Bài kiểm tra Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Nghĩa Hưng (Có đáp án)

Bài kiểm tra Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Nghĩa Hưng (Có đáp án)

Câu 1. Hoa phượng bắt đầu nở vào mùa nào?

 A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào?

 A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. B. Lá bắt đầu rụng.

 C. Đỏ rực. D. Ngả màu vàng

Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

 A. Vì hoa phượng cho bóng mát trên sân trường.

 B. Vì học trò thích hoa phượng.

 C. Vì hoa phượng có hoa màu đỏ.

 D. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

 A. Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

 B. Nói về tuổi học trò.

 C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.

 D. Nói về màu của hoa phượng.

Câu 5. Hãy gạch dưới vị ngữ trong câu sau:

 “ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non”

Câu 6. Câu “ Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! ” thuộc kiểu câu:

 A. Câu hỏi B. Câu kể C. Câu khiến D.Không thuộc 3 kiểu câu trên.

Câu 7. Từ in đậm trong câu: “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.” thuộc:

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Cả 3 đáp án trên.

 

doc 12 trang cuckoo782 3181
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Nghĩa Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2018 – 2019
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – LỚP 4
 ( Thời gian: 40 phút)
SỐ BÁO DANH: .
ĐIỂM
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 CHỮ KÝ CỦA PHHS
I.Chính tả 
II. Tập làm văn : 
Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp tả một cây hoa mà em yêu thích.
Mùa xuân về, cây cối trên sân trường đâm chồi nảy lộc và vươn lá mơn mởn. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu để miêu tả bộ phận lá của một cây mà em thích nhất.
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2018 – 2019
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) – LỚP 4
SỐ BÁO DANH: .
ĐIỂM
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 CHỮ KÝ CỦA PHHS
I. Đọc thầm và làm bài tập. (15 phút )
 Hoa học trò
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
 Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
 Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
 Theo XUÂN DIỆU 
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
 Câu 1. Hoa phượng bắt đầu nở vào mùa nào?
 A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2. Mùa xuân lá phượng như thế nào?
 A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. B. Lá bắt đầu rụng.
 C. Đỏ rực. D. Ngả màu vàng
Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
 A. Vì hoa phượng cho bóng mát trên sân trường.
 B. Vì học trò thích hoa phượng.
 C. Vì hoa phượng có hoa màu đỏ.
 D. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Câu 4. Nội dung của bài văn nói lên điều gì?
 A. Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
 B. Nói về tuổi học trò.
 C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.
 D. Nói về màu của hoa phượng.
Câu 5. Hãy gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
 “ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non”
Câu 6. Câu “ Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! ” thuộc kiểu câu:
 A. Câu hỏi B. Câu kể C. Câu khiến D.Không thuộc 3 kiểu câu trên.
Câu 7. Từ in đậm trong câu: “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.” thuộc:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8. Viết câu nói phù hợp tình huống sau: Nhắc bạn không hái hoa phượng.
Câu 9. Hãy viết 1câu kể nói về hoa phượng.
II. Đọc thành tiếng: ( 3 đ)
( Giáo viên cho học sinh đọc to một đoạn khoảng 85 tiếng trong đoạn văn ở phần I)
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2018 – 2019
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – LỚP 5
 ( Thời gian: 40 phút)
SỐ BÁO DANH: .
ĐIỂM
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 CHỮ KÝ CỦA PHHS
I.Chính tả ( 4đ )
II. Tập làm văn : 
1.Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp tả một sản phẩm STEM mà em thích. 
2. Giả sử em là Chủ tịch hội đồng tự quản của lớp em. Em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức Sinh nhật cho các bạn trong tháng này.
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2018 – 2019
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) – LỚP 5
SỐ BÁO DANH: .
ĐIỂM
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 CHỮ KÝ CỦA PHHS
I.Đọc thầm và làm bài tập. (15 phút )
 5 CÂY SỐ VÀ RẤT NHIỀU YÊU THƯƠNG
 Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ bị ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi!
	Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được nửa đường thì hai “que tăm” của con bé lớp 1 như tôi mỏi rã ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật dậy ngay. Kiểu gì thì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì ... phựt! Cái dép đáng ghét bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân tôi mà chọc, đau buốt 
	Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra: Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mỡ thấm cả vào cái áo trắng tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười: “Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy!”. ..
	Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán và... bốn cái bánh khoai. Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi... ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế.
	Tôi vui quá nên cũng chẳng sợ lắm khi bố chỉnh cho một trận vì sự liều lĩnh của mình. Mãi về sau, bố mẹ vẫn chưa hết ngạc nhiên tại sao một đứa trẻ sáu tuổi lại có thể tự đi một mình quãng đường dài không dưới năm cây số như thế.
	Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ rất thích xê dịch. Hễ có một cơ hội là tôi sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi. Nhưng chưa có chuyến đi nào nhớ lâu như lần đi thăm mẹ ốm hôm ấy. Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương!
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu. 
 Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn đang học lớp mấy?
 A. Lớp 1	B. Lớp 2	C. Lớp 5	 D. Lớp 6
 Câu 2. Vì nhớ mẹ nên bạn nhỏ quyết định điều gì?
 A. Ở nhà chờ mẹ từ bệnh viện về.	 B. Thuyết phục bố đưa đi thăm mẹ.
 C. Đi theo bố đến thăm mẹ. 	 D. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ.
 Câu 3. Những khó khăn nào bạn nhỏ không gặp phải trên đường đến bệnh viện thăm mẹ?
 A. Đường xa, trời nóng.	 B. Chân mỏi rã rời, dép đứt.
 C. Trời mưa, đường rất trơn	 D. Đá sỏi chọc vào chân đau buốt.
 Câu 4. Theo em vì sao hôm đó bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế?
 A.Vì mẹ bạn buồn do bị bệnh nặng.
 B.Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn.
 C.Vì trông bạn hôm đó rất xinh.	 
 D.Vì bạn nhỏ tiến bộ trong học tập.
 Câu 5. Trong câu “Tôi vui quá nên cũng chẳng sợ lắm khi bố chỉnh cho một trận vì sự liều lĩnh của mình.”, “sự liều lĩnh” chỉ việc gì?
 A. Chỉ việc một đứa trẻ sáu tuổi tự đi một mình quãng đường dài 5 cây số đến bệnh viện thăm mẹ.
 B. Chỉ việc một đứa trẻ dám khoác một cái ba lô to vật trên lưng để đi.
 C. Chỉ việc một bạn nhỏ dám gặp bác sĩ để tìm mẹ.
 D. Chỉ việc một bạn nhỏ dám đi chơi xa.
 Câu 6. Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về bạn nhỏ trong câu chuyện?
 A.Bạn là người thật hiếu động.	 B.Bạn là người mạnh mẽ, dũng cảm.
 C.Bạn là người con hiếu thảo, giàu tình cảm. D.Bạn là người tinh nghịch, đáng yêu.
 Câu 7. Trong câu “Hễ có một cơ hội là tôi sẵn sàng khoác ngay cái bao lô to vật vã lên lưng, đi.”, từ cơ hội thuộc từ loại nào?
 A. Động từ.	B. Danh từ.	 C. Tính từ. D. Đại từ
Câu 8. Từ đồng nghĩa với từ “yêu thương” trong câu: “Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương! là: ............................................................................
 Câu 9. Viết một câu ghép nói về bạn nhỏ trong đoạn văn trên.
..............................................................................................................................................
IV. Đọc thành tiếng: 3 đ
( Giáo viên cho học sinh đọc to một đoạn khoảng 105 tiếng trong đoạn văn ở phần I)
BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA KÌ 2
Năm học 2018 - 2019
Chính tả: 
Bồ câu
Bồ câu là loại chim thân thuộc với loài người. Bồ câu được phân thành bốn nhóm. Bồ câu đưa thư có cơ thể nhỏ, bay nhanh, được huấn luyện để đưa thư. Bồ câu thể thao có khả năng bay theo chiều thẳng đứng, lượn vòng bằng những động tác kì diệu của đuôi và cánh. Bồ câu làm cảnh có rất nhiều hình dáng và màu sắc đẹp. Bồ câu thịt được nuôi để lấy thịt, chúng to béo hơn các nhóm bồ câu khác.
- Biểu điểm: (4đ)
 - GV ghi đầu bài lên bảng và đọc cho HS viết; sau đó đọc lại cho HS soát lỗi.
 - Nội dung: Viết đúng, trình bày sạch, đẹp cho (4đ)
+ Bài chính tả cho 3,5 đ, trình bày 0,5 đ. Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,5 đ
 + Mỗi lỗi sai chính tả trong bài viết trừ 0,5đ (Sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) 
 - Lưu ý: Nếu trong bài có nhiều từ giống nhau học sinh đều viết sai như nhau thì chỉ tính 1 lỗi.
II. Tập làm văn: (6đ)
 1- Đảm bảo được các yêu cầu sau cho 1,5 đ
+ Học sinh viết được phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 + Các câu văn logic.
 - Nếu sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể trừ 0,5 - 1đ.
 - Nếu học sinh viết mở bài trực tiếp cho tối đa 0,5 đ
 2. Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 4,5 điểm:
+ Học sinh viết được bài văn đúng nội dung theo yêu cầu của đề .
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Học sinh viết được phần Mục đích: 1 đ
+ Học sinh viết được phần Phân công chuẩn bị: 1 đ
+ Học sinh viết được phần Chương trình cụ thể: 2,5 đ
 - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5- 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
 - Lạc đề: 0,5 đ
Lưu ý: Sau khi cộng điểm chính tả và điểm tập làm văn thì làm tròn 0,5 thành 1( nếu có)
III. Đọc hiểu: (7đ) 
Câu 1
0,5 đ
Câu 2
0,5 đ
Câu 3
0,5 đ
Câu 4
0,5 đ
Câu 5
1 đ
Câu 6
1 đ
Câu 7
1 đ
Câu 8
 1đ
A
D
C
B
A
C
B
Hs tìm đúng từ đồng nghĩa
Câu 9
- Đặt được 1câu ghép : 1đ ( Không viết hoa đầu câu, thiếu dấu cuối câu hoặc thiếu cả 2 lỗi trên cho 0,5 điểm)
IV. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)
Hs đọc đúng tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút, không sai tiếng, từ, đọc lưu loát, diễn cảm cho 3 đ. 
 + Phát âm sai mỗi lỗi trừ 1 đ.
 + Đọc chưa lưu loát, còn ngắc ngứ trừ 0,5 - 1 đ toàn bài.
Lưu ý: Sau khi cộng điểm đọc hiểu và đọc thành tiếng thì làm tròn 0,5 thành 1( nếu có)
BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA KÌ 2
Năm học 2018 - 2019
Chính tả
Đà Lạt
 Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh 
 Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. 
- Biểu điểm: (4đ)
 - GV ghi đầu bài lên bảng và đọc cho HS viết; sau đó đọc lại cho HS soát lỗi.
 - Nội dung: Viết đúng, trình bày sạch, đẹp cho (4đ)
+ Bài chính tả cho 3,5 đ, trình bày 0,5 đ. Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,5 đ
 + Mỗi lỗi sai chính tả trong bài viết trừ 0,5đ (Sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) 
 - Lưu ý: Nếu trong bài có nhiều từ giống nhau học sinh đều viết sai như nhau thì chỉ tính 1 lỗi.
II. Tập làm văn: (6đ)
 1- Đảm bảo được các yêu cầu sau cho 1,5 đ
+ Học sinh viết được phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 + Các câu văn logic.
 - Nếu sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể trừ 0,5 - 1đ.
 - Nếu học sinh viết mở bài trực tiếp cho tối đa 0,5 đ
 2. Đảm bảo được đoạn văn theo các yêu cầu sau cho 4,5 điểm:
+ Học sinh viết được đoạn văn đúng nội dung theo yêu cầu của đề .
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5- 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
 - Nếu hs không viết thành đoạn cho tối đa nửa số điểm.
 - Lạc đề: 0,5 đ
Lưu ý: sau khi cộng điểm chính tả và điểm tập làm văn thì làm tròn 0,5 thành 1( nếu có)
III. Đọc hiểu: (7đ) 
Câu 1
0,5 đ
Câu 2
0,5 đ
Câu 3
0,5 đ
Câu 4
0,5 đ
Câu 5
 1 đ
Câu 6
1 đ
Câu 7
1 đ
A
A
D
A
Xanh um, mát rượi, ngon lành như 
D
A
Câu 9
- Đặt được câu khiến theo y/c : 1đ ( Không viết hoa đầu câu, thiếu dấu cuối câu hoặc thiếu cả 2 lỗi trên cho 0,5 điểm)
Câu 10
- Đặt được câu theo yêu cầu : 1 điểm
( Không viết hoa đầu câu, thiếu dấu cuối câu hoặc thiếu cả 2 lỗi trên cho 0,5 điểm)
IV. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)
Hs đọc đúng tốc độ khoảng 80 tiếng/ phút, không sai tiếng, từ, đọc lưu loát, diễn cảm cho 3 đ. 
 + Phát âm sai mỗi lỗi trừ 1 đ.
 + Đọc chưa lưu loát, còn ngắc ngứ trừ 0,5 - 1 đ toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_201.doc