Bài giảng Lịch sử 4 - Bài: Thành thị ở thế kỷ XVI-XVII - Trần Thị Thanh Trúc
Thành thị ở thế kỷ XVI – XVII
I.MỤC TIÊU:
Năng lực chung: HS nêu được
-Vào thế kỷ thứ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
-Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỷ thứ XVI – XVII.
-Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
Năng lực đặc thù:
-Nhận thức và tìm hiểu về đời sống xã hội, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Phẩm chất:
-Không ngừng học tập để xây dựng quê hương đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 4 - Bài: Thành thị ở thế kỷ XVI-XVII - Trần Thị Thanh Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Thanh Trúc GVHD: Thầy Nguyễn Thanh Nam MSSV: 3217150124 Lịch sử Thành thị ở thế kỷ XVI – XVII I.MỤC TIÊU: Năng lực chung: HS nêu được -Vào thế kỷ thứ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. -Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỷ thứ XVI – XVII. -Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. Năng lực đặc thù: -Nhận thức và tìm hiểu về đời sống xã hội, văn hóa dân tộc Việt Nam. Phẩm chất: -Không ngừng học tập để xây dựng quê hương đất nước. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: SGK, power point -HS: SGK,phiếu học tâp III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS 4 phút 12 phút 10 phút 7 phút 1.Hoạt động khởi động: -GV đặt câu hỏi: + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đem lại kết quả gì? A. Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. B. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. C. Cả A và B đều đúng + Những người khẩn hoang được cấp những gì trong nửa năm đầu? A. Dựng nhà cho dân khẩn hoang. B. Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang. C. Cấp hạt giống cho dân gieo trồng. -GV giới thiệu tranh và đặt câu hỏi: +Tranh ảnh chụp cảnh gì? -GV giới thiệu bài: Vào thế kỷ thứ XVI- XVII thành thị nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long và Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này. 2.Hoạt động khám phá: Mục tiêu:HS nêu được -Vào thế kỷ thứ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. -Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỷ thứ XVI – XVII. a. Thành thị ở thế kỉ XVI -XVII -GV đặt câu hỏi “ Thành thị là gì ?” ( thảo luận nhóm đôi thời gian 1 phút) -Mời đại diện nhóm trình bày -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: Thành thị là +Trung tâm chính trị, quân sự +Nơi tập trung đông dân cư +Nơi có công nghiệp và thương mại phát triển. - GV đặt câu hỏi “Ở thế kỉ XVI- XVII, nước ta có những thành thị nào nổi tiếng?” -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: Ở thế kỉ XVI- XVII, nước ta có những thành thị là Thăng Long ( Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An ( Quảng Nam) - GV đặt câu hỏi: Quan sát và xác định vị trí của 3 thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên lược đồ. -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét. -GV đặt câu hỏi: Thành thị nào nằm ở Đàng Ngoài và thành thị nào nằm ở Đàng Trong? -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: + Thăng Long ( Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên): Đàng Ngoài + Hội An ( Quảng Nam): Đàng Trong b. Sự phát triển của các thành thị ở thế kỉ XVI – XVII: -Cho HS đọc thông tin SGK. -GV phát phiếu BT cho các nhóm và yêu cầu: Thảo luận nhóm 4 ( 3 phút ) tìm hiểu về đặc điểm dân cư, quy mô thành thị, hoạt động buôn bán của các thành thị vào thế kỷ XVI – XVII. - Mời đại diện nhóm trình bày. * Thăng Long -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, giải thích thêm: Thăng Long là kinh đô của Đàng Ngoài, vốn là 1 đô thị nổi tiếng từ thế kỷ XVI. Từ thời Lê Sơ nhà nc đã thu gọn lại thành 36 phố phường, thuộc 2 huyện Quảng Đức và Phụng Thiên, ngoài ra còn có 1 số chợ như Cửa Đông, Cửa Nam,... Dân các phường chủ yếu ở nông thôn ra cùng nhau họp thành phường hành nghề như dân cầu Nam họp thành phường hàng Đồng. -Cho HS quan sát hình 1 ( SGK trang 57 ) và đặt câu hỏi: + Các em thấy những hình ảnh gì trong bức tranh? + Em hãy cho biết nội dung của bức tranh ? -Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: +Đây là bức tranh của một thương nhân người Hà Lan tên là Ba-ron vẽ cảnh duyệt quân ở giữa hồ Tả Vọng và sông Hồng trước lầu Ngũ Long của Thăng Long. +Bức tranh còn mô tả cảnh thuyền bè đi lại tấp nập trên sông Hồng, trên bờ là hình ảnh những phố phường sầm uất. Đặc biệt trong tranh, tác giả còn tái hiện các thương gia của người Hà Lan, người Anh dựng ở ngay trên bờ sông, chứng tỏ Thăng Long là nơi hội tụ buôn bán tấp nập. *Phố Hiến: - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, giải thích thêm: Phố Hiến lúc bấy giờ có 20 phường, trong đó có 8 phường thủ công. Ngoài ra ở đây còn là trạm trung chuyển hàng hóa, kiểm ra hàng hóa, thu thuế của nhà nước. Vào giữa thế kỷ XVIII, do sông Hồng đổi dòng nên Phố Hiến không còn là nơi thuận tiện cho buôn bán, phố Hiến dần lụi tàn. * Hội An: - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, giải thích thêm: Hội An là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong nằm trên đất Quảng Nam. Từ rất sớm nơi đây đã có thuyền buôn nước ngoài đến và nổi tiếng từ thế kỷ XVI. Ngoài người Nhật Bản, Trung Quốc còn có thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp họ nhập vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm, bạc... và mua tơ lụa, nông sản, lâm sản quý. Vào cuối thế kỷ XVIII, khi vùng cửa biển Cửa Đại cạn dần thì thuyền buồm không ra vào được và dần lụi tàn. -Cho HS quan sát hình 2 ( SGK trang 58 ) và đặt câu hỏi: + Các em thấy những hình ảnh gì trong bức tranh? + Em hãy cho biết nội dung của bức tranh ? - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: + Bức tranh mô tả cảnh thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập trên sông, phía xa xa là biển cả và núi đá. Phía bên phải bức tranh là một chòi cao có người canh gác. +Hội An là một đô thị cổ, có thương cảng sầm uất nằm bên cửa Đại, nơi sông Thu Bồn đổ ra biển Đông. vào thế kỷ XVI, XVII, nơi đây là một thương cảng nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á, thu hút nhiều nhà buôn nước ngoài như Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước Đông Nam Á, đến buôn bán. -GV đặt câu hỏi: Nhìn vào phiếu học tập. Em có nhận xét gì về: Dân cư, quy mô thành thị, hoạt động buôn bán của các thành thị ở thế kỉ XVI – XVII. - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý. 3.Hoạt động luyện tập: Mục tiêu: -HS hiểu được sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. -GV cho HS:Thi mô tả một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI- XVII -GV nhận xét. -GV đặt câu hỏi: Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào? - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý. + Kinh tế phát triển, giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực được quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ, đời sống nhân dân trở nên phồn thịnh + Vào thế kỷ XVI- XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó, các ngành tiểu thủ công nghiệp như gốm, kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt,... cũng rất phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cùng với chính sách mở cửa của chúa nguyễn và chúa Trịnh tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán đã làm đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, thành thị lớn hình thành. -GV đặt câu hỏi: Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị ở thế kỉ XVI-XVII nói lên điều gì về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại ? - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét, chốt ý: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại. -Cho HS đọc kết luận. -Giới thiệu tranh ảnh về 3 thành thị. 4.Hoạt động vận dụng: -GV đặt câu hỏi: Mỗi chúng ta cần phải làm gì để xây dựng quê hương đất nước? - Cho HS nhận xét, góp ý. -GV nhận xét. -Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” Câu 1: Nêu tên thành thị cổ ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới : Thăng Long Phố Hiến Hội An Câu 2: Trong câu “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Kinh kì là : Phố Hiến Hội An Thăng Long Câu 3: Sự phát triển của các thành thị chứng tỏ sự phát triển về mặt nào của nước ta lúc bấy giờ : Chín trị Kinh tế Văn hóa -Trò chơi Ô chữ Câu 1: Tên gọi khác của Kinh Đô Câu 2: Đây là khu phố cổ nổi tiếng của Hưng Yên Câu 3: Các nhà buôn nước này vào Hội An từ rất sớm Câu 4: Nhà buôn nước nào đã so sánh Thăng Long với các đô thị khác ở châu Á Câu 5: Đây là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong Câu 6: Các nhà buôn nước nào cùng nhân dân địa phương dựng nên thành phố Hội An Câu 7: Kinh thành Thăng Long nằm bên con sông lớn nào của nước ta Câu 8: Cuộc sống thành thị ở thê kỷ XVI-XVII diễn ra nhu thế nào? - C. Cả A và B đều đúng - B. Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang. -Tranh ảnh chụp cảnh đô thị ( thành thị, thành phố) -Lắng nghe. -Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét, góp ý. - Lắng nghe. -Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. - HS nhận xét, góp ý. - Lắng nghe. -HS xác định vị trí của 3 thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên lược đồ. - HS nhận xét, góp ý. - Lắng nghe. -HS trả lời. - HS nhận xét, góp ý. - Lắng nghe. - HS đọc thông tin SGK. - HS Thảo luận nhóm 4 ( 3 phút ) tìm hiểu về đặc điểm dân cư, quy mô thành thị, hoạt động buôn bán của các thành thị vào thế kỷ XVI – XVII. - Mời đại diện nhóm trình bày. * Thăng Long: +Dân cư: Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á. + Quy mô thàn thị: Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á. + Hoạt động buôn bán: Ngày phiên chợ người đông đúc, buôn bán tấp nập. Nhiều phố phường. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe -Cảnh buôn bán -Miêu tả cảnh buôn bán - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe * Phố Hiến: + Dân cư: Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp. + Quy mô thành thị: Có hơn 2000 nóc nhà của người nước ngoài đến ở + Hoạt động buôn bán: Là nơi buôn bán tấp nập. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe * Hội An: + Dân cư: Có dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. + Quy mô thành thị: Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. + Hoạt động buôn bán: Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe -Cảnh thuyền bè trên sông. -Mô tả cảnh thuyền bè trên sông. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe -HS trả lời + Dân cư : Đông đúc,có cả người nước ngoài đến cư trú và sinh sống + Quy mô thành thị: Rộng lớn,ngang với thành thị ở các nước châu Á khác (đông người ,nhà cửa ở san sát nhau). + Hoạt động buôn bán: Là nơi buôn bán tấp nập, trên bến dưới thuyền có cả thương nhân nước ngoài đến trao đổi và buôn bán. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe - HS thi mô tả một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI- XVII -Lắng nghe -Kinh tế phát triển. - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe -Kinh tế phát triển - HS nhận xét, góp ý. -Lắng nghe - HS đọc kết luận. -Siêng năng học tập, trao dồi kiên thức. -Kinh thành -Phố Hiến -Hà Lan -Anh -Hội An -Nhật Bản -Sông Hồng -Sôi động
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_4_bai_thanh_thi_o_the_ky_xvi_xvii_tran_thi.docx