Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 2

Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 2

Tiết 1:Tập đọc

Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)

Mục tiêu :

 1.Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ và và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn,biết ngắt nghỉ đúng

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC

 *Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.

Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 16.

Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:

Bài văn được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)

 

doc 20 trang xuanhoa 12/08/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
-----------a&b----------
Khối 4
TUẦN 2
Từ ngày 27 /09 /2021 đến 01/ 10/2021
Thứ
Tiết
Môn
Tên Bài Dạy
Ghi chú
Hai
1
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( tiếp theo)
2
Toán
Các số có sáu chữ số
3
LTVC
MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết
BA
1
Toán
Luyện tập
2
Chính tả
Mười năm cõng bạn đi học
Tư
1
Tập đọc
Truyện cổ nước mình
2
Toán
Hàng và lớp 
Bài tập 2: Làm 3 trong 5 số.
ĐC
3
LTVC
Dấu hai chấm 
Năm
1
Toán
So sánh các số có nhiều chữ số 
2
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
TLV
Thế nào là văn kể chuyện?
Sáu
1
Toán
Triệu và lớp triệu
2
TLV
Tả ngoại hình nhân vật .. 
ééééééééé----–&—----ééééééééé
TUẦN 2
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tiết 1:Tập đọc
Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
Mục tiêu :
 1.Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn,biết ngắt nghỉ đúng 
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
 *Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước 1: Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 16.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài văn được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 16.
Câu 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
Câu 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?( em đọc thầm đoạn 2 tìm ý trả lời)
 ....
Câu 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?( em đọc thầm đoạn còn lại tìm ý trả lời)
Câu 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, anh dũng, anh hùng?
 Bước 5: Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét ấm ức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý lời của Dế Mèn đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát. Đoạn tả trận địa mai phục của bọn nhện đọc với giọng căng thẳng, hồi hộp.Đoạn kết đọc với giọng hả hê, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm.
Bước 7 : Học thuộc lòng ý nghĩa của bài.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Toán 
Bài: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
 Mục tiêu 
Giúp HS:
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
 Ghi nhớ: Mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 
A. Đơn vị - Chục - Trăm
 1 đơn vị 	 1 Chục 1 trăm
 viết số : 1	 Viết số: 10	 Viết số: 100
B. Nghìn – Chục nghìn – Trăm Nghìn
10 trăm=1 nghìn 10 nghìn = 1chục nghìn 10 chục nghìn = 1trăm nghìn 
viết số : 1000	viết số : 10 000	viết số : 100 000
Bài 1. Viết (theo mẫu): a) Mẫu:
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1
100 000
1000
1
100 000
1000
100
1
100 000
10 000
1000
100
10
1
3
1
3
2
1
4
Viết số: 313 214.
Đọc số: Ba trăm mười ba nghìn hai trăm mười bốn.
b)
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
100 000
10
100 000
100
10
100 000
1000
100
10
1
100 000
10 000
1000
100
10
1
100 000
10 000
1000
100
10
1
Viết số: ......................................................
Đọc số : .........................................................................................................................
Bài 2: Viết theo mẫu :
Viết số
Trăm
Nghìn
Chục
Nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn
vị
Đọc số
425 671
4
2
5
6
7
1
bốn trăm hai mươi lăm nghìn sáu trăm bảy mươi mốt
369 815
5
7
9
6
2
3
bảy trăm tám mươi sáu nghìn 
sáu trăm hai mươi
Bài 3: Nối (theo mẫu)
 96315
 796315
 106315
 106827

Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm
Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy
Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
 Bài 4:Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm viết là: ........................................
b) Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu viết là: ....................
Chín trăm bốn mươi ba nghìn một trăm linh ba viết là: ....................
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Số ba mươi nghìn không trăm hai mươi lăm viết là:
A.3025	B. 30 025	 C. 300 025	 D. 3 000 025
Sau đó em làm bài trong vở bài tập Toán ( tập Một)
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
 Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
I/Nhận xét:
1/Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
2/ Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần.
 .
3/ Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
4/ Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:
a/ Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu ?
b/ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu ?
 I
I/Ghi nhớ
1/Mỗi tiếng thường có ba bộ phận:
 Thanh 
 Âm đầu 
 Vần
 2/Tiếng nào cũng phải có vần và thanh . Có tiếng không có âm đầu.
III/ Luyện tập
1/Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Nhiễu
nh
iêu
ngã
2/Giải câu đố sau :
 Để nguyên, lấp lánh trên trời
 Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
 ( Là chữ gì ?)
( Học thuộc phần ghi nhớ làm bài tập vào vở bài tập
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2021
Tiết 1: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số.
- Nắm được thứ tự số của các số có sáu chữ số.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: Viết theo mẫu :
Viết số
Trăm
Nghìn
Chục
Nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn
Đọc số
653 267
5
6
3
2
6
7
Sáu trăm năm mươi ba nghìn 
hai trăm sáu mươi bảy
4
2
5
3
0
1
Bảy trăm hai mươi tám nghìn ba trăm linh chín
425 736
Bài 2. a, Đọc các số sau: 2453 ; 65 243 ; 762 543 ; 53 620.
Mẫu: 2453 đọc là: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
65 243 đọc là: ..
762 543 đọc là: 
53 620 đọc là: 
 Bài 3 .Viết các số sau:
Bốn nghìn ba trăm: .
 Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười sáu: ..
 Hai mươi bốn nghìn ba trăm linh một: .
Một trăm tám mươi nghìn bảy trăm mười lăm: ..
 Ba trăm linh bảy nghìn bốn trăm hai mươi mốt: 
Chín trăm chín mươi chín nghìn chín trăm chín mươi chín .
Bài 4. (Hướng dẫn trình bài bài tập số 4 trang 10/SGK Toán 4)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
300 000 ; 400 000 ; 500 000 ; .................. ; .....; ........:
350 000 ; 360 000 ; 370 000 ; .................. ; .....; ........:
399 000 ; 399 100 ; 399 200 ; .................. ; .....; ........:
399 940 ; 399 950 ; 399 960 ; .................. ; .....; ........:
456 784; 456 785; 456 786 ; .................. ; .....; ........:
Sau đó em làm bài trong vở bài tập Toán ( tập Một)
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2021
Chính tả: ( Nghe – viết)
Bài: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
Mục tiêu: 
- Nghe , viết chính xác, trình bài đúng đoạn văn
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn: s / x; ăn / ăng.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Hướng dẫn trình bày vở: 
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 
( Lùi 2 ô viết) Chính tả : ( Nghe – viết)
 ( Lùi 3 ôviết) Bài : Mười năm cõng bạn đi học
Chú ý : Chữ đầu dòng bài viêt lùi vào 3 ô và viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng người, địa lí , khi viết hết dòng em xuống dòng thì lùi vào 2 ô , em trình bày rõ ràng cẩn thận, sạch đẹp , viết hoa tên riêng, theo quy tắc chính tả đã học.
Em chuẩn bị sách giáo khoa và vở chính tả.
Bước 1: Em đọc đoạn viết chính tả 3 lần 
Bước 2: Em tìm trong bài những từ khó viết và từ cần phải viết hoa vào vở nháp.
Ví dụ: Vinh Quang, khúc khuỷu, gập ghềnh, 
Bước 3: Em viết bài vào vở Chính tả.
 Bước 4: Em làm các bài trong vở bài tập Tiếng Việt
 Gợi ý cách làm:
 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau:
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát .......... (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế .............. (rằng/rằn):
- Thưa ông ! Phải .............. (chăng/chăn) lúc ra ngoài, tôi vô ý giẫm vào chân ông?
- Vâng, nhưng .......... (sin/xin) bà đừng .......... (băn khoăn/băn khoăng), tôi không .......... (sao/ xao)!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để .......... (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
3. Giải câu đố:
a) Để nguyên - tên một loài chim
 Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
 Là chữ .......... và chữ ..........
b) Để nguyên – vằng vặc trời đêm
 Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
 Là chữ .......... và chữ ..........
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
Tiết 1: Tập đọc
Bài TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH ( trích)
Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc thành tiếng 
 + Đọc đúng các tiếng , từ khó ,dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :sâu xa, rặng dừa nghiêng soi, truyện cổ, đẽo cày, 
 + Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi kho tàng truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; Học thuộc 10 dòng đầu hoặc 12 dòng cuối của bài thơ.)
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước 1: Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 20.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 20.
Câu 1:Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Câu 2:Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
 ....
Câu 3:Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta ?
Câu 4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Bước 5 :Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu,vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý đọc với giọng tự hào,trầm lắng, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm.
Bước 7 : Học thuộc lòng bài thơ và ý nghĩa của bài thơ
 ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
Tiết 2: Toán
 Bài: HÀNG VÀ LỚP
Mục tiêu: Giúp HS: 
- Các hàng trong lớp đơn vị gồm : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm ba hàng : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng. 
- Giúp Các em tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. 
(Đ/c: BT2 :Làm 3 trong 5 số)
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Ghi nhớ: 
Lớp đơn vị gồm có 3 hàng : hàng đơn vị , hàng chục ,hàng trăm .
Lớp nghìn gồm có 3 hàng : Hàng nghìn , hàng chục nghìn , hàng trăm nghìn 
Bài 1. Viết theo mẫu:
Viết số
Viết số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai
54312
5
4
3
1
2
Bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười ba
54302
6
5
4
3
0
0
Chín mươi hai nghìn tám trăm
Bài 2: (Làm 3 trong 5 số)
a) Đọc các số sau và cho biết chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào?
46 307 ; 56 032 ; 123 517 ; 305 804 ; .
Mẫu: 46 307 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy.
 Chữ số 3 trong số 46 307 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
56 032 đọc là: 
123 517 đọc là: 
305 804 đọc là: 
 b) Ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số ở bảng sau:
Số
38 735
67 021
79 518
302 671
715 519
Giá trị của chữ số 7
700
BÀI 3. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):
52 314 ; 503 060 ; 83 760 ; 176 091.
Mẫu: 52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4.
503 060 = .
83 760 = .
176 091 = .
Bài 4: Viết số, biết số đó gồm: (Theo mẫu)
Mẫu: a) 5 trăm nghìn, 7 trăm, 3 chục và 5 đơn vị = 500 735
b) 3 trăm nghìn, 4 trăm và 2 đơn vị = 
c) 2 trăm nghìn, 4 nghìn và 6 chục = 
d) 8 chục nghìn và 2 đơn vị = .
Bài 5.. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
Mẫu: Lớp nghìn của số 832 573 gồm các chữ số: 8 ; 3 ; 2.
a) Lớp nghìn của số 603 786 gồm các chữ số: ; ; .
b) Lớp đơn vị của số 603 785 gồm các chữ số: ; ; .
c) Lớp đơn vị của số 532 004 gồm các chữ số: ; ; .
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Mục tiêu:
1. Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trức 
2. Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
I/Nhận xét:
1/Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:
 Khôn ngoan đối dáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
hoài
h
oai
huyền
2/Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên ( Gợi ý: bắt vần nghĩa là giống phần vần )
3/Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
 Cai chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Tố Hữu
 .
4/ Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ?
 .
 .
5/Giải câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
 Để nguyên, mình laijthon thon
 Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
 ( Là chữ gì ?)
 Thứ năm ngày 30 tháng 09 năm 2021
Tiết 1: TOÁN 
Bài: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ.
 Mục tiêu : Giúp học sinh:	
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số ; số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: >; <; = ? (Em hãy so sánh hai số và điền dấu thích hợp vào chỗ ):
9999 ... 10000	653211 653211
99999 100000	43256 432510
726585 557652	845713 854713
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau:
59876;	651321;	499387;	902011
Số đó là: ..
Bài 3: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
2467;	28092;	943567;	932018
Bài 4: 
Số lớn nhất có ba chữ số là số nào? .
Số bé nhất có ba chữ số là số nào? .
Số lớn nhất có sáu chữ số là số nào? .
Số bé nhất có sáu chữ số là số nào? .
Sau đó em làm bài trong vở bài tập Toán ( tập Một)
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Kể chuyện 
Bài: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
Mục tiêu :
1 .Rèn kĩ năng nói : 
- Dựa vào lời câu chuyện HS kể lại được câu chuyện đã nghe phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên .
- Hiểu truyện , biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái , khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng .
2 . Rèn kĩ năng nghe : 
- Có khả năng nghe, kể chuyện, nhớ chuyện .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Nội dung câu chuyện:
 Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.
 Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
 Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
 Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.
 Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.
 Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.
 Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.
*Giải nghĩa từ ngữ trong câu chuyện:
Cầu phúc: cầu xin được điều tốt cho mình.
Giao long: loài rắn to còn gọi là thuồng luồng.
Bà góa: người phụ nữ có chồng bị chết.
Bước 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
 .......
+ Mọi người đối xử với bà ra sao?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ?
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ?
 .
+ Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì ? 
 .
+ Trong đêm lễ hội chuyện gì đã xảy ra ?
 .
+ Mẹ con bà góa đã làm gì ?
 .
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ?
 .
Bước 2: Em dựa vào các 4 tranh vẽ SGK Tiếng Việt 1( trang 8) và câu hỏi ở phần đọc chuyện để kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bước 3: Em kể lại toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe
Bước 5: Rút ra ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện cho em biết điều gì ?
+Theo em ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?.
(Gợi ý trả lời: Lòng tốt của hai mẹ con bà goá trong câu chuyện khiến cho em có suy nghĩ gì?)
 ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ năm ngày 30 tháng 09 năm 2021
Tiết 3: Tập làm văn
 Bài: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
Mục tiêu :
1. Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện . Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .
2. Bước đầu biết xâydựng một bài văn kể chuyện .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
I.Nhận xét
Câu 1:Em mở bài kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể đã học ở tiết kể chuyện trả lời câu hỏi trang 10 SGK Tiếng Việt 4:
a)Câu chuyện có những nhân vật nào?
b) Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
Mẫu : 
- Sự việc 1:
 Bà cụ đến lễ hội xin ăn —► không ai cho
- Sự việc 2: 
- Sự việc 3: 
 - Sự việc 4: 
- Sự việc 5: 
 .
- Sự việc 6: 
 .
c)Ý nghĩa của câu chuyện:
 .
Câu 2. (trang 11 SGK Tiếng Việt 4): 
Đọc bài văn:
Hồ Ba Bể
 Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
 Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ." Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
Theo DƯƠNG THUẤN
- Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp. làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.
- Thủy tộc: các loài vật sống dưới nước.
- Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.
- Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.
 Bài văn trên có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?
 Câu 3. (trang 11 SGK Tiếng Việt 4)
Theo em, thế nào là kể chuyện?
 ....
II. Em đọc thuộc phần Ghi nhớ :
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa.
Ví dụ minh họa
(1) Truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
Có nhân vật: Dế Mèn, Nhà Trò
Nội dung: Câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình.
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
(2) Truyện "Cây Khế"
Có nhân vật: Người anh, người em, con chim
Nội dung: Câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh.
Ý nghĩa: Câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng, thật thà
III. Luyện tập: ( Trang 11 SKG )
Câu 1:Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Gợi ý:
- Nhân vật xuất hiện: em, người phụ nữ, con của người phụ nữ ấy.
- Tình huống: em gặp một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường.
Câu 2: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? 
 .
Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
 Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán
 Bài: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU.
Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: Đếm thêm 1 triệu từ một triệu đến 10 triệu.
 1000000; 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
1 chục triệu	2 chục triệu	 3 chục triệu	 4 chục triệu
10 000 000	20 000 000	 .	 
5 chục triệu	6 chục triệu	 7 chục triệu 8 chục triệu
 . 	 .	 
 9 chục triệu	1 trăm triệu	 2 trăm triệu	 3 trăm triệu
 . .	 . 
Bài 3: Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0:
Mẫu: Mười lăm nghìn: 15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0
Ba trăm năm mươi nghìn: 
Sáu trăm: 
Một nghìn ba trăm: 
Năm mươi nghìn: 
Bảy triệu: 
Ba mươi sáu triệu: ..
Chín trăm triệu: ..
Sau đó em làm bài trong vở bài tập Toán ( tập Một)
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Tập làm văn
Bài: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Mục tiêu :
1. HS biết : Văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong truyện là người, là con vật , đồ vật, cây cối, được nhân hoá .
2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói , suy nghĩ của nhân vật .
3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
I.Nhận xét:
1. Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp.
Gợi ý:
Em nhớ lại trong hai câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Sự tích hồ Ba Bể.
Trả lời:
Truyện
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
a) Nhân vật là người
- ..
- 
- ..
b)Nhân vật là vật 
(con vật, đồ vật, cây cối, )
- 
- .
- 
2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:
Gợi ý:Em đọc lại truyện, chú ý các hành động và lời nói của các nhân vật rồi trả lời.
Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật. Căn cứ vào đâu mà em nhận xét vậy ?
a) Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Dế Mèn: .
Căn cứ vào: 
b) Trong Sự tích hồ Ba Bể:
Mẹ con bà góa: . 
Căn cứ vào: 
II. Luyện tập
1. Nhân vật trong câu chuyên sau đây là những ai ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận nhận xét như vậy ?
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
Gù : (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.
Gợi ý:
a)Những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện:
........................................................................................................
b. Bà nhận xét về tính cách của từng đứa cháu:
( Gợi ý: Em xem lại hành động của từng nhân vật sau khi ăn cơm xong rồi rút ra nhận xét)
- Ni-ki-ta: . 
- Gô-sa: .
- Chi-ôm-ca: 
c.Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ?Vì sao bà có nhận xét như vậy:
Trả lời:
2. Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:
Gợi ý:
 Em hình dung sự việc đã cho và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng:
- Bạn nhỏ phạm lỗi biết quan tâm đến người khác sẽ chạy lại, đỡ em bé dậy, phủi sạch bụi và vết dơ trên quần áo rồi xin lỗi và dỗ dành em bé...
- Bạn nhỏ phạm lỗi không biết quan tâm đến người khác sẽ bỏ mặc em bé khóc, tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... như không có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện theo hướng đầu nhằm nêu gương tốt còn câu chuyện theo hướng sau nhằm phê phán để người khác không nên làm như thế.
Trả lời:
a)Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác:
b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_4_tuan_2.doc