện?(1 điểm)
 .
6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?(0,5 điểm)
A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi
B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)
9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)
Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội
Từ đơn: ..
Từ phức: ..
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe – viết bài:
 Cây chuối mẹ
 Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
 Theo Thép Mới
2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 
A. Kiểm tra đọc hiểu: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- Hình thức:
+ Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.
+ Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.
+ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.
* Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm
c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: A. Sai (0,25 điểm) B. Sai (0,25 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể lại chuyện cây sồi to lớn coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng khi gặp dông bão cây sồi lại bị quật đổ xuống sống. Không nên coi thường người khác
Câu 6: (1 điểm) HS có thể viết: Em không nên coi thường người khác.
+ Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
+ Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 7: A (0,5 điểm)
Câu 8: (1 điểm): Danh từ là: Cây sồi, bão, gốc, sông.
Câu 9: (0,5 điểm) C
Câu 10: (1 điểm)
- Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận (0,5 điểm)
- Từ phức: cuồng phong, dữ dội (0,5 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
 Ma trận đề: TIẾNG VIỆT
Mạch kiến
thức
Số câu
Số điểm
Câu số
M1
M2
M3
M4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu
Số câu
2
1
1
3
1
Số điểm
1,0
0,5
1,0
1,5
1,0
Câu số
1,2
3
4
Kiến thức TV
Số câu
1
2
1
1
1
3
3
Số điểm
0,5
1,5
1,0
0,5
1,0
2,0
2,5
Câu số
5
6,7
9
8
10
Tổng
Số câu
3
3
1
1
1
6
4
Số điểm
1,5
2,0
1,0
1,5
1,0
3,5
3,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_doc_hieu_khoi_4_nam.doc