Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt phần Đọc Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)

Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt phần Đọc Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)

Câu 1: Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy. D. Vàng óng, to khỏe và tnu hạt

Câu 2: Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất

D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?

A. Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.

B. Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.

C. Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

A. Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công

B. Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.

C. Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

 

docx 5 trang cuckoo782 15581
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt phần Đọc Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA
Họ và tên: . 
Lớp: ..
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
Năm học 2020 – 2021
 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4
 Thời gian làm bài: 40 phút
 Điểm Nhận xét của Giáo viên 
 . 
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu:
1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104
2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120
3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129
4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146
5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155 
II. Đọc hiểu văn bản: 
Cho bài văn sau:
Chuyện về hai hạt lúa
 Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt,đều to khỏe và chắc mẩy.
 Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
 Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
 Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
Câu 1: Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? 
A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.	B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.
C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.	D. Vàng óng, to khỏe và tnu hạt
Câu 2: Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?
A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống
B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt
C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất
D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?
A. Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.
B. Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.
C. Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.
Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
A. Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công
B. Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.
C. Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.
Câu 5: Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) trong câu sau: 
Nó mang đến cho cuộc đời những hạt lúa mới.
Hoàn thành các bài tập sau:
Câu 6: Em hãy gạch chân từ có tiếng “nhân” có nghĩa là lòng thương người:
 Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại.
Câu 7: Viết tiếp tên 2 môn thể thao vào mỗi dòng sau đây:
a, Bắt đầu bằng một danh từ: bóng rổ,...................................................................................
b, Bắt đầu bằng một động từ: bơi lội,......................................................................................
Câu 8: Đặt một câu với từ “ quyết tâm”
Câu 9: Tìm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và đặt câu với 1 câu tìm được:
Chúc em làm bài tốt!
Chữ kí, tên
Giáo viên trông thi
Giáo viên chấm
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA
Họ và tên: . 
Lớp: ..
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2020 – 2021
 Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4
 Thời gian làm bài: 50 phút
1. Chính tả
Chiếc áo búp bê
	Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nép áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.
2. Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đề 2: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2020 – 2021
A. Phần kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó:
1. Đọc (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm
+ Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm
+ Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm
+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm
+ Đọc trên 2 phút: 0 điểm
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm.
II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm): B
Câu 2: (0,5 điểm): C
Câu 3: (0,5 điểm): B
Câu 4: (0,5 điểm): A
Câu 5: (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ
Nó mang đến cho cuộc đời những hạt lúa mới.
Danh từ: nó, cuộc đời, hạt lúa
Động từ: mang
Tính từ: mới
Câu 6: (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ
 Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại.
Câu 7: (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ
a, Bắt đầu bằng một danh từ: bóng rổ, bóng đá, cầu lông, ...
b, Bắt đầu bằng một động từ: bơi lội, trượt băng, nhảy cao,...
Câu 8: Đặt đúng câu được 1 điểm.
Câu 9: Tìm 2 câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và đặt câu với 1 câu tìm được:
Mỗi câu tục ngữ 0,25 điểm. Đặt câu đúng 0,5 điểm.
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ
- Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ
B. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm
Trong đó:
+ Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi.
Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm 
Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Câu văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm.
Cụ thể:
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
- Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích.
 - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi định tả.
 - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận
 - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, cách bảo quản, 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_nam.docx