Bài kiểm tra định kì Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)

Bài kiểm tra định kì Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)

1) Pháo đền được làm bằng gì? (MĐ1-0.5đ)

a. Đất sét và thuốc pháo. c. Đất sét.

b. Giấy và thuốc pháo. d. Đất cát

2) Cách làm pháo đền như thế nào? (MĐ1-0.5đ)

a. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt.

b. Nặn một nắm đất như cái nồi bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng.

c. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo.

d. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi đập

3) Đúng ghi Đ, sai ghi S (MĐ1- 0.5đ)

“Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người thắng.”

Câu trên là:

 a. Câu hỏi  b. Câu kể

4) Vì sao cuối cuộc chơi nắm đất của nhân vật tôi chỉ còn lại bằng hòn bi? (MĐ2-0.5đ)

a. Vì người đó thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người thắng để đền. b. Vì người đó vừa chơi vừa làm rơi rớt đất

c. Vì người đó thua

d. Vì người đó chơi lúc thua , lúc thắng

5) Tác giả cho rằng: “Những trò chơi của tuổi thơ có khi còn quý hơn những món quà ăn được.” vì: (MĐ2-0.5đ)

 a. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho người chơi bao nhiêu phút sung sướng.

 b. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho tất cả mọi người bao nhiêu phút sung sướng.

 c. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho bạn bao nhiêu niềm vui.

 d. Những trò chơi của tuổi thơ ăn rất ngon.

6) Câu sau dùng để làm gì? (MĐ2-0.5đ)

Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo.

a. Để kể về một sự việc b. Để tả một sự vật

c. Dùng để yêu cầu, đề nghị d. Để giới thiệu một sự việc

 

docx 4 trang cuckoo782 36462
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Lê Văn Tám
Lớp : 4/4
Tên HS:..........................................................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2019-2020
Môn: tiếng việt (đọc – Hiểu) – lớp 4
Thời gian: 40 phút
I. Đọc thầm bài: 
PHÁO ĐỀN
	Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ, Nó chỉ là pháo bằng đất sét thôi.
	Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi, nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có ngay: chiếc pháo đền.
	Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái nồi bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy nồi vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi diễn ra. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy thắng cuộc. Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người thắng. Đền đấy.
	Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa.
	Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi. Còn nắm đất của bạn thì cứ lớn dần lên. Ức ghê. Chơi gì bị thua mà chả ức!
	Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. Không có đồ chơi sang trọng đắt tiền thì kiếm tí đất sét mà chơi vậy. Không chơi thì chịu làm sao được.
	Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời 
 	Theo Băng Sơn
	II. Dựa vào nội dung bài đọc, hoàn thành các câu hỏi dưới đây:
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất các câu 1, 2, 4, 5, 6: 
1) Pháo đền được làm bằng gì? (MĐ1-0.5đ)
a. Đất sét và thuốc pháo.	c. Đất sét.
b. Giấy và thuốc pháo.	d. Đất cát
2) Cách làm pháo đền như thế nào? (MĐ1-0.5đ) 
a. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt.
b. Nặn một nắm đất như cái nồi bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng.
c. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo.
d. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi đập
3) Đúng ghi Đ, sai ghi S (MĐ1- 0.5đ)
“Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người thắng.” 
Câu trên là: 
a. Câu hỏi 	* b. Câu kể 
4) Vì sao cuối cuộc chơi nắm đất của nhân vật tôi chỉ còn lại bằng hòn bi? (MĐ2-0.5đ)
a. Vì người đó thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người thắng để đền.	b. Vì người đó vừa chơi vừa làm rơi rớt đất
c. Vì người đó thua
d. Vì người đó chơi lúc thua , lúc thắng
5) Tác giả cho rằng: “Những trò chơi của tuổi thơ có khi còn quý hơn những món quà ăn được.” vì: (MĐ2-0.5đ)
	a. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho người chơi bao nhiêu phút sung sướng.	
	b. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho tất cả mọi người bao nhiêu phút sung sướng.
	c. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho bạn bao nhiêu niềm vui.	
	d. Những trò chơi của tuổi thơ ăn rất ngon.
6) Câu sau dùng để làm gì? (MĐ2-0.5đ)
Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo.
a. Để kể về một sự việc	 	b. Để tả một sự vật	
c. Dùng để yêu cầu, đề nghị	d. Để giới thiệu một sự việc
7) Điền vào chỗ trống các từ ngữ nói lên ý chính của câu chuyện: Pháo đền (MĐ3-1đ)
Trò chơi pháo đền đã đem lại .
 .
8) Điền vào chỗ trống các từ ngữ và nối cột A với cột B cho thích hợp (MĐ3-1đ)
A
B
Danh từ
nặn , đập
đen xám , mỏng
Tính từ
đất sét, quả chuối
tuổi thơ , giỏi
9) Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? Hãy đặt tên khác phù hợp với nội dung bài (MĐ4-1đ)
10) Em hãy đặt một câu hỏi để khen bạn. Trong câu đó có dùng ít nhất 1 tính từ (MĐ4-1đ)
ĐỀ THI CUỐI KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT)
Lớp 4/2 - GV: Bùi Thị Minh - Năm học: 2019- 2020
CHÍNH TẢ : 3 điểm : Viết đoạn văn
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. 
II.TẬP LÀM VĂN : 7 điểm
 	Đề bài: Hãy tả lại một đồ dùng học tập mà em thích nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
Đọc hiểu: 7 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
b
S/Đ
a
a
d
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1
1
1
1
Câu 7: Trò chơi pháo đền đã đem lại cho tuổi thơ những phút giây sung sướng và niềm vui sướng ấy còn quí hơn cả những món quà ăn được ..
Câu 8) HS Điền vào chỗ trống các từ ngữ và nối cột A với cột B cho thích hợp 
A
B
Danh từ
	nặn , đập 
Động từ
đen xám , mỏng
Tính từ
	đất sét, quả chuối
tuổi thơ , giỏi
9) HS có thể trả lời câu hỏi :
Trò chơi tuổi thơ mang lại những phút giây sung sướng, quí giá hơn cả những món quà ăn được, không gì sánh bằng. (Tuổi thơ mỗi người đều gắn với những trò chơi , trò chơi tuổi thơ rất vui, cho ta bao phút sung sướng, quí giá hơn quà bánh ăn được )
10) HS có thể đặt một câu hỏi dùng để khen bạn. Trong câu đó có dùng ít nhất 1 tính từ :
Sao hôm nay bạn đẹp quá vậy? 
B. Viết : 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÂN MÔN CHÍNH TẢ (3đ)
Hình thức: 1,5đ ; Bài viết 1,5đ
- Viết đúng chính tả, (Không mắc quá 5 lỗi) 1,5đ
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; tốc độ đạt yêu cầu Trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp.1,5đ
- Lỗi chính tả: sai 6-8 lỗi trừ 0,5đ. (Bài viết sai 5 lỗi không trừ (!) 9 – 11 lỗi trừ 1đ ..
- Tốc độ chưa đạt yêu cầu, chữ viết chưa rõ ràng, hoặc viết chưa đúng kiểu chữ, cỡ chữ; hay trình bày chưa đúng qui định, viết chưa sạch đẹp... trừ 0,5đ - 1đ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN (7đ)
* Mở bài: (1đ) Giới thiệu được đồ vật định tả.. (Nếu mở bài trực tiếp chỉ đạt 0.5 đ)
* Thân bài: (3,5 đ)
- Nội dung: ( 2,5 đ) . + Tả được bao quát về hình dáng, kích thước, chất liệu của đồ dùng, 
+ Tả các chi tiết các bộ phận làm nổi bật đồ vật đó khác với những đồ vật khác.
+ Nêu được cách dùng đồ vật khi sử dụng xen kẽ tình cảm của em đối với đồ vật.
 (Tùy từng bài giáo viên có thể cho từ 1 đến 2,5 điểm)
- Kĩ năng: Trình bày bài văn thành 3 phần; Tả theo trình tự phù hợp, liên kết câu hợp lô gich ..(0,5 đ)
- Cảm xúc: Câu văn có hình ảnh, biết lồng cảm xúc khi tả, lời tả tự nhiên...(0,5 đ)
* Kết bài: (1đ) HS nêu được ích lợi hoặc cách giữ gìn đồ vật, tình cảm của mình đối với đồ vật đó.. 
* Chữ viết, chính tả, kĩ năng: Trình bày bài văn thành 3 phần; Chữ viết rõ ràng, không sai quá 5 lỗi (0,5 đ)
* Dùng từ đặt câu: Dùng từ và dấu câu phù hợp (0,5 đ)
* Sáng tạo: Dùng hình ảnh nhân hóa, so sánh, hình ảnh sinh động....(0,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam.docx