Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 27 - Bài: Con sẻ

Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 27 - Bài: Con sẻ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có khả năng

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa của các từ mới: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn,.

- Trả lời được các câu hỏi trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng ngắt nghỉ hơi đúng, đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; kĩ năng đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ ngữ, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

3. Thái độ

- Có sự cảm phục tấm lòng dũng cảm của chim sẻ già.

- Giáo dục HS có lòng dũng cảm trước mọi khó khăn, nguy hiểm.

- Có ý thức bảo vệ các loài động vật, bảo vệ thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, kế hoạch bài giảng, đồ dùng dạy học.

- HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

 

docx 5 trang xuanhoa 10/08/2022 3230
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 27 - Bài: Con sẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TẬP ĐỌC LỚP 4
BÀI: CON SẺ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có khả năng
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa của các từ mới: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn,...
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. 
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng ngắt nghỉ hơi đúng, đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; kĩ năng đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ ngữ, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
3. Thái độ
- Có sự cảm phục tấm lòng dũng cảm của chim sẻ già. 
- Giáo dục HS có lòng dũng cảm trước mọi khó khăn, nguy hiểm.
- Có ý thức bảo vệ các loài động vật, bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, kế hoạch bài giảng, đồ dùng dạy học.
- HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (2 phút) GV cho cả lớp hát.
2. Khởi động: (3-4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài: “Dù sao trái đất vẫn quay”.
+ HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ HS2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Lòng dung cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
- GV cho HS khác nhận xét, GV nhận xét, khen thưởng.
3. Khám phá: (30-32 phút)
a) Giới thiệu bài: (2 phút) Con sẻ
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi: 
 + Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 - GV: Bài học hôm nay các em sẽ được biết về một câu chuyện ca ngợi về lòng dũng cảm của một con sẻ bé bóng khiến cho một con người phải kính cẩn nghiêng mình trước nó. 
- GV viết đề bài lên bảng, yêu cầu vài HS nhắc lại
b) Luyện đọc (10-12 phút) 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Bài có mấy đoạn?
- GV chốt 5 đoạn.
+ Bài đọc với giọng như thế nào?
- GV hướng dẫn giọng đọc của bài: Gv lưu ý HS khi đọc bài này cần có giọng kể linh hoạt, khi thì khoan thai, hồi hộp, tò mò (đoạn 1) khi thì hồi hộp căng thẳng (lúc sẻ già đối đầu với chó săn) khi thì chậm rãi, thán phục thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả với sẻ già.
- GV mời 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
 + GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 + Kết hợp luyện đọc một số từ khó, HS trong lớp thường dễ phát hiện âm sai dựa vào phần đọc vừa rồi của HS ví dụ: tuồng như, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết, cứu con, khản đặc, kính cẩn nghiêng mình,...
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
 + GV giải nghĩa các từ mới có trong bài.
 + Hướng dẫn HS đọc câu khó, chú ý cách ngắt nghỉ đúng để gây ấn tượng, không gây hiểu lầm về nghĩa: “Bỗng/ từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.”
- Gọi 2, 3 HS đọc lại câu khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4, bài có 5 đoạn nên HS đọc tốt có thể đọc 2 đoạn.
- Gọi 1, 2 nhóm đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Gọi 1HS đọc toàn bài
- GV nhận xét
- GV đọc lại toàn bài, thể hiện được giọng đọc của từng đoạn.
c) Tìm hiểu bài (10-12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
 + Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Y/cầu HS 1 đọc tiếp đoạn 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.
 + Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
 + Đoạn 2 có nội dung chính là gì?
- Y/cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi
 + Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
 + Đoạn 3 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu một HS đọc đoạn 4 thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 + Em hiểu từ ngữ “một sức mạnh vô hình” trong câu “Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì?
=> GV chốt lại: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng làm mẹ của con sẻ khiếp nó dù sợ khiếp con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
- Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao tác giả lại bày tỏ lòng kính phục của mình đối với con chim sẻ bé nhỏ?
+ Đoạn 4, 5 muốn nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và cho biết nội dung chính của bài?
- Nhận xét, chốt nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của sẻ già.
- GV ghi ý chính của bài lên bảng.
- Gọi 1-2 HS đọc lại nội dung của bài.
- GV nêu ý nghĩa giáo dục: Các em phải biết thêm yêu quý các loài động vật, yêu thương đồng loại và sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ khi người khác gặp khó khăn nhé.
d) Đọc điễn cảm (5-6 phút)
- Gọi 1HS đọc lại toàn bài.
- Bạn đọc bài với giọng như thế nào?
- Cho HS nhắc lại giọng đọc của bài
- GV nêu lại giọng đọc của bài, từ nhấn giọng
- GV đưa bảng phụ có ghi đoạn cần luyện lên bảng (đoạn 2 và 3).
- Yêu cầu HS lên bảng đánh dấu những chỗ cần ngắt giọng, gạch chân từ cần nhấn giọng.
- HS nhận xét, GV chỉnh sửa nếu sai. 
- GV đọc diễn cảm với giọng hồi hộp căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả hình ảnh sẻ già gan góc, lao xuống cứu con bất chấp nguy hiểm.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm luyện đọc diễn cảm và yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm đoạn Gv vừa đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: (3-4 phút)
- Gọi 2 HS nêu nội dung chính của bài.
*Mở rộng: Sẻ mẹ đã bất chấp nguy hiểm lao xuống cứu con, đól à tình mẫu tử thiêng liêng. Cũng như các con bố mẹ đã làm rất nhiều việc thể hiện tình cảm của mình. Vậy bố mẹ thường làm gì cho các con? Những việc làm đó thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Bố mẹ luôn là người bên cạnh chăm sóc, hi sinh, sẻ chia mọi điều trong cuộc sống với các em. 
- Vậy bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì để đền đáp công ơn của bố mẹ?
- GV chốt lại bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- HS hát.
- 2 HS lần lượt lên bảng:
+ HS1: Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quanh xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
+ HS2: Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, mặc dù biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng.
- HS chú ý theo dõi.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Bức tranh vẽ hình ảnh một con chó săn đang lao vào tấn công một con chim sẻ con và gặp sự liều lĩnh, dũng cảm chống trả quyết liệt của một con chim sẻ mẹ, phía sau có một người đang đứng nhìn.
- HS lắng nghe.
- HS viết đề bài vào vở.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- 2-3HS nêu
- Có 5 đoạn.
+ Đ.1: Tôi đi dọc ... từ trên tổ xuống. 
+ Đ.2: Con chó chậm ... răng của con chó.
+ Đ.3: Sẻ già lao đến ... nó xuống đất.
+ Đ.4: Con chó của ... đầy thán phục.
+ Đ.5: Đoạn còn lại.
- 2HS nêu
- HS lắng nghe.
- 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS lắng nghe và luyện đọc cá nhân.
- HS luyện đọc từ khó.
- 5 HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS chú ý lắng nghe, cùng giải nghĩa của các từ với GV.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 1, 2 nhóm đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS chú ý theo dõi.
- 1HS đọc
- Theo dõi
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần con sẻ non. 
 + Nói về con chó gặp con sẻ non rơi từ trên tổ xuống.
- 1 HS đọc, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
 + Đột ngột một con sẻ già lao từ trên cây xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại).
 + Nói lên hành động dũng cảm của sẻ già cứu sẻ non.
- 1 HS đọc bài.
 + Con sẻ mẹ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó: lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy lại hai, ba bước về phía cái mỏm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con,...
 + Miêu tả hình ảnh dũng cảm quyết liệt cứu con của sẻ già.
- 1 HS đọc đoạn 4, thảo luận và các nhóm tiếp nối nhau phát biểu:
 + Đó là sức mạnh của tình mẹ con dù nguy hiểm nó vẫn lao xuống vì thương con.
 + Đó là một sức mạnh tự nhiên khi sẻ già thấy con mình bị nguy hiểm đã lao xuống cứu con 
 + Sức mạnh xuất phát từ lòng thương con khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng khiến cho con người phải cảm phục.
- Đoạn 4, 5 nói lên sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS ghi bài.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc
- 1-2HS nêu
- 2-3HS nêu lại giọng đọc
- Theo dõi, lắng nghe
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng đánh dấu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm cả bài.
- HS nhận xét và tuyên dương bạn.
- 2 HS nêu nội dung chính của bài.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS lắng nghe.
- 2-3HS trả lời
- HS theo dõi.
 IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO: (1 phút)
Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm bài văn và chuẩn bị bài: Kiểm tra giữa HK II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tap_doc_4_tuan_27_bai_con_se.docx