Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 - Tuần 10, Tiết 1: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I - Trần Thị Huyền
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy các bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc.
- Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: phấn màu, phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL đã học trong 9 tuần qua.
- Học sinh: vở viết, nháp
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 - Tuần 10, Tiết 1: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 1: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy các bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc. - Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 3. Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL đã học trong 9 tuần qua. - Học sinh: vở viết, nháp CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 1-2’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1.Giới thiệu bài: - Trong tuần 10, chúng ta sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 9 tuần qua. - Tiết học này cô sẽ kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Hát tập thể - Lắng nghe 15-16’ 2.2. Kiểm tra TĐ và HTL: Mục tiêu: HS được ôn lại các bài tập đọc đã học. - Gọi khoảng 1/3 số HS trong lớp lên kiểm tra lấy điểm. Cách thức: + Gọi HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong khoảng 1 - 2 phút). + HS cầm sách đọc (hoặc HTL) bài theo chỉ định trong phiếu. + GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời. + Đánh giá, cho điểm - HS được gọi lên đọc bài. - Các HS còn lại đọc thầm SGK, theo dõi bạn đọc. - Lắng nghe 7-8’ 2.3. Bài tập 2 MT: HS ghi lại những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” vào bảng theo mẫu. - Nêu câu hỏi: + Những bài TĐ như thế nào là truyện kể? + Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”? - YC HS đọc thầm lại các truyện: “Dế Mèn ”, “Người ăn xin”, suy nghĩ, trao đổi theo cặp làm bài. - Gọi HS làm bài trên phiếu lên bảng trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - Lắng nghe - 1 - 2 HS TL - 2 HS kể tên - HS trao đổi làm bài vào nháp, 2 nhóm làm bài vào phiếu khổ to - HS khá, giỏi trình bày - Nhận xét - Chữa bài 7-8’ 2.4. Bài tập 3 MT: Trong các bài TĐ trên, tìm được đoạn văn có giọng đọc: a- Thiết tha, trìu mến b- Thảm thiết c- Mạnh mẽ, răn đe - Gọi HS đọc diễn cảm 2 bài TĐ - YC HS tìm nhanh trong 2 bài TĐ nêu trên đ.văn tương ứng với các giọng đọc. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - Cho HS thi đọc diễn cảm thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. - Nhận xét - 1 HS đọc YC - 2 HS đọc - HS nghe và đánh dấu đoạn vào SGK - 3 HS - Lắng nghe - 3 HS thi đọc, mỗi em đọc cả 3 đoạn - Lắng nghe 1-2’ 1-2’ 3.Củng cố 4. Dặn dò - Nhận xét tiết học. YC HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 2: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; - Trình bày đúng bài “Lời hứa”. 2. Kĩ năng: - Trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 3. Thái độ: HS rèn tính cẩn thận khi viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu khổ A3 làm BT3 - Học sinh: vở viết, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 1-2’ 21-21’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. HD HS nghe viết: MT: Viết bài “Lời hứa” - Trong tiết học ôn tập thứ 2, các con sẽ luyện nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý của một cậu bé. Tiết học này còn giúp các con ôn tập lại các quy tắc viết tên riêng. - Đọc bài “Lời hứa”, giải nghĩa từ: trung sĩ. - YC HS đọc thầm bài văn, lưu ý các từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày bài, cách viết các lời thoại. - GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết (nhắc lại 2 lần). - Hát tập thể - Lắng nghe - HS theo dõi SGK - HS đọc thầm SGK - HS viết vở ô li 4-5’ 2.3. Bài tập 2 MT: Dựa vào ND bài chính tả “Lời hứa”, trả lời các câu hỏi. - GV đọc lại bài chính tả 1 lượt, YC HS soát lỗi, ghi số lỗi và tự sửa những lỗi viết sai.HS - Nhận xét 7 - 10 bài. - Nhận xét chung - YC HS trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi SGK. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 2 HS cùng bàn đổi vở cho nhau soát lỗi, tự sửa lỗi. - Lắng nghe - 1 HS đọc YC - Trao đổi theo cặp - 4 HS TL - Nhận xét 4-5’ 2.4. Bài tập 3 MT: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu - Nhắc HS: + Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LT&C tuần 7 (tr.68), tuần 8 (tr.78). + Phần quy tắc cần ghi vắn tắt. - YC HS làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu. - Gọi HS trình bày - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - 2 HS đọc - HS mở SGK, đọc thầm lại - HS làm bài - 2 HS lên bảng trình bày - Chữa bài 1-2’ 1-2’ 3. Củng cố 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. YC HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 3: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”. 2. Kĩ năng: - HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự. 3. Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL đã học trong 9 tuần qua. - Học sinh: vở viết, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 1-2’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Tiết học này cô sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Đồng thời hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”. - Hát tập thể - Ghi bài 20’-22’ 2.2. Kiểm tra TĐ và HTL: Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung và luyện đọc được các bài tập đọc đã học. - Gọi khoảng 1/3 số HS còn lại trong lớp lên kiểm tra lấy điểm. + Gọi HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong khoảng 1 - 2 phút). + HS cầm sách đọc (hoặc HTL) bài theo chỉ định trong phiếu. + GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời. - Đánh giá, cho điểm. - HS được gọi lên đọc bài. - Các HS còn lại đọc thầm SGK, theo dõi bạn đọc. - Lắng nghe 8-9’ 2.3.Bài tập 2 MT: Dựa vào ND các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”, ghi vào bảng những điều cần ghi nhớ. - YC HS tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”. - YC HS đọc thầm lại các truyện: “Một người chính trực”, “Những hạt thóc giống”, “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”, “Chị em tôi”, suy nghĩ, trao đổi theo cặp làm bài. - Gọi HS làm bài trên phiếu lên bảng trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - Cho HS thi đọc diễn cảm 1 đ.văn, minh họa giọng đọc phù hợp với ND của bài mà các em vừa tìm. - 1 HS đọc YC - HS đọc mục lục SGK - 2 HS kể tên - HS trao đổi làm bài vào nháp - 2 nhóm làm bài vào phiếu khổ to -HS khá, giỏi - HS trình bày - Nhận xét - Chữa bài - 3 HS thi đọc 2-3’ 1-2’ 3. Củng cố 4. Dặn dò - Hỏi: Những truyện kể các con vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì? - Nhận xét tiết học. YC HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - 1-2 HS nêu - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 4: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc 3 chủ điểm đã học: “Thương người như thể thương thân”, “Măng mọc thẳng”, “Trên đôi cánh ước mơ”. 2. Kĩ năng: Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 3. Thái độ: HS tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu khổ A3 làm BT 1, 3 - Học sinh: vở viết, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 1-2’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Hỏi: Từ đầu năm học tới nay, các con đã được học những chủ điểm nào? - Ghi tên các chủ điểm lên bảng - Giới thiệu: Các bài học TV trong 3 chủ điểm ấy đã cung cấp cho các con một số từ, thành ngữ, tục ngữ cùng hiểu biết về dấu câu. Trong tiết học hôm nay, các con sẽ hệ thống lại vốn từ ngữ, ôn lại kiến thức về dấu câu. - Hát tập thể - 1-2 HS TL - Quan sát - Ghi vở 13-14’ 2.2.Bài tập 1 MT: Ghi lại các từ ngữ đã học theo 3 chủ điểm. - YC HS mở SGK, xem lướt lại ND các bài MRVT trong các tiết LT&C đã học. - Phát phiếu cho các nhóm, YC HS trao đổi nhóm 4, tìm từ ngữ ghi vào phiếu. - Cho mỗi nhóm cử 1 đại diện chấm chéo bài làm của nhóm bạn. - Nhận xét, tính điểm thi đua. - 1 HS đọc YC - HS mở SGK, xem lại các kiến thức - HS làm việc theo nhóm 4, làm xong dán bài lên bảng - Mỗi nhóm cử 1 đại diện - HS khá - Nhận xét 8’ 2.3. Bài tập 2 MT: Tìm 1 thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm. Đặt câu với th/ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ. - YC HS tìm trong SGK thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm. - Gọi HS nêu các thành ngữ, tục ngữ mình tìm được. - YC HS suy nghĩ, đặt câu vào vở. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. - Nhận xét. - 1 HS đọc YC - HS mở SGK, đọc thầm lại và tìm - 4 - 5 HS nêu - HS làm vào vở - 4 - 5 HS - Nhận xét 10’ 2.3. Bài tập 3 MT: Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu. - YC HS đọc lại ND các kiến thức cần ghi nhớ SGK tr.22, tr.82 SGK, trao đổi theo cặp, viết câu trả lời vào phiếu. (Nhắc HS cần nêu VD) - Gọi HS trình bày - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - HS trao đổi nhóm 2, ghi ra phiếu - 2 HS trình bày -HS khá - Nhận xét - Chữa bài 1-2’ 1-2’ 3.Củng cố 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. YC HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 5: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. 2. Kĩ năng: - HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.. 3. Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL đã học trong 9 tuần qua. - Học sinh: vở viết, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 2-3’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Tiết học này cô sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Đồng thời hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc của các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”. - Hát tập thể - Lắng nghe 16-17’ 2.2.Kiểm tra TĐ và HTL: - Gọi những HS còn lại trong lớp lên kiểm tra lấy điểm. + Gọi HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong khoảng 1 - 2 phút). + HS cầm sách đọc (hoặc HTL) bài theo chỉ định trong phiếu. + GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời. - Đánh giá, cho điểm - HS chưa được kiểm tra lên đọc - Các HS còn lại đọc thầm SGK, theo dõi bạn đọc. - Lắng nghe 6-7’ 2.3.Bài tập 2: MT: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” theo mẫu. - YC HS đọc thầm lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”, suy nghĩ, trao đổi theo nhóm 4 làm bài. - Cho các nhóm lên bảng trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - HS trao đổi, làm bài vào phiếu - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét - Chữa bài 6-7’ 2.4.Bài tập 3: MT: Ghi chép về các nhân vật trong các bài TĐ là truyện kể đã học theo mẫu - YC HS tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm. - YC HS đọc thầm lại các truyện: “Đôi giày ba ta màu xanh”, “Thưa chuyện với mẹ”, “Điều ước của vua Mi-đát”, suy nghĩ, trao đổi theo cặp làm bài. - Gọi HS làm bài trên phiếu lên bảng trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - HS đọc mục lục SGK - 2 HS kể tên - HS trao đổi làm bài vào nháp - 2 nhóm làm bài vào phiếu khổ to - HS trình bày - Nhận xét - Chữa bài 1-2’ 1-2’ 3.Củng cố 4. Dặn dò - Hỏi: Các bài TĐ thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp các con hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. YC HS về nhà tiếp tục luyện đọc. - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - 1-2 HS nêu - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Môn: TIẾNG VIỆT GV : Trần Thị Huyền Tiết 6: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về Loại từ; Từ loại đã học ở nửa đầu học kì I. 2. Kĩ năng: Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. 3. Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: phấn màu, phiếu học tập - Học sinh: SGK, vở viết, nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 1-2’ 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Những tiết LT&C đã học thời gian qua đã giúp các con biết cấu tạo của tiếng, hiểu thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ và động từ. Bài học hôm nay giúp các con làm một số bài tập nhằm ôn lại các kiến thức đó. - Hát tập thể - Lắng nghe, ghi vở 3-4’ 2.2.Bài tập 1 Đọc đoạn văn - Gọi HS đọc to đoạn văn. - 1 HS đọc YC - 2 HS đọc - Cả lớp đọc thầm 7-8’ 2.3.Bài tập 2 MT: Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo: a- Tiếng chỉ có vần và thanh b- Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh - HD HS tìm tiếng điền vào bảng (như HD SGV) - YC HS làm bài vào vở. - Gọi HS chữa bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - HS làm bài vào vở - 2 HS chữa - Chữa bài 9-10’ 2.4.Bài tập 3 MT: Tìm trong đoạn văn: - 3 từ đơn - 3 từ láy - 3 từ ghép - Hỏi lại: + Thế nào là từ đơn? + Thế nào là từ ghép? + Thế nào là từ láy? - YC HS tìm từ và ghi vào vở - Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - 3 HS TL - HS làm vào vở - 3 HS lên bảng - Nhận xét 9-10’ 2.5.Bài tập 4 MT: Tìm trong đoạn văn: - 3 danh từ - 3 động từ - Hỏi lại: + Thế nào là danh từ? + Thế nào là động từ? - YC HS tìm từ và ghi vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc YC - 2 HS TL - HS làm vào vở - 2 HS lên bảng - Chữa bài 1-2’ 1-2’ 3.Củng cố 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - YC HS về nhà làm thử bài luyện tập tiết 7, 8; chuẩn bị giấy bút để kiểm tra giữa học kì. - Lắng nghe *ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_4_tuan_10_tiet_1_on_tap_va_kiem.docx