Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019

Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019

I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt

A. Học sinh đọc thầm bài sau :

Chiếc lá (SGK TV 4 )

Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

 - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng . Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả , những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

 Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước các câu trả lời đúng

Câu 1 (Mức 1) : Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau

a) Chim sâu và bông hoa

b) Chim sâu và chiếc lá

c) Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

 

doc 5 trang xuanhoa 05/08/2022 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
( Thời gian: 60 phút)
Họ và tên học sinh: .. Lớp 4 
Trường Tiểu học ................................................
Điểm:
Lời nhận xét:
 ................................
 ..
 ......
 ...........
 ..
I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt
A. Học sinh đọc thầm bài sau :
Chiếc lá (SGK TV 4 )
Chim sâu hỏi chiếc lá: 
-Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
 - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật ! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng . Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả , những niềm vui mà bạn vừa nói đến. 
 Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước các câu trả lời đúng
Câu 1 (Mức 1) : Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau
Chim sâu và bông hoa
Chim sâu và chiếc lá
Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
Câu 2 (Mức 1)
Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường
Vì lá đem lại sự sống cho cây.
Vì lá có lúc biến thành mặt trời.
Câu 3 ( Mức 2 ) : 
Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa?
Chỉ có chiếc lá được nhân hóa
Chỉ có chim sâu được nhân hóa
Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa
Câu 4 (Mức 3) : Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 5 (Mức 4) : Em có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 6 (Mức 1): Có thể thay thế từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường, bằng từ nào dưới đây
Nhỏ nhắn
Nhỏ xinh
Nhỏ bé
Câu 7 (Mức 2) : 
Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào?
Chỉ có kiểu câu Ai làm gì?
Có hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?
Có ba kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Câu 8 (Mức 2) : Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là: 
Tôi
Cuộc đời tôi
Rất bình thường
Câu 9 (Mức 3) : Viết thêm bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để được câu kể Ai Là gì?
 Hà Nội ............................
 Câu 10 (Mức 4) : Đặt một câu kể Ai làm gì? Rồi gạch chú thích dưới chủ ngữ, vị ngữ của câu em vừa đặt.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................II. Chính tả và Tập làm văn
Chính tả :( Nghe - viết ) 
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( 3 khổ cuối ) 
2.Tập làm văn : Em hãy tả một cây bóng mát ( hoặc cây ăn quả) mà em yêu thích. 
Đáp án phần đọc hiểu và kiến thức TV
Câu
1
2
3
6
7
8
Đáp án
C
B
C
C
C
B
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Gợi ý đáp án cho các câu tự luận (mỗi câu 1 điểm) :
Câu 4 : Hãy biết quý trọng những người bình thường
Câu 5: Chim sâu và chiếc lá; Chim sâu, chiếc lá và bông hoa......
Câu 9 : là thủ đô của nước ta; ( là trung tâm văn hóa chính trị , kinh tế của nước ta...)
Câu 10 : Học sinhđặt đúng kiểu câu Ai làm gì? và xác định đúng CN-VN
( ví dụ: Bạn Hòa / đang học bài
 CN VN
1. Chính tả ( 3 điểm) Nghe viết: 
 Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu , trình bày đúng đoạn văn : 3 điểm.
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về khoảng cách , kiểu chữ, cỡ chữ...trừ toàn bài 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: ( 7 điểm )
Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần :mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học ,độ dài bài viết từ 12 câu trở lên .
-Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng , diễn đạt lôgic, không mắc lỗi chính tả....
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
+Mở bài: Giới thiệu được cây mình tả ....(1 điểm)
+Thân bài: Tả bao quát cây (5 điểm)
 Tả chi tiết 
 Nêu tình cảm 
+Kết bài : Nêu được cảm nghĩ của em về cây em đã tả (1 điểm)
* Tùy theo mức độ sai sót về cách diễn đạt, về ý, về câu mà GV ghi điểm cho phù hợp cho các mức 8-7,5-7-6,5-6,

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_201.doc