Bài giảng Toán Lớp 4 - Tuần 10: Luyện tập chung. Nhân với số có một chữ số. Tính chất giao hoán của phép nhân

Bài giảng Toán Lớp 4 - Tuần 10: Luyện tập chung. Nhân với số có một chữ số. Tính chất giao hoán của phép nhân

Bài 4: Mặt bàn hình chữ nhật có nửa chu vi là 70cm. Chiều dài hơn chiều rộng 20cm. Tính diện tích mặt bàn hình chữ nhật đó.

Chiều dài hình chữ nhật là:

 (70 + 20) : 2 = 45 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

 70 – 45 = 25 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là:

 45 x 25 = 1125 (cm2)

 Đáp số : 1125 cm2

 

ppt 13 trang Khắc Nam 23/06/2023 2630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 4 - Tuần 10: Luyện tập chung. Nhân với số có một chữ số. Tính chất giao hoán của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 
Số bé = Tổng – số lớn 
 số lớn – hiệu 
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 
Số lớn = Tổng – số bé 
 Số bé + hiệu 
Tuần 10. Luyện tập chung. Nhân với số có một chữ số. Tính chất giao hoán của phép nhân 
Bài 4: Mặt bàn hình chữ nhật có nửa chu vi là 70cm. Chiều dài hơn chiều rộng 20cm . Tính diện tích mặt bàn hình chữ nhật đó. 
Chiều dài hình chữ nhật là: 
 (70 + 20) : 2 = 45 (cm) 
Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 70 – 45 = 25 (cm) 
Diện tích hình chữ nhật là: 
 45 x 25 = 1125 (cm 2 ) 
 Đáp số : 1125 cm 2 
Bổ sung : Mặt bàn hình chữ nhật có nửa chu vi là 86 cm. Chiều dài hơn chiều rộng 30 cm . Tính chu vi mặt bàn hình chữ nhật đó. 
Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 (86 – 30): 2 = 56 (cm) 
Chiều dài hình chữ nhật là: 
 86-56= 58 (cm) 
Chu vi hình chữ nhật là: 
 86 x 2 = 172 (cm) 
 Đáp số : 172 cm 
Bài 7: Tính bằng cách thuận tiện nhất : 
4 x 78 x 5 = = = 
b) 2 x 99 x 5 = = = 
c) 6 x 31 x 5 = = = 
d) 8 x 63 x 5 = = = 
a) 4 x 78 x 5 = (4 x 5) x 78 = 20 x 78 = 1560 
b) 2 x 99 x 5 = (2 x 5) x 99 = 10 x 99 = 990 
c) 6 x 31 x 5 = (6 x 5) x 31 = 30 x 31 = 930 
d) 8 x 63 x 5 = (8 x 5) x 63 = 40 x 63 = 2520 
Điền số: 2 
Giải thích: Chuối + táo = 10 
 Chuối + chuối + táo = 16 
 Trừ vế cho vế suy ra chuối = 16 – 10 = 6 
 Suy ra táo = 10 – 6 = 4 
Vậy số cần điền là: chuối – táo = 6 – 4 = 2. 
Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 -Tuần 10 
 Bác tự học và dạy học 
 Ngày nào Bác cũng dành mấy giờ để đọc sách báo chính trị, có cả sách báo tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Bác còn dịch một số bài cần thiết ra tiếng Việt cho cán bộ đọc. 
Không những Bác tự học rất chuyên cần mà còn chăm lo đến việc học tập của tất cả mọi người. Bác đã trực tiếp dạy một số đồng chí học. Noi gương Bác, các cán bộ đều ra sức học tập văn hóa và chính trị. 
 Hồi Bác dạy đồng chí Đại Phong, một số cán bộ địa phương học văn hóa, Bác khuyên đồng chí ấy phải hết sức tranh thủ thời gian để ôn tập. Lúc đầu, Bác dạy mỗi ngày ba chữ, sau tăng dần lên năm chữ, rồi mười chữ. Cứ thế, mấy tháng sau đồng chí Đại Phong đã biết đọc, biết viết. 
 ( Sưu tầm ) 
a) Em hiểu thế nào là tự học? 
- là tự giác học tập, chủ động mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở. 
b) Cách dạy học của Bác thể hiện Bác là người như thế nào? 
- Bác là người luôn chăm lo đến việc học tập của mọi người. 
c) Tranh thủ học nghĩa là gì? 
- là ngoài những lúc làm nhiệm vụ thì thời gian còn lại dành cho việc ôn luyện. Học mọi lúc, mọi nơi sẽ mang lại kết quả cao hơn. 
d) Qua bài đọc trên, em học được đức tính gì ở Bác Hồ? 
biết chủ động và dành nhiều thời gian cho việc tự học. 
Bài 2: Hãy tạo ra hai từ ghép có nghĩa phân loại và hai từ ghép có nghĩa tổng hợp từ tiếng cho sẵn. 
Xe: xe đạp, xe máy; xe cộ. 
Bánh: bánh chưng, bánh giày; bánh trái, bánh kẹo. 
Nhà: nhà ăn, nhà nghỉ; nhà cửa. 
Bài 3 : Đặt câu với một trong số những từ vừa tìm được ở bài 2. 
- Ngoài đường xe cộ đi lại đông như mắc cửi. 
- Bạn Hòa quét dọn nhà cửa sạch sẽ rồi mới đi đến trường. 
Bài 4: Đọc đoạn văn sau rồi sắp xếp các từ ghép, từ láy vào cột thích hợp. 
 Sắp nở, nụ mai mới phô vàng . Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà . Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. 
Từ ghép: 
Từ láy 
phô vàng, sắc vàng, thơm lựng 
mịn màng, mượt mà, phảng phất, đơm đặc, uyển chuyển 
Bài 5 : Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: 
 Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm. 
Bài 5 : Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: 
 Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở . Đấy là những bản làng tách biệt , các hộ gia đình sống thành từng cụm. 
Bài 6 : Em hãy viết lại cuộc trao đổi giữa em và người thân về một bạn trong lớp có đức tính tốt. 
 Con : Mẹ ơi hôm qua ở lớp con bạn Hoạt được cô hiệu trưởng tuyên dương khen ngợi trước cờ mẹ ạ. 
 Mẹ : Bạn ấy đã làm việc gì thế con ? 
 Con : Hôm qua trên đường bạn ấy đi học về có nhặt được một chiếc ví trong đó có giấy tờ tùy thân và rất nhiều tiền mẹ ạ. Bạn ấy không lấy mà mang chiếc ví đó giao nộp cho công an phường để trả lại cho người bị mất. Chiều hôm qua người mất ví đã nhận lại đồ của mình và chú ấy đến tận trường nói chuyện với cô Hiệu trưởng để cảm ơn Hoạt ạ. 
 Mẹ : Bạn Hoạt ngoan quá ! Con cũng cố gắng làm thật nhiều việc tốt giống như bạn nhé ! 
Con : Con hiểu rồi ạ ! 
Vui học: Trả lời đúng câu hỏi khó của thầy 
- Cậu bé là người duy nhất trả lời được câu hỏi của thầy bởi vì chính cậu là người đã đi học trễ và trèo rào vào lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_lop_4_tuan_10_luyen_tap_chung_nhan_voi_so_co.ppt